Người ta thường nói loài vật sống chơn chất không biết lừa dối, còn con người
tâm một đường miệng một nẻo. Vì vậy Thế Tôn có dậy một Sa-môn: "Lòng người
khó lường còn loài thú lại đơn giản"
Câu chuyện tiền thân - Kotuuhalaka Vứt Con
Một thuở nọ, tại vương quốc Ajita xảy ra nạn đói. Một người tên Kotùhalaka không đủ ăn, định đến Kosambi để kiếm sống. Ông cùng con trai
nhỏ Kapi và vợ Kali ra đi với một ít lương thực. (Cũng có
người nói ông bỏ nhà đi vì dân ở đó đang chết vì bệnh dịch tả).
Họ đi mãi cho đến lúc hết lương thực.
Sau cùng, đói quá họ không bồng nổi đứa con. Người chồng bảo vợ:
- Này bà, nếu chúng ta còn sống thì sẽ
có đứa con khác. Hãy bỏ đứa nhỏ lại để đi tiếp.
Lòng mẹ lúc nào cũng từ ái nên người vợ
trả lời:
- Tôi không bao giờ vứt bỏ đứa con còn
sống.
- Vậy ta phải làm sao?
- Thay phiên nhau ẵm nó.
Phiên bà mẹ bồng thì bà đỡ đứa bé như
nâng một vòng hoa, ôm vào lòng hoặc mang bên hông. Ðến phiên người cha, ông
bồng kiểu nào cũng thấy nặng nhọc, khổ sở còn hơn cả cơn đói. Ông cứ lặp đi lặp
lại mãi điệp khúc: "Này bà, nếu chúng ta còn sống sẽ có đứa con khác, vứt
đứa nhỏ này đi!" Nhưng người mẹ nhứt quyết không chịu. Ðứa bé bị bồng tới
bồng lui tới một lúc thì quá mệt nên ngủ thiếp trên tay người cha. Kotuhalaka bèn chậm chân để người mẹ đi
trước, rồi lén đặt đứa bé trên đệm lá dưới một cây, và lập tức đi tiếp. Ði một
đoạn bà mẹ bỗng quay lại, không thấy đứa bé liền hỏi:
- Ông! Con tôi đâu rồi?
- Bỏ nó dưới bụi cây rồi!
- Trời! Ông đừng có giết tôi Thiếu nó
tôi sống sao nổi. Trả con lại cho tôi!
Thấy bà đấm ngực khóc lóc, ông chồng
phải đi lui tìm đứa bé trao lại cho vợ. (Do một lần vứt con này mà kiếp sau đó,
Kotuhalaka bị cha mẹ vứt bỏ bảy
lần. Ta chớ có xem thường việc ác và bảo rằng chỉ là việc nhỏ).
Tiếp tục cuộc hành trình, họ đến nhà
người chăn nuôi gia súc. Hôm ấy có con bò cái đẻ nên chủ nó làm tiệc ăn mừng. Sau
khi cúng dường vị Bích Chi Phật thường đến khất thực, ông nấu đãi rất nhiều
cháo và xúp. Trông thấy hai người khách lỡ đường và thương xót cho hoàn cảnh
của họ, ông bố thì cháo và nhiều bơ sữa. Bà vợ thì đặt bơ sữa lỏng và bánh sữa
trước mặt, nhường cho chồng ăn uống thỏa thích sau những ngày đói khổ, còn mình
thì ăn chút ít. Ông chồng thì ăn ngốn ăn nghiến vẫn chưa thấy no vì đã nhịn đói
sáu bảy ngày trước. Thấy người chăn bò đang dùng bữa, thỉnh thoảng cho con chó
cái nằm chực dưới ghế vài muỗng cháo, ông chồng lại khởi tâm thèm muốn, bảo con
chó tốt phước được ăn ngon lành và no đủ. Tối đến, ông chồng bị đầy bụng và qua
đời, thác sinh vào bụng con chó cái.
Người vợ chôn cất chồng xong, ở lại làm
thuê cho ấy luôn. Ðược trả công nửa lít gạo, bà nấu cơm để bát cúng dường vị
Bích Chi Phật, hồi hướng phước báo cho con mình. Nghĩ rằng dù có cúng dường hay
không, cũng được đặc ân đảnh lễ và hầu hạ vị Bích Chi Phật mỗi ngày, do đó sẽ
được phước lành an lạc, bà bèn quyết định ở lại đây luôn.
Sáu, bảy tháng sau, con chó cái sinh
một chú chó con. Người chủ nhà dành riêng sữa một con bò cho nó. Chẳng bao lâu
nó lớn thành một con chó to khỏe. Còn vị Bích Chi Phật mỗi khi thọ thực đều
dành cho nó một phần cháo nên nó cứ quấn quýt bên Ngài.
Mỗi ngày người chăn bò đều đến viếng
thăm vị Bích Chi Phật với con chó theo sau. Trên đường đi, đến một hang thú ông
ta thường đập gậy vào bụi cây và dộng gậy xuống đất, kêu lên ba lần
"su,su" cho thú sợ. Ngày kia, ông ta bạch với Phật rằng khi nào không
đến được sẽ gởi con chó đến tìm, và xin Phật hiểu cho là ông đang mong Ngài
đến. Quả nhiên vài ngày sau, ông thấy khó chịu trong mình nên để con chó đến
thỉnh Phật. Nghe lệnh chủ, con chó chạỵ đi. Ngang qua nơi hang thú, chú ta sủa
ba lần rồi mới đi tiếp. Sáng sớm, đi vệ sinh xong chú mới vào lều tranh sủa ba
tiếng ra mắt vị Bích Chi Phật, rồi nằm về một bên. Biết đã đến lúc, Ngài đứng
dạy lên đường. Chú chó chạy phía trước sửa từng chặp. Nhiều lần vị Bích Chi
Phật vờ đi nhầm đường để thử chú, nhưng lần nào chú cũng biết, đứng chận lại
sủa vang, ra dấu cho Phật đi đường khác. Một hôm, chú cũng cản lại khi Phật đi
nhầm đường, nhưng lần này Phật không trở lui, chỉ lấy chân đẩy nó ra rồi đi
tiếp. Chú chó liền cắn tà áo trong của Phật và kéo trở lui cho đến khi Ngài đi
đúng đường. Chú quả là trung thành và nhiệt tình với Phật.
Rồi đến một ngày y Phật rách, người
chăn bò cúng dường vải để may y mới, và Phật phải đi đến chỗ khác để nhờ may
giúp. Ngài bay lên không về hướng Gandhamadana.
Chú chó sủa và chu lên cho đến khi bóng Ngài khuất dần, rồi vỡ tim ngay đó.
(Người ta thường nói loài vật sống chơn chất không biết lừa dối, còn con người
tâm một đường miệng một nẻo. Vì vậy Thế Tôn có dậy một Sa-môn: "Lòng người
khó lường còn loài thú lại đơn giản").
Chú chó chết đi, do lòng ngay thẳng
trung hậu, tái sinh lên cõi trời ba mươi ba với một ngàn thiên nữ tùy tùng,
hưởng phúc lạc vô kể. Vị trời này chỉ cần thì thầm âm thanh đã vang xa mười sáu
dặm. Khi nói năng bình thường khắp cõi trời rộng ngàn dặm đều nghe (Ðó là do
thân chó kiếp trước đã sủa và chu vì thương mến vị Bích Chi Phật).
Ở tầng trời ba mươi ba không còn lâu,
vị này mạng chung (Chư thiên mạng chung do bốn nguyên nhân: mạng tận, phước
tận, thực phẩm tận và sân hận. Nếu nhiều phước, ở tầng trời này đủ hạn kỳ rồi
sanh thiên cao hơn nữa, đó là "mạng tận". Nếu ít phước, giống như
một, hai lít gạo bỏ vào kho chẳng nhằm đâu cả, không bao lâu sẽ chết, gọi là
"phước tận". Trường hợp thứ ba, vị trời ham hưởng lạc, quên cả ăn
uống, sức khoẻ suy sụp và chết, đó là "thực phẩm tận". Thứ tư là do
ganh tỵ với sự sáng chói của vị khác, sân hận mà chết).
Câu chuyện hiện tại - Bảy Lần Ghosaka Bị Vứt Bỏ
Ghosaka, tiền kiếp là chú chó, ở cõi
trời Ba mươi ba thụ hưởng lạc thú quên cả uống nên mạng chung, thác sinh làm
con một kỹ nữ ở Kosambi. Vừa lâm
bồn, cô ta đã hỏi ngay nàng hầu là trai hay gái. Biết là con trai cô ra lệnh bỏ
đứa bé trong cái giỏ cũ, đem vất ngoài đống rác. (Kỹ nữ chỉ nuôi con gái vì sẽ
kế nghiệp họ).Qụa và chó xúm quanh nhưng do phước báo kiếp trước, chẳng con nào
làm hại đứa bé. Lúc đó có người đi đến, thấy chuyện lạ, tiến lại xem, gặp đứa
bé trai liền thương ngay và nhặt lên mang về nuôi.
Hôm đó viên chưởng khố ở Kosambi vào cung vua gặp thầy tế lễ xem
thiên văn cho biết là một bé trai ra đời hôm nay sẽ thành vị chưởng khố trọng
yếu. Lúc bấy giờ vợ viên chưởng khố đang có mang gần ngày sinh, nhưng hôm đó
thì chưa sinh. Viên chưởng khố bèn gọi một bà nô lệ tên Kàkì cho một ngàn đồng tiền, bảo đi lùng
khắp thành tìm đứa bé vừa mới sinh ra hôm nay đem về gấp. Bà nô lệ sục sạo khắp
nơi. Khi đến nhà đứa bé vừa được lượm về, bà liền trả giá, từ một xu rồi tăng
dần đến một ngàn đồng tiền thì xin được đứa bé mang về cho viên chưởng khố. Ông
ta nuôi đứa bé trong nhà, định bụng nếu sau này con mình là gái sẽ cho nó làm
rễ để nối nghiệp chưởng khố, nếu là trai sẽ giết đứa bé đi.
Ít ngày sau vợ ông hạ sinh một bé trai.
Ông bèn bảo Kaalii mang đứa bé nuôi để ngay lối vào chuồng bò vào giờ bò đi ăn,
để chúng giẫm chết nó. và còn dặn thêm xem kỹ nó chết rồi hãy về báo cho ông.
người nô lệ làm y theo lời ông dặn.Ngay khi cửa chuồng vừa mở, con bò đực đầu
đàn xông ra trước tiên, khác với thường lệ là nó đi sau rốt. Ðến chỗ đứa bé, nó
dùng bốn chân che kín lại và đứng yên ở đó. Hàng trăm con bò lần lượt đi ra hai
bên, chạm sát vào sườn nó. Quanh cảnh này không lọt khỏi cặp mắt người chăn bò
đang đứng gần đấy. Ông đi đến gần, ngạc nhiên thấy đứa trẻ nằm ngay chân bò.
Ông thấy thương nó ngay và liền mang về nuôi.
Kaalii thấy hết từ đầu đến cuối, trở về
kể rõ tự sự cho viên chưởng khố. Ông lại bảo Kaalii đi gặp thằng chăn bò, cho
một ngàn đồng tiền để bắt đứa bé lại. Tiếp theo ông ra lệnh cho Kaalii mang đứa
bé đặt nơi bánh xe bò, vì biết rằng sáng mai năm trăm cỗ xe này sẽ lên đường đi
một chuyến buôn xa, mấy con bò không dậm chết nó thì bánh xe cũng nghiến nát
nó. Và ông không quên dặn Kaalii phải xem thằng bé chết ra sao rồi mới về báo
cho ông. Sáng sớm trưởng đoàn buôn đến tròng ách vào cổ bò và thúc chúng bước
đi. Nhưng chúng vùng ra không chịu đi. Mấy lần như thế cũng không được, ông vật
lộn đàn bò cho đến mặt trời mọc. Ông thắc mắc không hiểu tại sao, chợt nhìn
xuống đường thấy đứa bé nằm ờ đó. Ông bế lên, lòng vui mừng vì được một đứa con
trai. Kaalii vẫn theo dõi từ nãy giờ, lúc này mới trở về báo tin cho viên
chưởng khố. Ông lại bảo Kaalii đến gặp trưởng đoàn buôn đưa một ngàn đồng tiền
để chuộc lại thằng bé, rồi quăng nó trong lùm cây nơi bãi thiêu cho chim thú ăn
thịt hay ma quỷ giết nó. Kaalii lại mang đứa bé đi, nhưng chẳng có con thú hay
ma quỷ nào làm hại đứa bé vì qủa báo đời trước đã che chở cho nó. Chợt có một
đàn dê đi qua bãi thiêu. Một chị dê đi len trong lùm bụi ăn lá cỏ, thấy đứa trẻ
liền quỳ xuống cho bú. Người chăn dê gọi mãi chị ta vẫn không chun ra. Cuối
cùng chủ nó phải cầm gậy xông vào và bắt gặp đứa trẻ, hớn hở đem về. Ðến lần
này đứa trẻ vẫn chưa yên vì viên chưởng khố vẫn chưa chịu thua. Kaalii lại được
lệnh chuộc nó từ người chăn dê và leo lên ngọn Dốc Ðá Cướp ném nó xuống sườn
núi, nó sẽ va vào vách đá rồi rớt xuống khe núi tan xác. Nhưng dọc sườn núi lại
có một bụi tre dày và trên chót núi nhiều bụi gunjà
bao phủ. Ðứa bé rơi xuống ngay giữa đám tre như trên một nệm lông dê. Ngày hôm
đó, người trưởng nhóm đánh tre vừa nhận một mối bán tre hời. Và khi ông cùng
con trai lia dao vào bụi tre định chặt thì đứa bé bị tre lay động bật khóc. Ông
ngạc nhiên nghe sao giống tiếng trẻ khóc, vội trèo lên xem thì thấy ngay một
đứa con trai. Ông lại hân hoan mang về nhà. Kaalii lại đi chuộc đứa bé một lần
nữa. Cho đến lần này đứa bé vẫn sống mạnh khỏe đến lớn, tên nó là Ghosaka, nhưng cũng còn là cái gai trước
mắt viên chưởng khố. Ông vẫn tìm mọi cách để giết cậu bé. Lần này ông đích thân
đến gặp người bạn làm nghề gốm, đưa trước một ngàn đồng tiền và dặn dò như sau:
- Tôi có một đứa con tư sinh và sẽ gởi
nó đến cho anh. Cho nó vào một phòng kín lấy búa bén băm nó ra thành từng mảnh
rồi thảy vào lò nung đốt hết. Ðây là một ngàn đồng tiền như đã giao hẹn. Việc
xong tôi sẽ thưởng thêm cho anh xứng đáng.
Thợ gốm đồng ý. Về nhà, viên chưởng khố
gọi Ghosaka sai đến thợ gốm.
- Hôm qua ta có nhờ thợ gốm làm một ít
việc cho ta. Hãy đến bảo ông ấy hoàn tất công việc cha tôi đã giao hôm qua.
- Thưa vâng.
Và Ghosaka
lên đường. Rời khỏi nhà một quãng anh ta gặp con trai viên chưởng
khố đang chơi bắn bi với chúng bạn. Nó chận Ghosaka
lại hỏi.
- Mày đi đâu vậy?
- Tôi mang lời cha đến cho người thợ
gốm.
- Ðể tao đi! Mấy đứa này ăn hết tiền
của tao, mày đánh ăn lại cho tao.
- Tôi sợ cha lắm!
- Ðừng sợ, tao sẽ nói cho. Tao đã thua
nhiều tiền rồi, mày chơi cho đến lúc tao trở về, ráng ăn lại số tiền của tao.
Ghosaka bắn bi rất giỏi nên anh nuôi nó
cứ nài nỉ mãi. Cuối cùng Ghosaka bằng
lòng. Vậy là chính con đẻ của chưởng khố chuyển lời đến thợ gốm, và đúng như
lệnh giao hẹn anh ta giết người đưa tin rồi ném thây vào lò nung.
Ghosaka chơi bi suốt ngày, chiều mới về.
Viên chưởng khố ngạc nhiên hỏi ngay:
- Mày về đó ư?
Ghosaka liền kể lại tự sự. Chưởng khố
tái nhợt như mất hết máu, gầm lên;
- Trời ơi! Khổ tôi chưa!
Rồi ông tức tốc đi đến thợ gốm, vặn vẹo
đôi tay rên rỉ:
- Thợ gốm ơi! Ông giết tôi mất rồi! Tôi
chết mất! Tôi chết mất!
Thợ gốm thấy ông hốt hoảng như vậy vội
trấn tỉnh ông;
- Thưa Ngài, đừng làm ồn. Công việc
xong rồi.
Ðau buồn như một trái núi úp chụp
xuống, viên chưởng khố phải gánh chịu sự đau khổ cùng cực như tất cả những ai
đã làm hại người vô tội.
Vì vậy đức Thế Tôn dạy:
(137) Dùng trượng phạt không trượng,
Làm ác, người không ác.
Trong mười loại khổ đau,
Chịu gấp một loại khổ.
Làm ác, người không ác.
Trong mười loại khổ đau,
Chịu gấp một loại khổ.
(138) Hoặc khổ thọ khốc liệt,
Thân thể bị thương vong,
Hoặc thọ bệnh kịch liệt,
Hay loạn ý tán tâm
Thân thể bị thương vong,
Hoặc thọ bệnh kịch liệt,
Hay loạn ý tán tâm
(139) Hoặc tai vạ từ vua,
Hay bị vu trọng tội,
Bà con phải ly tán,
Tài sản bị nát tan.
Hay bị vu trọng tội,
Bà con phải ly tán,
Tài sản bị nát tan.
(140) Hoặc phòng ốc nhà cửa,
Bị hỏa tai thiên đốt.
Khi thân hoại mạnh chung,
Ác tuệ sanh địa ngục.
Bị hỏa tai thiên đốt.
Khi thân hoại mạnh chung,
Ác tuệ sanh địa ngục.
Viên chưởng khố không thể nào nguôi
ngoai nổi khi thấy mặt Ghosaka, nên
cứ phải tìm cách giết cậu ta. Lần này ông sai cậu mang lá thư đến người quản lý
trăm ngôi làng của ông, trong thư ông dặn giết cậu ta rồi liệng xuống hầm phân.
Lá thư được cột nơi viền áo của Ghosaka.
Cậu ta không biết chữ vì từ khi chào đời đến khôn lớn viên chưởng khố luôn âm
mưu giết cậu, nên cậu không được đi học. Và với lệnh giết mình, cậu xin cha
lương thực để lên đường. Người cha ác nghiệt của cậu bảo rằng trên đường đi, ở
làng đó làng đó có người bạn của ông cũng làm quản khố, và hãy ăn ở đó rồi đi
tiếp.
Ðến làng đó, Ghosaka hỏi nhà người quản khố và gặp được bà vợ. Biết đó là
con trai của bạn mình, bà có cảm tình ngay với chàng trai. Viên quản khố này có
cô con gái chừng mười lăm mười sáu tuổi, xinh đẹp tuyệt vời. Ðể giữ tiếng tốt
và an toàn cho con, hai ông bà cho cô ở trên tầng cao nhất trong toà lâu đài
bảy tầng, cung vi lộng lẫy như trong hoàng cung với một nàng hầu.
Hôm đó, cô gái sai nàng hầu đi chợ.
Giữa đường nàng hầu gặp bà mẹ và được bà nhờ trải chỗ ngồi cho Ghosaka, rửa chân và xức dầu rồi trải
giường cho chàng. Nàng hầu đi chợ về trễ, bị cô chủ rầy, phải kể lại việc hầu
hạ Ghosaka. Nghe đến tên chàng
trai, cô gái thương ngay thấu tận xương tủy tim gan. Cô chính là vợ của Kotùhalaka kiếp trước, nhờ cúng dường vị
Bích Chi Phật được phước báo sanh vào nhà viên quản khố giàu có. Do đó lòng
luyến ái kiếp trước sống lại. Ðức Thế Tôn có dạy;
Do
liên hệ đời trước,
Hay lợi lộc hôm nay,
Lòng mến thương bừng dậy,
Như hoa vươn mặt hồ.
Hay lợi lộc hôm nay,
Lòng mến thương bừng dậy,
Như hoa vươn mặt hồ.
Cô hân hoan hỏi thăm về chàng trai. Khi
được biết chàng trai đang nằm ngủ với lá thư nơi viền áo, cô lén đi xuống gỡ
lấy lá thư mang về phòng, đóng cửa lớn, mở cửa sổ và đocï thư.
Xem xong cô gái buột miệng:
- Ố! Anh chàng ngốc, ra đi với lệnh
giết mình buộc nơi áo. Nếu mình không lén đọc thư trước chắc hẳn anh ta sẽ bị
giết.
Rồi cô xé phăng lá thư, viết một cái
khác, nhại giọng viên chưởng khố: "Ðây là Ghosaka
con tôi. Hãy kiếm lễ vật từ trăm ngôi làng của ta cho nó. Sửa soạn
lễ cưới cho nó với con gái viên quản khố vùng này. Xây một ngôi nhà hai tầng
ngay giữa làng cho hai vợ chồng mới ở, có tường vách bao quanh và người canh
gác bảo vệ cẩn thận. Xong việc, hãy báo tin cho ta rằng đã làm đúng như vậy, ta
sẽ hậu thưởng xứng đáng". Xong, buộc lá thư vào viền áo chàng trai như cũ.
Ngủ nguyên một ngày, Ghosaka thức dậy, ăn uống, lấy lại sức rồi
đi tiếp. Sáng hôm sau chàng đến ngôi làng nơi viên quản lý trăm ngôi làng của
cha nuôi cư ngụ. Chào hỏi xong, chàng trao ngay bức thư của viên chưởng khố.
Viên quản lý xem thư xong reo lên mừng rỡ, và ra lệnh cho gia nhân chở gỗ và các
vật liệu xây dựng khác đến cất một ngôi nhà hai tầng ngay giữa làng như lời dặn
trong thư. Rồi ông mang lễ vật của trăm ngôi làng đến nhà viên quản khố cách đó
không xa để xin làm lễ cưới. Ðồng thời ông cũng báo tin cho viên chưởng khố
thành phố biết là đã làm đúng như vậy.
Viên chưởng khố nhận được tin xây nhà
và cưới vợ cho Ghosaka muốn bật
ngửa, chỉ còn biết than thầm: "Mưu sự tại nhơn, thành sự tại thiên!"
Phần rầu buồn vì con chết, phần đau tức kế mưu sụp đổ, lòng ông lúc nào cũng
như lửa đốt, và còn sinh ra chứng tiêu chảy. Ông vẫn không hạ được cơn tức tối
về Ghosaka: "Bằng mọi giá ta
không để cho thằng khốn nạn này thừa kế gia sản". Và ông sai viên thư lại
phái người đi gọi Ghosaka về.
Cô gái viên quản khố, bây giờ là vợ của
Ghsaka, đã dặn trước đám gia nhân
khi có ai từ viên chưởng khố thành phố đến, hãy báo cho cô ta biết trước khi
nói với Ghosaka. Vì thế khi người
của viên thư lại đến, cô liền chận lại hỏi thăm. Người này thật thà cho biết là
viên chưởng khố bệnh tình chưa trầm trọng, ăn uống cũng còn được, và xin gặp Ghosaka để chuyển lời cha chàng bị bệnh
muốn gặp chàng. Cô vợ không để cho Ghosaka biết, ra lệnh cung cấp cho người này
chỗ ở và tiền công, và bảo y ở lại đi, khi nào cô ta sai y hãy đi.
Viên chưởng khố đợi mãi chẳng thấy
người nhắn tin về, hỏi viên thư lại, cũng không có tin tức gì, bèn phái thêm
người đi nữa. Cô vợ làm y như trước. Khi người thứ ba đến, biết tin rằng viên
chưởng khố bệnh đã nặng, không ăn uống nằm liệt giường, phải đổ bô luôn, cô
liền cho Ghosaka hay và khuyên
chàng mang phẩm vật từ trăm ngôi làng về thăm cha. Nhưng khi phẩm vật được chở
tới quá nhiều, nếu chất hết mọi thứ lên xe cùng đi e chậm trễ, do đó cô gái bảo
chồng nên để lại nhà, chỉ có hai vợ chồng đi, và không quên dặn rằng: "Anh
nhớ đứng đằng chân cha, còn em sẽ đứng bên gối nằm của ông". Và khi vào
nhà cô ra lệnh cho gia nhân của mình đứng canh cả phía trước và phía sau nhà.
Viên chưởng khố đang nằm trên giường
bệnh, có viên thư lại chà xát bàn chân, và báo cho ông là con trai và dâu đã
về. Khi biết rằng Ghosaka đang
đứng dưới chân mình, ông gọi viên thủ quỹ đọc cho ông nghe số tài sản và lợi
tức của mình như sau: "Tiền mặt là bốn trăm triệu đồng. Còn dụng cụ và đồ
giải trí, những ngôi làng, đất ruộng, người hầu, súc vật, xe bò, xe ngựa, tổng
cộng là chừng ấy, chừng ấy..." Viên chưởng khố nghe qua, định nói:
- Tất cả tài sản này ta không cho con
trai ta Ghosaka.
Nhưng lại nói:
- Ta cho.
Cô vợ Ghosaka
nghe xong, nghĩ rằng nếu để ông ta nói lại lần nữa, e sẽ khác đi. Vì
thế cô giả vờ như quá đau buồn, bứt tóc kêu khóc:
- Cha thân yêu, cha nói thật chứ? Dù
vậy chúng con cũng thật là bất hạnh khi nghe những lời của cha.
Rồi với vẻ sầu khổ cùng cực cô ngã lên
người ông, đập đầu vào ngực ông, lại lăn đầu ngay giữa ngực ông khiến ông không
thể nói thêm được nữa. Viên chưởng khố chết trong lúc ấy.
Người ta đi báo tin cho vua Udena biết. Vua tổ chức tang lễ xong liền
hỏi về con cái của viên chưởng khố. Biết ông ta có một người con trai là Ghosaka và đã giao hết tài sản, vua triệu
anh ta đến. Ghosaka vào cung. Vua
nhìn anh qua cửa sổ, thấy anh nhảy qua các vũng nước. Rồi vua an ủi anh và ban
chức chưởng khố thành phố cho anh. Anh cảm tạ vua rồi ra về. Vua lại đứng nhìn
anh rời cung điện. Lần này, anh không nhảy qua vũng nước mà lội qua một cách tề
chỉnh. Vua ngạc nhiên, truyền gọi anh ta lại hỏi;
- Này Ghosaka!
Có đúng là khi đến đây ngươi nhảy qua vũng nước, còn lúc trở về thì nghiêm
chỉnh bước qua?
- Tâu bệ hạ, quả như vậy.
- Tại sao vậy?
- Tâu bệ hạ, khi bước vào hạ thần vẫn còn
là một chú thanh niên ham chơi, nhưng bây giờ đã được bệ hạ ban cho chức tước,
thần phải dẹp bỏ những ưa thích cũ và phải cư xử nhã nhặn, đàng hoàng.
Vua nghe nói, đẹp dạ, liền phong chức
cho anh ta ngay. Anh được thừa hưởng gia sản trước đây của cha nuôi với địa vị
chưởng khố và trăm ngôi làng.
Sau này, một dịp nọ, cô vợ Ghosaka mới tiết lộ cho bà vú Kaalii về
việc tráo lá thư để cứu mạng Ghosaka,
và từ đó mới có được vinh quang như hôm nay. Sẵn dịp đó, vú Kaalii mới khai ra Ghosaka đã bị cha nuôi mưu hại bảy lần như
thế nào. Khi chồng về, cô vợ thuật lại hết câu chuyện, nhưng anh ta không tin
bèn đi hỏi bà vú. Nghe kể lại tự sự, Ghosaka
bàng hoàng cả người và thấy mình quả có phước đức mới thoát khỏi bảy
lần chết khủng khiếp. Do đó anh ta tự hứa với lòng là sẽ không sống đời phóng
dật nữa, mà cố gắng chuyên tâm chánh niệm. Anh không quên bố thí cho người
nghèo khó mù loà một ngàn đồng mỗi ngày, và giao cho người quản lý thuở trước
việc đó.
Tích truyện Pháp Cú
Thiền viện Viên Chiếu
Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugene Watson Burlingame
II. Phẩm
Không Phóng Dật
Thiền viện Viên Chiếu
Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugene Watson Burlingame
1.-
Những Chuyện Luân Hồi Quanh Vua Udena (
hay Udayna)
Phần 2. Thời
Niên Thiếu Của Ghosaka
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét