21 thg 2, 2014

Ăn đúng cách sẽ mang lại phước báu


  •  Chú ý đến những hành động của mình khi đang ăn là ăn trong thiền minh sát.
  •   Khi đang ăn trong chánh niệm, bạn có thể trở thành một A-La-Hán





Người khôn ngoan sáng suốt sẽ biết tôn trọng Phật Pháp, mong muốn loại trừ tội lỗi và gặt hái được phước báu càng nhiều càng tốt. Bất cứ lúc nào họ cũng tôn trọng Phật pháp, thậm chí khi ăn họ cũng mong muốn gặt hái được phước báu. Con người ta thường có 3 nhu cầu quan trọng nhất đó là thức ăn, y phục và nơi cư trú. Thức ăn là quan trọng nhất, bởi vì nó là nhu cầu cần thiết hàng ngày. Khi đang ăn, nếu không có một lý do chính đáng nào chúng ta sẽ gắn bó với thức ăn ngon, như vậy là tham lam. Nếu chúng ta lệ thuộc vào thức ăn mà mình xử dụng hàng ngày thì điều ấy sẽ làm gia tăng tính tham lam, sân hận và tội lỗi trong chính chúng ta. Đó là lý do tại sao những người tôn trọng Phật Pháp và mong muốn gặt hái được phước báu cần phải có một cách ăn nào đó để thực hiện được ước nguyện của mình. Có 3 cách ăn có thể giúp bạn gặt hái được phước báu :
 1. Ăn trong Giới luật ( Eating with Sīla)
 2. Ăn trong thiền định ( Eating with Samātha)
 3. Ăn trong thiền quán ( Eating with Vipassanā)
  Ăn trong Giới luật
 Bạn cần chiêm nghiệm rằng, mình không nên vừa ăn vừa chơi như trẻ nhỏ, không nên ăn với mục đích trang điểm hay làm đẹp, cũng không nên ăn để có được một sức mạnh thể chất rồi kiêu hãnh vì sức mạnh đó. Chúng ta ăn bởi vì cần sức khoẻ để làm việc cho Phật Pháp, để làm việc vì lợi ích của chính chúng ta, cho nhiều người khác và để thực hành Phật Pháp Cao Thượng.Vì vậy, ăn một cách thông thái là biết cách ăn trong Giới luật.
Tóm tắtĐiều làm cho chúng ta có thể thực hành Phật Pháp là ăn một cách thông thái, tức là cách ăn trong Giới luật.
  Ăn trong thiền định
Khi đang ăn, bạn cố gắng rải tâm từ ( Mettā) của mình đến với những người đã chuẩn bị hay nấu nướng thức ăn, đến với cha mẹ và thầy cô giáo – những người đã bảo bọc chúng ta, đến với những người bố thí hay dâng cúng thức ăn. Bắt đầu từ những người này, chúng ta hướng tâm Từ đến muôn loài chúng sanh trong 8 hướng 10 phương và cầu chúc cho tất cả họ được mạnh khoẻ, an vui và hạnh phúc. Đây là cách ăn trong thiền Định nhằm mục đích gặt hái phước báu.
Tóm tắtRải tâm Từ đến muôn loài chúng sanh khi đang ăn là cách ăn trong thiền định.
 Ăn trong thiền quán
 Kể từ khi nhìn thấy thức ăn, bạn hãy chú ý vào mọi hành động của chính mình khi đang ăn. Khi đang nhìn thấy thức ăn, bạn nên chú ý để nhìn chúng.  Khi lấy ( gắp, múc…) thức ăn ra khỏi bàn ăn để dùng riêng, bạn cần chú ý và niệm thầm trong tâm “ đang gắp,đang  múc”…  Khi bắt đầu tiếp xúc với thức ăn bạn cần niệm “ đang tiếp xúc, đang tiếp xúc”... Khi chuẩn bị đưa thức ăn vào miệng, bạn cần niệm “ đang chuẩn bị đưa vào miệng, đang chuẩn bị đưa vào miệng”… Khi đang cúi đầu xuống, chúng ta cần niệm “ đang cúi xuống, đang cúi xuống”… Khi đang đưa thức ăn vào miệng, bạn cần niệm “ đang đưa thức ăn vào miệng, đang đưa thức ăn vào miệng”… Khi đang ngẫng đầu lên và nhai thức ăn, bạn cần niệm “ đang ngẫng đầu lên và nhai thức ăn”… Khi đanh nhận biết mùi vị của thức ăn là cay, chua, mặn, đắng… bạn cần niệm “ cay, chua, mặn, đắng”… Khi đang nuốt thức ăn, bạn cần niệm “ đang nuốt, đang nuốt”... Cứ như thế, bạn hãy chú ý tới mọi hành động của mình khi đang ăn trong thiền quán hay thiền minh sát. Nhờ đó, bạn sẽ gặt hái được phước báu trong thiền quán.
Tóm tắtChú ý đến những hành động của mình khi đang ăn là ăn trong thiền minh sát.
Khi mới tập luyện ăn trong thiền minh sát chúng ta thường bỏ qua ( đúng ra là chưa có khả năng chú ý được) rất nhiều hành động của mình trong khi ăn. Ty nhiên, dần dần chúng ta sẽ có thói quen chú ý đến những hành động ăn. Khi mới tập luyện ăn trong thiền minh sát, bạn nên duy trì sự chú ý rõ ràng trên một hành động nào đó như là một đề mục quan sát chính yếu. Ví dụ như chú ý đến hành động gắp thức ăn ra khỏi bàn ăn chẳng hạn, hoặc có thể là hành động đang cúi đầu xuống để gắp thức ăn hay đang ngẫng đầu lên để nhai… Nếu bạn có thể chú ý đến một hành động nào đó của chính mình trong khi đang ăn thì sau đó, bạn sẽ có khả năng chú ý đến mọi hành động khác. Khi thực hiện sự chú ý trong khi ăn, bạn nên tập trung phát triển sự chú ý trên một phạm vi nhất định nào đó sao cho thật vững vàng và chính xác. Nếu thực hành như thế, bạn sẽ nhận thức được rằng, hành động của thân thể và sự chú ý của tâm trí là 2 phương diện tách biệt chứ không phải là một. Khi năng lực định tâm đã phát triển đến một mức độ nào đó, bạn sẽ phát hiện ra rằng, cảm giác thèm ăn và hành động ăn đã biến mất hay sẽ dần dần biến mất đi. Nói cách khác, khi mới tập ăn trong thiền minh sát, bạn có thể nhằm tưởng rằng cảm giác thèm ăn và các hành động ăn là có thật. Tuy nhiên thật ra, không có ai thèm ăn và cũng không có người ăn. Sở dĩ chúng ta nhận thấy mình đang thèm ăn và đang thực hiện các hành động ăn là vì sự định tâm của chúng ta chưa cao. Vì vậy, tâm của chúng ta đã bị dính mắc vào các hiện tượng giả tạm đó. Sự dính mắc này đã khiến cho chúng ta nhận thức lầm lạc rằng mình đang có cảm giác thèm ăn và đã thực hiện các hành động ăn. Khi đang ăn, nếu có khả năng nhận thức đến mức này thì bạn đã gặt hái được phước báu khi ăn trong thiền minh sát. Những người có các hạnh Ba-La-Mật đã chín muồi là những người đã gặt hái được những điều cao thượng trong thân tâm mình. Cách đây rất lâu, Ngài Trưởng Lão Tỳ Kheo Upajihāya Rakkhita và người cháu gọi bằng cậu của Ngài là một Giới tử(Sāmanera, tức chú Điệu mới học việc tại chùa hay Tỳ-kheo tân học - ND) cùng ở chung trong một tu viện. Mỗi buổi sáng, vào khoảng 8 giờ 30 phút hay 9 giờ, vị Giới tử đi đến các ngôi nhà xung quanh tu viện để khất thực và thường trở về tu viện vào khoảng hơn 10 giờ 30 phút hay 11 giờ để dùng bữa trưa tại đây. Khi vị Giới tử đang ăn thì Trưởng Lão Rakkhita ( Mahāsangha Rakkhita) đã đến và la rầy rằng : “ Này Giới tử ! Đừng có ăn cơm nóng với cà-ri, coi chừng phỏng lưỡi đó !”. Mặc dù vị Trưởng Lão Tỳ Kheo vẫn biết thức ăn mà các gia đình chọn lựa để cúng dường đã nguội từ lúc 10 giờ 30 phút hay chậm nhất cũng là 11 giờ. Tuy nhiên, Ngài vẫn la rầy vị Giới tử như vậy. Thật ra, vị Trưởng Lão không phải có ý muốn nói đến cơm nóng và cà-ri, Ngài muốn nói rằng tính tham ăn hay tham lam nói chung và sân hận là thức ăn nóng có thể làm phỏng lưỡi. Vì vậy, vị Giới tử đã chú ý đến các hành động của mình trong khi ăn. Khi đang ăn các loại thức ăn ngon và không chú ý đến các hành động ăn của chính mình, bạn sẽ trở nên bị lệ thuộc vào chúng, như vậy là tham ăn ( Rasatanhā). Vì đã quen ăn ngon, đến khi  phải ăn các loại thức ăn dở, bạn sẽ không hài lòng và trở nên sân hận. Do đó, tham lam và sân hận chính là thức ăn nóng có thể đốt cháy lưỡi của chúng ta. Vì sợ bị phỏng lưỡi nên vị Giới tử kia đã ăn trong sự chú ý ( tức ăn trong Chánh niệm – pay attention for eating). Khi đang ăn trong chánh niệm, vị Giới tử đã trở thành một A-La-Hán.
Tóm tắt:  Khi đang ăn trong chánh niệm, bạn có thể trở thành một A-La-Hán.

Trích từ:
Pháp Như Ý (Tập 1)
 Ngài Trưởng Lão Tăng Thống Mahāsī

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét