26 thg 11, 2014

Tự mình là ngọn đèn cho chính mình

Chính tại Beluvà, Thế Tôn khích lệ Tôn giả Ananda và các vị Tỳ kheo:
"Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình y tựa chính mình, chớ y tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỳ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác".
"Này Ananda, ở đời vị Tỳ kheo, đối với than, quán thân, tinh tấn, giác tỉnh, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham, ái, ưu, bi trên đời; đối với các cảm thọ ... đối với tâm ... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, giác tỉnh, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham, ái, ưu, bi trên đời.

Này Ananda, như vậy Tỳ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một gì khác dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ tựa, không nương tựa một gì khác".

Pháp kính

Tại Vadikà, Thế Tôn giảng về Gương pháp (Pháp kính), chính nhờ soi vào gương này, phàm là đệ tử xuất gia hay tại gia, chứng đạt pháp này sẽ tự tuyên bố về mình như sau:


"Đối với Ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta sẽ chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác”.


"Này Ananda, Pháp kính ấy là gì mà Thánh đệ tử, sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn sẽ tự tuyên bố về mình như sau: "Đối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không tái sinh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, ác xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác”? Này Ananda, vị Thánh đệ tử có chánh tín đối với Phật: “Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Vị ấy có chánh tín đối với Chánh pháp: “Chánh pháp được Thế Tôn khéo giảng dạy, thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối, đến để mà thấy, đưa đến giải thoát, được kẻ trí tự mình thâm hiểu". Vị ấy có chánh tín đối với chúng Tăng: “Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trực tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trí tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân tịnh tu hành, tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn đáng được nghênh đón, đáng được cúng dường, đáng được chiêm ngưỡng, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở trên đời”. Vị ấy đầy đủ giới hạnh, được bậc Thánh mến chuộng, được viên mãn không manh múng, được vẹn toàn không sứt mẻ, không tỳ vết, không ô nhiễm, những giới hạnh đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, hướng dẫn đến Thiền định.


"Này Ananda, chính Pháp kính này mà Thánh đệ tử sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn sẽ tự tuyên bố về mình như sau: "Đối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không tái sanh cõi bàng sanh, ngã quỷ, ác xứ, ác thú Ta đã chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác”.

18 thg 11, 2014

Lời Nói

1- Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm tội và không bị những người có trí chỉ trích. Thế nào là năm?
2- Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời liên hệ đến lợi ích, nói với lời từ tâm.

(Tăng chi Bộ Kinh, chương Năm Pháp, Phẩm Bà La Môn)

CHUYỆN CON BÒ ÐẠI HỶ (Tiền thân Nandivisàla)


Chỉ nói lời từ hoà...,

- Này các Tỷ-kheo, lời nói ác độc làm cho ngay cả loài thú vật cũng hiềm hận. Thuở trước, một thú vật đã làm cho một người nói lời ác phải mất một ngàn đồng tiền vàng.
...Chỉ nói lời từ hòa,
Không từ hòa, không nói....

12 thg 11, 2014

Có bao nhiêu loại trí nhớ

- Vậy có bao nhiêu loại trí nhớ, thưa đại đức ?
- Có tất cả mười bảy loại trí nhớ, tâu đại vương .
- Xin cho nghe?
- Vâng, xin đại vương hãy nghe:


Một là trí nhớ phi thường.
Hai là trí nhớ do cất đặt của cải, tài sản.
Ba là trí nhớ các ngày trọng đại hay hạnh phúc lớn.
Thứ tư, trí nhớ do kỷ niệm vui.
Thứ năm, trí nhớ do từng bị khổ đau.

Thứ sáu, trí nhớ do những hình ảnh quen thuộc.
Bảy là trí nhớ được tái hiện do mùi vị, âm thanh v.v...
Tám, trí nhớ do được nhắc lại.
Chín, trí nhớ do làm dấu, dấu hiệu.
Mười, trí nhớ do nhắc nhở nguyên nhân.
Mười một, trí nhớ do nhìn mặt chữ.
Mười hai, trí nhớ do ghi chép.
Mười ba, trí nhớ lâu xa do đắc túc mạng minh.
Mười bốn, trí nhớ do từ kinh sách, sử sách.
Mười lăm, trí nhớ do nhớ ý nghĩa.
Mười sáu, trí nhớ do huân tập, thói quen
Mười bảy, trí nhớ do nhờ học thuộc lòng.


Đức vua hỏi tiếp:

- Thế nào là trí nhớ phi thường?
- Đây là loại trí nhớ của ngài Ànada, chỉ nghe Đức Thế Tôn thuyết một lần là có thể thuyết lại giống y như thế; như sao y nguyên văn các kệ ngôn, đoản ngôn, ví dụ, so sánh v.v... Lại còn nhớ lâu, không quên. Đây cũng là trí nhớ của cận sự nữ Khujjutarà, chỉ nghe Đức Đạo Sư thuyết một lần là thuyết lại được, tâu đại vương .

10 thg 11, 2014

Kinh Pháp Cú

  

15 pháp hành để bắt đầu Niệm Rải Tâm Từ

1- Sakko: là người có khả năng, nghĩa là có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tính chân thật, có sức khoẻ tốt, có sự tinh tấn không ngừng, trí tuệ có khả năng hiểu biết rõ về pháp học và pháp hành.

2- Uju: là người ngay thẳng, chân thật, hành thiện pháp, không hề gian dối bằng thân, bằng khẩu.

Tâm Từ Được Thể Hiện Trong 3 Môn

1- Kāyakammamettā: Tâm từ được thể hiện ra bằng thân hành thiện với mọi người, mọi chúng sinh cả khi có mặt lẫn lúc vắng mặt.

2- Vacīkammamettā: Tâm từ được thể hiện ra bằng khẩu nói điều thiện với mọi người, mọi chúng sinh cả khi có mặt lẫn lúc vắng mặt.

3- Manokammamettā: Tâm từ phát sanh trong ý thức thiện tâm, cầu mong sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc lâu dài đến cho tất cả mọi người, mọi chúng sinh cả khi có mặt lẫn lúc vắng mặt.