18 thg 6, 2013

Mười bốn Tâm sở bất thiện có ảnh hưởng đến Tâm thức

Ghi nhớ: Tâm thức chỉ nhận biết về sự vật; tự nó, nó chẳng lành cũng chẳng ác. Chính do nơi các tâm sở, yếu tố tinh thần phụ hợp với tâm thức, mới xác định tính cách thiện ác cho tâm thức.
  • những ai ganh tị, phỉ báng, điếm nhục kẻ khác, thường phải chịu hậu quả trái ngược: kẻ hờn ghen gặp phải khó khăn mà người bị ganh tị lại được thăng tiến
  • "Sự giàu sang của vua chúa, ngự trong cung vàng điện ngọc, trần thiết huy hoàng, được đại thần và cung phi chầu chực bao quanh, nào có khác chi một bọt nước, hiện lên trong chốc lát, trên mặt biển đại dương." (Anantasuriya).


 Mười bốn Tâm sở bất thiện có ảnh hưởng đến Tâm thức.

(Akusala Cetasikas; Akusala = a + kusala = bất + thiện = bất thiện).

1.- Moha = Vô minh
2.- Ahirika = Vô tàm
3.- Anottappa = Vô quí
4.- Uddhacca = Tán loạn
5.- Lobha = Tham
6.- Ditthi = Tà kiến
7.- Mana = Kiêu mạn
8.- Dosa = Sân hận
9.- Issa = Ganh tị
10.- Macchariya = Tật đố
11.- Kukkucca = Hối tiếc
12.- Thina = Giải đãi
13.- Middha = Hôn trầm
14.- Vicikiccha = Nghi ngờ.


 (1) Vô minh (Moha)   là sự chẳng hiểu biết
Có hai loại vô minh:
- anusaya moha = căn bản vô minh:   khuynh hướng cố hữu, hay đã nằm tiềm phục sẵn đó ; (vô minh ở gốc); đó là sự vô minh ở trong thế tiềm tàng.
* đang che dấu Chánh pháp (Dhamma) mà ta cần phải hiểu biết đến
* khiến cho phàm phu (puthujjanas) chúng ta chẳng có đủ khả năng để thông đạt tường tận nghiã lý sâu xa của ba đặc tánh chánh yếu là: vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta), của bốn Chơn lý Nhiệm mầu (Tứ Diệu Đế), và của Lý mười hai nhơn duyên (Paticcasamuppada).
 
 - pariyutthana moha = chi mạt vô minh :sự vô minh tuỳ dịp khởi lên cùng với tâm thức; (vô minh ở ngọn ngành); đó là sự vô minh ở trong thế khởi sanh.
* Khi sự vô minh khởi lên cùng với tâm thức, đó là môt tâm thức xấu, chẳng lành mạnh, đang sanh khởi. Vì bản chất che đậy của chi mạt vô minh nầy, cho nên các quả báo tai hại mà ta phải gánh chịu sau nầy, còn chưa được thấy hiểu. Và cả các hậu quả xấu ác trong hiện tại cũng chẳng được biết đến. Vì vậy cho nên, ngay cả với bực có đức hạnh và siêng năng tu tập cũng chẳng thấy được sự tác hại của loại vô minh nầy khi nó khởi lên, nên đôi khi cũng vướng phải các hành vi bất thiện. Trong các đìều bất thiện, vô minh chiếm hàng đầu. Ở thế gian nầy, tất cả mọi điều xấu ác đều bắt nguồn từ vô minh; vô minh chính là gốc rễ của tất cả mọi bất thiện pháp.


 ‘Thế gian nầy đang chìm trong màn đen dầy dặc. Chỉ một thiểu số trên thế gian nầy mới có thể nhận chân được một cách khác thường. Cũng như chỉ có một vài con chim thoát khỏi mẻ lưới, số người tái sanh lên cõi Trời rất là ít ỏi." (Kinh Pháp Cú, câu 174) [Dhammapada, v,174].



(2) Vô tàm (Ahirika)
Thiếu sự hổ thẹn tinh thần được gọi là Vô tàm (Ahirika).   

sự vô tàm chẳng phải là chỉ có khinh ghét các hành vi xấu ác và chẳng cảm thấy xấu hổ vì hành vi đó.

Khi vô minh (moha) khởi lên, nó dẫn đến sự vô tàm; 


Mọi hành vi tệ hại, các ác pháp, đều đáng hổ thẹn. Những cử chỉ khi căm giận như nặng lời với kẻ khác, phát cáu, nổi xung, quát tháo, văng tục, những thái độ kiêu kỳ, hợm hĩnh, khinh người, xỏ xiên bâng quơ để mạ lỵ vì bụng dạ hiểm độc ganh tị (issa), vân vân, tất cả mọi ác pháp ấy đều đáng ghê tởm và hổ thẹn cả.




(3) Vô quí (Anottappa)
 Danh từ Vô quí, Anottappa, có nghiã là chẳng biết lo sợ trong lòng khi làm điều quấy. Hành động xấu ác cũng tựa như ngọn lửa đang bừng cháy. Vô quí, Anottappa, được ví với những con thiêu thân. Lửa bùng lên dễ đốt cháy là điều đáng ngại; thế nhưng loài thiêu thân lại hay bay lăn xả vào, tìm lấy cái chết, chẳng chút ngại ngùng. Cùng thế ấy, các ác pháp đem đến một loạt đủ loại các khổ đau; vì thế cần phải lo sợ chúng. Nhưng vô minh (moha) đang che lấp các hậu quả khốc hại đi, khiến cho sự vô quí (anottappa) chẳng nhìn thấy chúng là những đìều đáng e sợ. Các yếu tố chẳng lành đó đẩy nhanh đến sự thực hiện một cách liều lĩnh các hành động tệ hại.

Cũng như con heo trong làng chẳng hề ghê tởm phẩn dơ, con người vô sỉ chẳng hề hổ thẹn về hành động xấu ác của mình. Cũng như con thiêu thân chẳng biết e ngại ngọn lửa bừng cháy, con người vô quí chẳng hề lo sợ về hành động tệ hại. (Trích trong Vibhavini Tika).




(4) Tán loạn (Uddhacca).
 Tán loạn (Uddhacca) có nghiã là xao lãng, thiếu sự chú ý. Có thể gọi đó là tình trạng tâm chẳng an. Cũng như các bụi tro bốc lên, bay lung tung, khi ta quẳng một hòn đá vào một đống tro, tâm thức tán loạn chẳng thể dừng lâu trong chốc lát trên một đối tượng, mà bay nhảy từ vật nầy sang vật khác.. Tâm thức nào khởi lên cùng với sự tán loạn (Uddhacca), được gọi là tâm tán loạn, tâm xao lãng. Khi một người bị xao lãng, người ấy trở thành một kẻ buông trôi, lang thang, nhởn nhơ, vô tích sự.

Sự tán loạn (Uddhacca) là sự thiếu khả năng tập trung tâm ý qui tụ vào một điểm, trong một thời gian. Vì bị xao lãng, tâm thức trôi lang thang từ một sự vật nầy đến một sự vật khác. Mặc dầu sự tán loạn là một tâm sở bất thiện, akusala, có tánh cách chẳng lành mạnh, nhưng sự tán loạn chẳng thật sự làm sanh khởi lên các hành vi bất thiện, nó chẳng có đủ năng lực để xô ta tái sanh vào các nẻo ác (các cảnh giới địa ngục, ngạ quỉ, ...) như tham, sân, sì đã làm.



(5) Tham (Lobha). 
Tham lam (Lobha) là sự thèm khát, ao ước, mong muốn về các khoái lạc về nhục thể. Nhưng sự ham muốn được chứng đắc Niết-bàn (Nibbana), ham muốn được thấu hiểu Chánh pháp (Dhamma), ham muốn được trở thành bực hữu học, ham muốn có của cải để bố thí cho người nghèo khó, các sự ham muốn đó chẳng phải là tham lam (lobha). Các sự ham muốn đó được gọi là chanda, sự mong muốn, mà ta sẽ xét đến sau.

Có rất nhiều danh từ để chỉ đến các hình thức khác nhau của sự tham lam. Đó là: pema, tanha, raga, samudaya.  

Pema tình thương các người thân trong gia đình, anh chị em thương nhau, chồng vợ thương nhau, họ hàng thương nhau. Tình thương thành thật nầy, pema, còn được gọi là samyojana, sợi dây thân ái, có nghiã là sợi dây ràng buộc giữa các người thân, khiến chẳng cho lía xa nhau.

cái nhiệt tình ham muốn mãnh liệt về các đối tượng của giác quan, khi vượt xa quá mức bình thường, được gọi là ái dục, tanha, tức là sự thèm thuồng cao độ.  

Raga có nghiã là sự tríu mến, đeo dính vào một sự vật nào. Cũng như các chất màu nhuộm thấm vào vải, sự ái nhiễm, raga, chính là sự tham lam, lobha, đeo dính chặt vào một người. 


Trong kinh Tứ Diệu đế, Bốn Chơn lý Nhiệm mầu, lobha, sự ái dục, được gọi là Tập đế, Samudaya, nguyên nhơn gây ra mọi sự khổ đau, hay khả năng gây ra sự khổ đau. Chúng sanh vì chẳng tận diệt được sự tham lam,sự ái dục (lobha), nên phải trôi lăn mãi trong vòng luân hồi sanh tử, tử sanh, để mà chịu lấy sự khổ đau.


035.- Tham đã dẫn ta đến bốn nẻo ác bằng cách nào?

Cũng như một hòn đá thật nhỏ chìm từ từ xưống đáy nước, một sự tham lam nhỏ nhiệm cũng có thể lần lần dẫn ta đến bốn nẻo ác của Luân hồi, nếu ta chẳng được phước lành do các thiện pháp trước đã vun bồi. Bởi thế cho nên, có nhiều kẻ trở thành ngạ qủi (peta), những hồn ma đau khổ, cũng chỉ vì đã quá tríu mến vào vợ, vào chồng, vào con cái, vào sản nghiệp, khi đang hấp hối trên giường bịnh. Vào thời Đức Phật Thích-ca còn tại thế, một vị tỳ-kheo đã tái sanh làm con rận, chỉ vì khi chết đi còn quá quyến luyến chiếc áo cà sa mới. Trong kinh có nói rằng vị ấy được giải thoát khỏi kiếp con rận chỉ sau bảy ngày thôi.


36.- Tham chẳng đưa ta đến bốn nẻo ác, nếu đã có sẵn thiện pháp.

Tình thân (pema) và ái dục (tanha), cho dầu đã có sẵn sự ràng buộc, cũng chẳng phải luôn luôn đưa ta vào các nẻo ác, nếu chúng ta đã có tích tập các thiện pháp từ trước để yểm trợ. Một hòn đá quẳng xuống nước phải chìm, nhưng nếu được chở trên thuyền, thì lại có thể lướt qua khỏi dòng sông. Trong Kinh Jataka là Kinh nói về Tiền kiếp của Đức Phật, có kể lại nhiều trường hợp của những người, mặc dầu chưa tận diệt được ái dục và tình thân, vẫn có thể cùng hợp tác chặt chẽ với nhau để tuân trì các hạnh Ba-la-mật (Paramis, các đức hạnh toàn thiện)

 
"Ijjhati bhikkhave silavato cetopanidhi, visuddhatta."

"Này các tỳ-kheo, sự ước mong của kẻ đức hạnh luôn luôn được mãn nguyên vì tánh cách thanh tịnh." (Tăng Chi Bộ Kinh [Anguttara Nikaya])

Đại Tạng Kinh có đoạn ghi: "Lời ước mong của kẻ có đức hạnh thường được thực hiện. Xuyên qua sự mong muốn (chanda), mọi việc đều được viên mãn."  

Đức Phật bảo: "Nếu người đàn ông và người đàn bà sống chung nhau hoà hợp, muốn được ở mãi bên nhau trong nhiều đời kiếp, họ cần phải có chung một niềm tin (saddha), chung một giới đức (sila), chung một lòng nhơn từ bác ái (caga) và một trình độ ngang nhau về trí huệ (panna).

Một đoạn trong Pancavudha Pyo, bài cổ thi Miến-điện, diễn lại ý trên, như sau: "Trong cõi người, nếu vợ chồng sống chung hoà hợp nhau và muốn được mãi mãi bên nhau, nếu họ có chung một niềm tin, chung một giới đức, chung một tấm lòng nhơn từ rộng rãi và chung một sự tín nhiệm vào nhau, thì họ sẽ được sống mãi bên nhau trong kiếp Luân hồi, chẳng khác chi với chư Thiên huy hoàng cùng ngự trong cung điện ở cõi Trời trải qua nhiều đời kiếp tái sanh."


041.- Sự Phú tàng, che dấu, (Maya).

Trong một vài trường hợp, sự phối hợp giữa hai tâm sở tham lam ái dục (tanha lobha) được gọi là Maya, được tạm dịch là Phú tàng, tức là sự che dấu, Sự phú tàng cũng tựa như một tên phù thủy, một nhà ảo thuật trỏ vào viên đá mà khiến cho cử toạ tưởng đó là một khối vàng. Phú tàng che dấu các lỗi lầm, ác tâm của con người; kẻ bị tâm sở phú tàng ám ảnh luôn luôn muốn người khác tưởng rằng mình chẳng hề lầm lỗi, một bực toàn thiện, trong khi sự thật lại khác hẳn.


046.- Sự khoa trương (Satheyya).

Song song với sự phú tàng (maya), sự khoa trương cũng cần nên cứu xét cẩn thận. Khi một kẻ tự khoe khoang rằng mình có được những đức tánh tốt và khiến cho người khác phải kính nễ mình, sự tham lam (lobha) đó được gọi là sự khoa trương (satheyya). Trong khi sự phú tàng che dấu các lỗi lầm và tự nhận mình chẳng có khuyết điểm nào, thì sự khoa trương (satheyya) lại tự gán cho mình những đức tánh tốt mà thật sự mình chẳng có được. Cả hai, phú tàng và khoa trương đều là mưu mô xảo quyệt gạt gẫm.
 047.- Sự khoa trương nơi tu sĩ là sự tăng thượng mạn.
048.- Sự khoa trương nơi người thế tục là sự tự tôn.



(6) Tà kiến (Ditthi).  

 ........



(7) Kiêu mạn (Mana)

 Các hình thức thông thường của kiêu mạn:
  • ỷ sang
  • ỷ giàu: 
    • Sự giàu có là do phước báo tu tập thiện căn bố thí trong các đời trước, ta chớ ỷ lại vào đó mà trở nên kiêu mạn, để phải chịu các hậu quả sanh vào nơi thấp kém trong các đời sau.
    • Sự nghiệp giàu sang trong đời nầy vẫn có nhiều nguy hiểm đang chờ sẵn đấy. Ngay khi chẳng có hiểm nguy đi nữa, ta cũng chỉ có thể hưởng sự giàu có lâu dài lắm là một đời mà thôi.  
    • "Sự giàu sang của vua chúa, ngự trong cung vàng điện ngọc, trần thiết huy hoàng, được đại thần và cung phi chầu chực bao quanh, nào có khác chi một bọt nước, hiện lên trong chốc lát, trên mặt biển đại dương." (Anantasuriya). 
  • ỷ học giỏi:  ...

Hai cách tu học: 
  • Con đường thấp kém: 
    • "Chẳng thà gát chân nằm ngủ ngáy khò, còn hơn tu học với tâm niệm xấu ác".
  • Con đường cao quý: (sách)
 Kiêu mạn về sắc đẹp:
  • Chính nhờ đã thoát khỏi sự sân hận (dosa) trong các kiếp trước, và dâng hoa cúng dường, quét chùa hay dọn dẹp phòng ốc nơi tu viện, mà kiếp nầy mới được thân hình đẹp đẽ.  
  • ta nên bứng nhổ hết gốc rễ của sự kiêu mạn và tập tánh nhũn nhặn, khiêm nhường, "giống như con rắn đã nhổ mất răng nọc độc, tựa như con trâu đã bẻ gãy đôi sừng nhọn, y như tấm thảm bị các bàn chơn dính bùn chà đạp lên," mới mong đời sau được sanh vào các cảnh giới cao hơn. 



(8) Sự sân hận

 
1/ Sự vô ơn: (Ghi nhớ về Chánh pháp) ‘Nếu ngồi trú ẩn dưới một cội cây, xin đừng bẻ gãy cành to hay nhánh nhỏ. Kẻ nào bứt nhánh, bẻ cành, đó là kẻ vô ơn.

2/ Sự ác ý: ...
3/ Sự ưu sầu:  ..
4/ Sự than khóc = sân hận + thống khổ tinh thần




♪ღ♪*•.¸¸¸.•*•♪ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ *°°●☆♪*•.¸¸¸.•*•ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ ☆*°°●☆

 (064) Sự điềm nhiên của vị Bồ-tát, tiền thân của Đức Phật.

Trong một kiếp sống xa xưa của Đức Phật khi còn là vị Bồ-tát (Bodhisatta), đôi vợ chồng Ngài đã từ bỏ sản nghiệp to lớn để trở thành hai kẻ ẩn tu sống trong rừng. Bà là một trang tuyệt sắc, hiền đức, ai trông thấy cũng tỏ lòng mến phục.

Sau một thời gian cư trú trong rừng, bà lâm bịnh nặng, vì phải dùng hoa quả còn sống và vật thực cúng dường, thay vì các món sơn hào hải vị đã quen được cung phụng ngày trước. Bà mắc chứng kiết lỵ và gần kiệt sức. Bồ-tát dìu vợ quay trở về và dừng lại ngoài cổng thành. Bà được đặt nằm bên vệ đường, trong khi Bồ-tát cầm bình bát đi khất thực. Bà trút hơi thở cuối cùng trước khi Bồ-tát quay lại. Dân chúng trong thành trông thấy thi thể, ngậm ngùi khóc than thương tiếc, mặc dầu họ chẳng phải là thân thuộc của bà. Họ lại sửa soạn làm lễ an táng cho bà.

Vào lúc ấy, vị Bồ-tát đã khất thực xong về đến nơi, chứng kiến cảnh mất mát bất ngờ và to tát của mình. Thay vì để lộ vẻ đau buồn cùng tột và cất tiếng khóc to, Bồ-tát lặng lẽ ngồi bên thi thể vợ, lấy cơm ra ăn sáng. Ngài điềm nhiên ngồi ăn trong khi các người chung quanh khóc than rền rĩ. Sau khi ăn xong, Bồ-tát liền giảng một bài pháp khuyến dạy các người nghe cách dập tắt ngọn lửa của sự u sầu khóc than (parideva) đang nung cháy cõi lòng của họ.

♪ღ♪*•.¸¸¸.•*•♪ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ *°°●☆♪*•.¸¸¸.•*•ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ ☆*°°●☆




Ghi chú: Trong hai thí dụ vừa kể, trường hợp vị Bồ-tát ẩn tu, ta chẳng lấy làm ngạc nhiên chi cho lắm, vì Ngài đã thi hành các pháp Ba-la-mật (Paramis, sự toàn thiện) qua nhiều kiếp sống rồi. Tâm tư Ngài đã được đào luyện kỹ càng và già dặn đến mức tuyệt kỹ, cho nên Ngài giữ được thái độ điềm nhiên cũng chẳng quá khó. Nhưng đối với cảnh bà Mallika, ta phải nên thán phục và noi theo gương bà. Bà là người phái yếu, dễ xúc động, thế mà biết giữ được sự bình tĩnh với ý tưởng cần phải hoàn tất việc cúng dường còn đang diễn tiến. Trong cuộc đời, chúng ta phải đối phó với hàng trăm ngàn việc khó khăn, dầu cho sống hơn trăm tuổi cũng chẳng giải quyết hết được. Bởi thế cho nên, ta phải cố gắng, bằng mọi cách, vượt lên trên nổi thống khổ, niềm ưu sầu cùng sự khóc than kể lể. Trong những phút đau buồn sầu khổ, ta nên quán chiếu như vầy: "Sự tập luyện về hạnh Ba-la-mật (Paramis) của tôi đã đầy đủ đến mức nào rồi?". Một nghịch cảnh khổ đau chính là một cơ hội để mình trắc nghiệm lại sức nhẫn nhục Ba-la-mật của mình.

♪ღ♪*•.¸¸¸.•*•♪ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ *°°●☆♪*•.¸¸¸.•*•ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ ☆*°°●☆

"Yam piccham na labhati, tampi dukkham."
"Đau khổ chẳng được điều mình muốn, đau khổ chẳng muốn điều mình được"


♪ღ♪*•.¸¸¸.•*•♪ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ *°°●☆♪*•.¸¸¸.•*•ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ ☆*°°●☆



 Nói một cách tóm tắt, ta cần phải biết nhìn xa và có kế hoạch về tương lai. Rồi khi bị thất bại chua cay hay thất vọng nản lòng, mặc dầu sau nhiều nỗ lực, ta cũng chớ nên tuyệt vọng, đó chẳng qua là những hậu quả bất lợi của nghiệp lực (Kamma). (Hãy kiên trì nỗ lực mãi lên, phấn đấu dõng mãnh hơn nữa, sẽ có ngày chứng đắc được sự Giác Ngộ Hoàn Toàn.) Vì thế, thật là quan yếu để giữ được tròn tinh thần toàn vẹn và có thái độ điềm nhiên, trầm tĩnh trước các vinh nhục thăng trầm của thế sự.

Các sự hưng phế của cuộc đời thường được gọi chung lại là các pháp thế gian (Lokadhammas), chia ra tám loại như sau:
1.- Labha = thủ đắc các loại tài sản, các thứ nhu yếu, v.v.,
2.- Alabha = tán thất tài sản và sự nghiệp,
3.- Yasa = có quyến thuộc đông đảo,
4.- Ayasa = cô đơn chẳng có quyến thuộc,
5.- Ninda = bị quở trách,
6.- Pasamsa = được khen ngợi,
7.- Sukha = hạnh phước,
8.- Dukkha = khổ đau.

Ghi nhớ: Tự nhiên, mọi người đều phải đương đầu với tám cảnh trạng của cuộc đời. Chúng ta phải luyện tập định tâm và nuôi dưỡng tinh thần kham nhẫn.

5/ Sự uất hận = sự buồn giận dữ dội, lo âu+ hờn giận

Sự uất hận làm khích động người có tâm hồn yếu ớt và những kẻ thường sống dựa vào người khác. Phái yếu dễ bị uất hận xâm nhập. Tâm hồn và thể chất của đàn bà phần đông thường chẳng mạnh dạn bằng đàn ông, do khuynh hướng hay chịu tùy thuộc vào người khác vì thiếu trí huệ và kiến thức thích hợp cho sự củng cố tinh thần. Họ dễ nhạy cảm, rồi từ sự lo buồn đến sự khóc than khiến cho cơ thể và tinh thần yếu đuối sớm rơi vào tình trạng uất hận, rồi ngất lịm đi.


(9) Sự ganh tỵ: Khi thấy kẻ nào hơn mình về sắc đẹp, tiền của, học vấn hay đức hạnh mà tỏ ra ganh ghét chẳng thích ý, đó là tâm sở ganh tị (issa) khởi lên trong tâm thức. Sự ganh tị là một tâm sở bất thiện.
  • Kẻ ganh tị rồi sẽ tái sanh vào nẻo ác, trong cõi Luân hồi (Samsara), còn người bị ganh ghét chẳng hề hấn chi cả. Vì sự ganh tị là một tâm sở bất thiện, cho nên mọi người cần kinh tởm nó và phải trừ khử tâm sở ấy. 
  • những ai ganh tị, phỉ báng, điếm nhục kẻ khác, thường phải chịu hậu quả trái ngược: kẻ hờn ghen gặp phải khó khăn mà người bị ganh tị lại được thăng tiến. (như trong câu chuyện sau đây)

♪ღ♪*•.¸¸¸.•*•♪ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ *°°●☆♪*•.¸¸¸.•*•ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ ☆*°°●☆
(072)Bầy heo rừng và cái động ngọc bích.
Thuở xưa, có một con sư tử to lớn chiếm một động ngọc bích, trong dãy núi Hi mã lạp sơn, để làm hang ổ. Sống gần đấy có một bầy heo rừng; chúng sợ oai sư tử hung dữ và đâm ra ghét luôn cả cái động ngọc bích, cho rằng vì động nầy chiếu sáng long lanh đã làm cho chúng phải buồn khổ. Chúng liền lăn mình xuống bùn dơ trong hồ, rồi đến cọ mình, trây trét lên động cho lem luốt. Tuy nhiên, động ngọc bich lại càng chói sáng hơn lên. Cùng thế ấy, những ai ganh tị, phỉ báng, điếm nhục kẻ khác, thường phải chịu hậu quả trái ngược: kẻ hờn ghen gặp phải khó khăn mà người bị ganh tị lại được thăng tiến.
♪ღ♪*•.¸¸¸.•*•♪ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ *°°●☆♪*•.¸¸¸.•*•ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ ☆*°°●☆


sự tự đề cao và sự vu báng người
Phô trương khoác lác
Chê trách


(10) Sự thật đố: ích kỷ + đố kị
  • Tật đố: mong muốn kẻ khác chẳng có gì cả. Tâm sở tật đố khởi lên nơi người hay ganh ghét kẻ khác. Họ chẳng muốn thấy kẻ khác được giàu sang.
  • 5 loại tật đố:
1) Tật đố về trú sở (Avasa macchariya): Tâm sở tật đố về trú sở (avasa macchariya) sẽ đưa con người tái sanh vào cõi ngạ quỉ (peta) hay vào cảnh điạ ngục (niraya).
2) Tật đố về quyến thuộc (Kula macchariya): Tâm sở tật đố về quyến thuộc thường nung nấu các tạng phủ bên trong, khiến cho đương sự bị tháo dạ, đôi khi còn vướng phải sự xuất huyết nội tạng nữa. Đến khi lià thân xác, người có tâm tật đố sẽ phải tái sanh vào ác đạo.
3) Tật đố về lợi dưỡng (Labha macchariya): Những kẻ có tâm sở tật đố về lợi dưỡng sẽ phải tái sanh vào cõi điạ ngục ô uế và phải ăn đồ dơ bẩn.
4) Tật đố về sắc đẹp (Vanna macchariya): người có tâm sở tật đố như thế, sẽ tái sanh làm người hình dong xấu xí và chẳng được ai trọng vọng cả.
5) Tật đố về Chánh pháp (Dhamma macchariya):Những kẻ có lòng tật đố về Chánh pháp sẽ phải tái sanh làm người điếc đặc và ngốc nghếch; đến khi chết đi, còn lại sa vào điạ ngục tro nóng.
     

 (11) Hối tiếc

♪ღ♪*•.¸¸¸.•*•♪ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ *°°●☆♪*•.¸¸¸.•*•ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ ☆*°°●☆
Có câu chuyện bốn tiếng: "Du Sa Na No" thường được nghe kể về bốn chàng thanh niên giàu có, chỉ thốt lên được mấy tiếng đó mà thôi. Họ vốn là những thanh niên giàu có, nhưng chẳng hề làm việc nào đem lại phước báu cả. Trái lại, tánh hạnh họ gồm toàn những hành vi xấu ác. Họ coi luân thường đạo đức chẳng ra gì cả và sống cuộc đời trác táng dâm loạn. Đến khi từ trần, họ phải sa vào điạ ngục dương đồng (Lohakumbi niraya, điạ ngục chảo nấu chất đồng sôi) trong khoảng thời gian dài là sáu mươi ngàn năm. Lâu lâu, trong vài phút ngắn, họ được trồi lên mặt nước đồng sôi, chỉ đủ thời gian để thốt ra, mỗi người được một tiếng: "Du", "Sa", "Na", "So", rồi chìm lĩm xuống đáy chảo vì quá đau đớn.  

♪ღ♪*•.¸¸¸.•*•♪ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ *°°●☆♪*•.¸¸¸.•*•ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ ☆*°°●☆
  •  Đừng để phải hối tiếc về sau.  Ăn năn, hối hận chẳng giúp ta thoát khỏi lưới của các hậu quả khổ sở, tai hại. Sự ăn năn chẳng qua là một hình thức của tâm sở bất thiện hối tiếc mà thôi.
  • Hãy nỗ lực tinh tấn hành thiện khi còn đủ thời giờ.

♪ღ♪*•.¸¸¸.•*•♪ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ *°°●☆♪*•.¸¸¸.•*•ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ ☆*°°●☆

083.- Câu chuyện người đao phủ thủ.

Vào thời Đức Phật còn tại thế, có một người đao phủ thủ lãnh nhiệm vụ thi hành các lịnh của vua chém đầu các tội nhơn bị xử tử. Ông ta đã phục vụ cho đến lúc tuổi già, chẳng còn đủ sức để làm tròn phận sự nữa nên mới xin về hưu. Tôn giả Xá-lợi-phất (Sariputta) có dịp đến thăm ông ta vào lúc hấp hối và đem Chánh pháp (Dhamma) ra giảng cho ông nghe bên giường bịnh. Nhưng cụ già chẳng thể nào chú tâm nghe nổi, vì bấy giờ trong tâm ông chỉ thấy sự trái ngược giữa những hành vi bất thiện khi chém đầu tử tội của ông và lời giảng trong Chánh pháp.

Tôn giả Xá-lợi-phất thấy rõ tình thế, biết tâm tư của cụ già lúc ấy, nên mới hỏi cụ rằng: "Cụ chém đầu tử tội là theo ý riêng của cụ hay là cụ đã phải làm theo lịnh Vua?" Cụ già đáp: "Tôi chỉ tuân lịnh Vua mà chém; chớ tôi chẳng giết họ theo ý muốn của tôi." Tôn giả liền nói: "Nếu thế, thì chỗ nào là tội ác?", rồi Tôn giả tiếp tục giảng tiếp. Cụ già bắt đầu suy nghĩ và xét thấy mình thoát khỏi tội trạng, tâm thức liền trở nên bình thản. Trong khi lắng nghe Chánh pháp, cụ già chứng được quả Tu-đà-huờn sơ cấp (Culasotapanna, quả Dự lưu sơ cấp) rồi được tái sanh lên cõi Trời (Deva Loka), sau khi mất.

(Chiếu theo kinh sách trong Chánh pháp, cả cụ già lẫn nhà vua đều có tội sát sanh, mặc dầu cụ chỉ thi hành theo mạng linh của vua. Nhưng Tôn giả Xá-lợi-phất muốn giải toả mối thắc mắc trong đầu cụ già để tâm tư cụ trở nên bình thản mà lắng nghe Chánh pháp, mới dùng một phương tiện khéo, đặt ra câu hỏi có vẻ làm cho cụ thấy mình vô tội.)

Ghi chú: Cụ đao phủ thủ già rõ ràng đã kết liễu đời sống của nhiều người. Nhưng Tôn giả Xá-lợi-phất đã dùng câu hỏi khéo léo giúp cụ giải toả được tâm sở hối tiếc (kukkucca) nơi cụ. Khi sự hối tiếc đã biến mất khỏi tâm thức, cụ mới có thể định tâm lại mà chăm chú nghe giảng Chánh pháp, nhờ đó mà cụ được sanh lên cõi Trời. Rút lấy bài học về câu chuyện nầy, ta chẳng nên quá tiếc rẻ về việc đã trót làm hành vi bất thiện và quên mất chẳng làm điều lành; nhưng ta phải cố gắng làm sao cho ác nghiệp (kamma) mới, chẳng khởi lên được; rồi tinh tấn thi hành các thiện pháp kể từ đó về sau.

♪ღ♪*•.¸¸¸.•*•♪ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ *°°●☆♪*•.¸¸¸.•*•ღ♪¸.•*¨¨*•.¸¸¸ ☆*°°●☆
 

(12) Giải đãi (Thina) và (13) Hôn trầm (Middha).
 Giải đãi (Thina) có nghiã là sự lười biếng của thân và của tâm. Hôn trầm (Middha) có nghiã là sự uể oải, lừ đừ của cả thân lẫn tâm. Cả hai tâm sở đó cùng khởi lên một lượt. Chúng làm cho con người mất sự hoạt bát, sự lanh lẹn, dẫn đến sự nhác nhớn thường thấy nơi kẻ buồn ngủ hay người đang thiu thỉu, mơ màng trong khi nghe giảng pháp.


(14) Nghi ngờ (Vicikiccha). 
Nghi ngờ (Vicikiccha), chẳng tin vào Tam Bảo.
Tâm sở nghi ngờ chỉ khởi lên trong trường hợp riêng có sự ngờ vực về ba ngôi Phật, Pháp, Tăng mà thôi.  

 

Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng
Hòa thượng Janakabhivamsa
U Ko Lay dịch sang Anh ngữ
Cư sĩ Thiện Nhựt dịch sang Việt ngữ
http://budsas.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét