26 thg 6, 2013

Trích từ sách Chân Đế và Tục Đế (Hòa thượng Thondara giảng )

Mặc dầu tám giới được giữ trong những ngày trai giới, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chỉ giữ tám giới trong những ngày trai giới thôi. Bạn có thể giữ tám giới trong bất kỳ ngày nào, một hay nhiều ngày tùy theo sự thuận tiện và lợi ích cho bạn.


Người giữ gìn giới luật trong sạch sẽ sinh vào cảnh giới an vui ở cõi trời hay cõi người. Người giữ giới sẽ được trường thọ, sẽ có dáng vẽ đẹp đẽ, dễ thương. Giới luật là sự hỗ trợ lớn lao cho bạn trên đường tiến đến Niết Bàn. Người giữ giới luật còn có phước báu lớn lao hơn cả sự bố thí nữa. 



3. Tham Thiền (Bhāvanā) 


Samatha có nghĩa là làm cho an tịnh, tĩnh lặng các phiền não, giữ tâm trong sự an tịnh, tĩnh lặng. Chữ Bhāvanā có nghĩa là tinh tấn để phát triển. Như vậy Samatha Bhāvanā có nghĩa là nỗ lực tinh tấn phát triển sự an tịnh, tĩnh lặng, hay làm lắng đọng phiền não và giữ tâm an tịnh, tĩnh lặng. Nói một cách ngắn gọn thì Samatha Bhāvanā có nghĩa là nỗ lực tạo cho tâm an tịnh, tĩnh lặng.


Samatha có nghĩa là tập trung tâm ý trên đề mục và đốt cháy mọi phiền não.

Thiền Minh Sát ( Vipassanā Bhāvanā) 

Vipassanā có nghĩa là thấy một cách rõ ràng. Bhāvanā có nghĩa là cố gắng để phát triển. Như vậy Vipassanā Bhāvanā có nghĩa là cố gắng phát triển để thấy một cách rõ ràng. Thấy một cách rõ ràng ở đây là thấy bản chật thật sự của sự vật hay của vật chất và tâm. Hay thấy rõ vật chất và tâm là Vô Thường, Bất Toại Nguyện và Không có bản chất, không có cốt lõi hay vô ngã. 
... 
Tuy nhiên, chỉ nghe giảng giải về giáo pháp hay chỉ hiểu biết những điều tôi đã giảng giải cho các bạn thì chưa đủ. Điều quan trọng là bạn hãy đem những gì bạn đã hiểu biết ra thực hành. Có nghĩa là đừng làm những gì không nên làm.
Do làm những việc gì bạn phải làm và không làm những gì bạn không nên làm, bạn trở thành người Phật tử chân chánh tốt đẹp.







2. Làm thế nào để có một đời sống tại gia an vui hạnh phúc? 


"Nếu các bạn muốn sống một đời sống thế tục, vui hưởng những thú vui trần thế và sau khi chết được sinh vào lạc cảnh thì các bạn phải tránh làm 7 điều sau đây và có đức tin không thối chuyển vào Tam Bảo.
Bảy pháp cần phải tránh là:
1. Các bạn không muốn bị người khác giết hại. Người khác cũng vậy, họ không muốn ai giết hại họ. Vậy hãy tránh xa sự giết hại chúng sanh.
2. Các bạn không muốn của cải tài sản của mình bị lấy cắp hay bị dùng vũ lực tước đoạt. Những người khác cũng vậy, họ không muốn tài sản của họ bị lấy cắp hay bị dùng vũ lực tước đoạt. Vậy hãy tránh xa sự lấy cắp hay dùng vũ lực tước đoạt của cải của kẻ khác.
3. Các bạn không muốn người khác xâm phạm tiết hạnh vợ con, chị em và phụ nữ thân yêu của các bạn. Người khác cũng vậy, họ cũng không muốn ai xâm phạm tiết hạnh vợ con, chị em và phụ nữ thân yêu của họ. Do đó, hãy tránh xa sự xâm phạm tiết hạnh của kẻ khác.
4. Các bạn không muốn bị ai dối gạt. Người khác cũng vậy. Bởi thế hãy tránh xa sự nói lời không thật làm tổn hại đến lợi ích của kẻ khác.
5. Các bạn không muốn ai nói lời nói xấu xa gây chia rẽ. Người khác cũng vậy. Bởi thế, hãy tránh nói lời nói xấu xa gây chia rẽ.
6. Các bạn không muốn nghe lời thô lỗ cộc cằn. Người khác cũng vậy. Bởi thế, hãy tránh nói lời thô lỗ cộc cằn.
7. Các bạn không muốn nghe những lời nói vô ích, làm mất thời giờ quý báu của các bạn. Người khác cũng vậy. Bởi thế, hãy tránh xa sự nói lời nói vô ích, làm mất thì giờ kẻ khác.

Sau khi Đức Phật giảng dạy 7 pháp trên, Ngài dạy họ phải có đức tin vững chắc vào Tam Bảo, nghĩa là có đức tin vào Phật, Pháp, Tăng.

Theo truyền thống Phật giáo, bạn có thể nghĩ rằng: "Tôi có đức tin vững chăc vào Tam Bảo", nhưng thật ra bao lâu bạn chưa đạt quả Tu Đà Huờn bạn không thể nào có đức tin vững chắc vào Phật, Pháp, Tăng được. Có thể trong kiếp sống nầy bạn có đức tin vào Tam Bảo, nhưng đức tin nầy chưa đủ mạnh để có thể có được đức tin vào Tam Bảo trong kiếp kế tiếp.
Như vậy, khi Đức Phật dạy những người trong làng Veludvara hãy có đức tin vững chắc vào Tam Bảo, Đức Phật đã gián tiếp bảo họ thực hành thiền Minh Sát ít nhất cho đến khi đạt đạo quả Tu Đà Huờn. Bởi vì khi đạt quả Tu Đà Huờn bạn có đức tin vững chắc vào Tam Bảo và đức tin nầy có đủ sức mạnh để kéo dài đến kiếp sau.

Sau đây là tóm lược cách hành thiền minh sát: .......
 Nhớ kỹ một điều là: Không phải chỉ khi nào tâm ở đề mục chính mới tốt còn ở đề mục phụ không tốt. Bao lâu thiền sinh chú tâm chánh niệm trên đề mục hiện tại là đã hành thiền tốt đẹp. Dầu trong một giờ tâm có ở đề mục phụ ngàn lần nếu vẫn chánh niệm ghi nhận được là thiền sinh đã hành thiền đúng và tốt. 




3. Những điều cần biết liên quan đến Nghiệp


 

Đức Phật trong một bài pháp gồm bốn điểm đã dạy chúng ta làm thế nào để có một đời sống tốt đẹp trong hiện tại:

1. Phải luôn luôn siêng năng trong tất cả mọi công việc.
2. Khi có tài sản rồi thì phải biết giữ gìn của cải đã có, không phung phí, không làm tiêu tan tài sản.
3. Phải biết quân bình những gì mình có được và những gì mình tiêu xài.
4. Phải thân cận bạn lành để những người nầy có thể giúp mình trong những trường hợp cần thiết.



 4. Thánh Tu Đà Huờn



Ngài Xá Lợi Phất trả lời: "Bạch Đức Thế Tôn, có bốn yếu tố giúp thiền sinh trở thành bậc Tu Đà Huờn:

1. Thân cận bậc thiện trí thức.
2. Nghe giáo pháp từ bậc thiện trí thức.
3. Có sự chú tâm sáng suốt.
4. Thực hành thiền dẫn đến Niết Bàn.
 Bạn chỉ có đức tin bền vững khi nào chính bạn đã kinh nghiệm được giáo pháp của Đức Phật bằng trí tuệ nội quán của mình.
Trong lúc hành thiền, khi tâm chánh niệm ghi nhận khắn khít với đề mục, thiền sinh chế ngự được các phiền não. Thiền sinh nhận thấy rằng khi thiền sinh ít tinh tấn hành thiền thì phiền não sẽ được chế ngự ít. Nếu tinh tấn hành thiền nhiều thì phiền não được chế ngự nhiều. Như vậy là thiền sinh đã có đức tin vào giáo pháp, đức tin nầy hơn hẳn đức tin truyền thống. Nhưng đức tin nầy cũng vẫn còn có thể bị lung lay và vẫn chưa đủ tốt đẹp.
 
 Thánh Tu Đà Huờn
những phiền não mà vị Tu Đà Huờn đã loại trừ.
Có mười loại phiền não:

1. Tham
2. Sân
3. Si (vô minh)
4. Mạn
5. Tà kiến
6. Nghi
7. Dã dượi, buồn ngủ
8. Bất an
9. Hỗ thẹn tội lỗi
10. Ghê sợ tội lỗi

Vị Tu Đà Huờn thoát khỏi sự tái sinh vào bốn ác xứ:

1. Địa ngục
2. Quỷ đói
3. A tu la
4. Súc sanh

5. Chân Đế và Tục Đế


*** (Mục đích của hành thiền minh sát là thấy bản chất vô thường, khổ và vô ngã hay tam tướng của vật chất và tâm. Biểu hiện của vô thường là sự biến đổi. Biểu hiện của khổ là sự sinh diệt. Biểu hiện của vô ngã là không điều khiển hay kiểm soát, không nắm bắt kịp và không có bản chất, vừa khởi sinh là đã rơi vào không).




 5. Phương pháp đặt câu hỏi về ba mươi hai thể trược 


Nếu chia cơ thể này ra làm ba mươi hai phần và đặt ba mươi hai câu hỏi, bạn sẽ hiểu rõ: chẳng có anh, tôi, đàn ông, đàn bà, con trai, con gái chi cả.  

Xin luôn luôn lưu ý là: tục đế là sự thật trong đời sống thế tục, chân đế là sự thật khi bạn hành thiền minh sát. Chúng ta phải luôn luôn tách rời tục đế ra khỏi chân đế. Đừng lẫn lộn tục đế với chân đế. Trước khi đạt quả tu-đà-huờn, chúng ta phải tự thúc ép mình tin vào chân đế: không có đàn ông, đàn bà, con trai, con gái, ghế, bàn, sông, núi, v.v...
Để thúc ép niềm tin vào chân đế, chúng ta phải nhập tâm phương pháp hỏi ba mươi hai thể trược. Mỗi tối, trước khi đi ngủ ta phải tự hỏi ba mươi hai câu thoại đầu:
- Tóc, lông, móng, răng, da,
- Thịt, gân, xương, tủy, thận,
- Tim, gan, màng nhầy, lá lách, phổi,
- Ruột già, ruột non, dạ dày, phẩn, não


(Đó là hai mươi thứ có đặc tánh cứng mềm nổi bậc còn gọi là những thứ thuộc về đất.)
- Mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ.
- Nước mắt, nước nhớt, nước mũi, nước miếng, nước khớp xương, nước tiểu.
(Đó là mười hai thứ có tính chất dính hút nổi bậc hay còn gõi là những thứ thuộc về nước.)
 




7. Ba loại Trí tuệ


Tiếp đó, nhờ tiếp tục hành thiền, thiền sinh lại thấy mọi sự vật, vật chất và tâm, biến chuyển không ngừng, vừa mới sinh ra đã diệt ngay tức khắc. Tuệ thấy rõ vô thường khổ vô ngã dần dần chín muồi, nhìn đến đâu thiền sinh cũng chỉ thấy vô thường khổ vô ngã. Tuệ thấy sinh diệt luôn luôn thường trực.

Trong sách vở người ta gọi trí tuệ đến do đọc kinh sách, do nghe hoặc do quán sát hời hợt gọi là "Văn Huệ". Trí tuệ đến do suy tư gọi là "Tư Huệ" và trí tuệ do thực hành gọi là "Tu Huệ".


 
8. Ví dụ điển hình về Ngón tay:...

9. Thân và Tâm, hay Danh và Sắc : ...

10. Giải về mười tám yếu tố căn, trần, thức :...

 11.Sự thấy :




Đức Phật dạy: "Cakkhu Māpi Yathā Ando", có nghĩa là: thiền sinh có mắt cũng làm như mù.
Lời dạy này khuyên ta đừng nhìn bất cứ thứ gì mà ta muốn. Nhưng không có nghĩa là ta phải luôn luôn nhắm mắt lại. Câu này có ý khuyên ta chánh niệm mỗi khi ta nhìn.


Giả sử bạn đang đi về hướng Bắc lại muốn nhìn một vật gì đó ở hướng Tây, bạn phải xoay đầu lại để nhìn. Bạn đừng xoay vội.
Khi có ý muốn phát sinh, đầu tiên bạn phải niệm muốn nhìn, muốn nhìn, muốn nhìn. Nếu không ghi nhận ý muốn nhìn, bạn sẽ lầm lẫn ý muốn này là tôi, nghĩa là tôi muốn nhìn. Đó là quan kiến sai lầm hay tà kiến.
Không phải là "tôi" muốn nhìn. Muốn nhìn chỉ là hiện tượng tâm ước muốn.
Nếu bạn niệm muốn nhìn, muốn nhìn, muốn nhìn vào lúc có ý muốn thì ý muốn trở thành đề mục để niệm và tâm ghi nhận sẽ trở thành tuệ minh sát. 
 

12. Sự nghe 
13. Sự ngửi
14. Sự nếm 
15. Sự tiếp xúc hay đụng 
16. Sự suy nghĩ
 17. Giải về đề mục chuyển động ở bụng và các đề mục phụ 
18. Giải về đề mục căn bản 
19. Giải về Thọ hay Cảm Thọ
 20. Bát chánh đạo trong thiền minh sát
 21.Bài pháp cuối





Có mười Ba La Mật hay mười sự hoàn thiện. Đó là:

1. Dāna: Bố thí.
2. Sīla: Trì giới
3. Nekkhamma: Xuất gia
4. Pañña: Trí tuệ
5. Viriya: Tinh tấn
6. Khanti: Nhẫn nhục
7. Sacca: Chân thật
8. Aditthana: Quyết định
9. Mettā: Từ
10. Upekkhā: Xả.

Có mười điều được gọi là mười bất thiện nghiệp mà người Phật tử không nên làm. Đó là:

1. Sát sanh; 2. Lấy của không cho; 3. Tà dâm; 4. Nói láo; 5. Nói hai lưỡi; 6. Nói cộc cằn thô lỗ; 7. Nói lời vô ích; 8. Tham; 9. Sân; 10. Tà kiến.
 
Mười điều thiện cần làm (Puñña kiriya Vatthuni):
Người Phật tử hành mười thiện nghiệp:

1. Bố thí (Dāna)
2. Trì giới (Sīla)
3. Tham thiền (Bhāvanā)
4. Tôn kính (Apacayana)
5. Phục vụ (Veyyavacana)
6. Hồi hướng phước báu (Pattidana)
7. Hoan hỷ với phước báu của kẽ khác (Pattanumodana)
8. Nghe Pháp (Dhammasavana)
9. Nói Pháp (Dhammadesana)
10. Có Chánh kiến (Diṭṭhijukamma)

Trước khi nhập Niết bàn, đức Phật tóm lược những lời giảng dạy của Ngài như sau: "Vaya Dhamma Saṅkhārā, Appamādena Sampādetha" có nghĩa là "Các pháp hữu vi (Vật chất và Tâm) đều không bền vững. Hãy chánh niệm." Lời dạy "Hãy Chánh Niệm" có nghĩa là bảo chúng ta hãy "tránh xa điều ác, làm các đều lành, và chánh niệm trên mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm." Một cách ngắn gọn là "chánh niệm trong mọi việc".






Chân Đế và Tục Đế 
Hòa thượng Thondara giảng 
Hòa thượng Kim Triệu hiệu đính và chú thích 
Tỳ kheo Khánh Hỷ soạn dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét