16 thg 2, 2014

Kinh Châu Báu (Ratana Sutta) bản tiếng việt

Sau đây là nội dung Bảo kinh (kinh Châu báu, Ratana sutta) trích trong kinh Tiểu bộ (Khuddhaka Nikaya) do H.T Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt:

1. Phàm ở tại đời này,
Có sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không
Mong rằng mọi sanh linh,
Ðượcđẹp ý vui lòng,
Vậy, hãy nên cẩn thận,
Lắng nghe lời dạy này.

2. Do vậy các sanh linh,
Tất cả hãy chú tâm,
Khởi lên lòng từ mẫn,
Ðối với mọi loài, người.
Ban ngày và ban đêm,
Họ đem vật cúng dường,
Do vậy không phóng dật,
Hãy giúp hộ trì họ.


3. Phàm có tài sản gì,
Ðời này hay đời sau,
Hayở tại thiên giới,
Có châu báu thù thắng,
Không gì sánh bằng được,
Với Như Lai, Thiện Thệ
Nhưvậy, nơi Ðức Phật,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.


4. Ðoạn diệt và ly tham,
Bất tử và thù diệu,
Phật Thích Ca Mâu Ni,
Chứng pháp ấy trong thiền.
Không gì sánh bằng được,
Với pháp thù diệu ấy.
Nhưvậy, nơi Chánh pháp,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.


5. Phật Thế Tôn thù thắng,
Nói lên lời tán thán,
Pháp thiền định trong sạch,
Liên tục không gián đoạn,
Không gì sánh bằng được,
Pháp thiền vi diệu ấy,
Nhưvậy, nơi Chánh pháp,
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.


6. Tám vị bốn đôi này,
Ðược bậc thiện tán thán,
Chúngđệ tử Thiện Thệ,
Xứngđáng được cúng dường.
Bốthí các vị ấy,
Ðược kết quả to lớn.
Nhưvậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.


7. Các vị lòng ít dục,
Với ý thật kiên trì,
Khéo liên hệ mật thiết,
Lời dạy Gotama!.
Họ đạt được quả vị,
Họthể nhập bất tử,
Họchứng đắc dễ dàng,
Hưởng thọ sự tịch tịnh,
Nhưvậy, nơi tăng chúng,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.


8. Như vậy cột trụ đá,
Khéo y tựa lòng đất,
Dầu có gió bốn phương,
Cũng không thể dao động,
Ta nói bậc chơn nhân,
Giống như ví dụ này.
Vịthể nhập với tuệ,
Thấyđược những Thánh đế,
Nhưvậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.


9. Những vị khéo giải thích,
Những sự thật Thánh đế,
Những vị khéo thuyết giảng,
Với trí tuệ thâm sâu,
Dầu họ có hết sức,
Phóng dật không tự chế,
Họcũng không đến nỗi,
Sanh hữu lần thứ tám.
Nhưvậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.


10. Vị ấy nhờ đầy đủ,
Với chánh kiến sáng suốt,
Do vậy, có ba pháp,
Ðược hoàn toàn từ bỏ.
Thân kiến và nghi hoặc,
Giới cấm thủ cũng không;
Ðối với bốn đọa xứ,
Hoàn toàn được giải thoát;
Vị ấy không thể làm,
Sáuđiều ác căn bản.
Nhưvậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.


11. Dầu vị ấy có làm
Ðiều ác gì đi nữa,
Với thân hay với lời,
Kểcả với tâm ý,
Vị ấy không có thể
Cheđậy việc làm ấy,
Vị ấy được nói rằng,
Không thể thấy ác đạo.
Nhưvậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.


12. Ðẹp là những cây rừng
Có bông hoa đầu ngọn,
Trong tháng ba nóng bức,
Những ngày hạ đầu tiên,
Pháp thù thắng thuyết giảng,
Ðược ví dụ như vậy,
Phápđưa đến Niết-bàn,
Pháp hạnh phúc tối thượng.
Nhưvậy, nơi Ðức Phật,
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.


13. Cao thượng, biết cao thượng,
Cho,đem lại cao thượng,
Bậc vô thượng thuyết giảng,
Pháp cao thượng thù thắng.
Nhưvậy, nơi đức Phật,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.


14. Nghiệp cũ đã đoạn tận,
Nghiệp mới không tạo nên,
Với tâm tư từ bỏ,
Trong sanh hữu tương lai.
Các hột giống đoạn tận,
Ước muốn không tăng trưởng,
Bậc trí chứng Niết-bàn,
Ví như ngọn đèn này.
Nhưvậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.


15. Phàm ở tại đời này,
Có sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không,
Hãyđảnh lễ đức Phật,
Ðã như thực đến đây,
Ðược loài Trời, loài Người,
Ðảnh lễ và cúng dường.
Mong rằng với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc.


16. Phàm ở tại nơi này,
Có sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không.
Hãyđảnh lễ Chánh pháp,
Ðã như thực đến đây,
Ðược loài Trời, loài Người,
Ðảnh lễ và cúng dường.
Mong rằng với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc.


17. Phàm ở tại nơi này,
Có sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không.
Hãyđảnh lễ chúng Tăng
Ðã như thực đến đây,
Ðược loài Trời, loài Người,
Ðảnh lễ và cúng dường.
Mong rằng với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc.




Quốc đô Tỳ xá ly (Vesali) có một năm bị đại hạn, gây ra nạn đói. Nông nghiệp hoàn toàn mất mùa, rất nhiều người chết đói và bịnh dịch bạo phát. Những thây chết hôi thối nồng nặc mà không có cách gì xử lý, dẫn đến cái nạn quỉ dữ thần tà. Đau thương bao trùm dân chúng. Người ta bàn đủ mọi cách khắc phục, cầu cứu mọi nơi nhưng cuối cùng ai cũng đồng ý cầu cứu Phật. Một phái đoàn do vương tử Mahali xứ Licchavi cầm đầu đi đến quốc vương Ba tư nặc (Pasenadi) để mời quốc vương đến Vesali quyết định. Quốc vương nói ông sẽ đích thân đi thỉnh Phật, và đức Phật đã hoan hỷ nhận lời. Khi đức Phật cùng với nhiều vị Tỳ kheo đi đến Vesali thì đột nhiên trời mưa như trút nước, mưa gột rửa sạch sẽ cả xứ. Đức Phật tuyên thuyết Bảo kinh và bảo tôn giả A nan đi một vòng Vesali tụng lại kinh ấy. Oai lực của Bảo kinh trước hết là làm lành mạnh những ai đang bị bịnh dịch. Sau một tuần, Vesali phục sinh như cũ, đau thương tan biến, ai cũng khởi lên lòng biết ơn hướng về đức Phật.






Bản kinh này có thể gọi là kinh Cứu hộ hay kinh Hộ quốc an dân trong những trường hợp thiên tai như bão lụt, động đất, cháy rừng, sóng thần, bịnh dịch, thập tử nhất sinh v.v... Ngoài Bảo kinh, Từ kinh (Metta sutta) cũng là một kinh Cứu hộ. Và thường thì phải tụng Bảo kinh, Từ kinh trong bảy ngày, như câu chuyện sau đây:

Vào thời Phật, có hai vị ẩn sĩ tu khổ hạnh với nhau trong nhiều năm, sau đó có một người hoàn tục, rồi lập gia đình, có được một bé trai. Hai vợ chồng ẳm đứa bé đến thăm vị ần sĩ, xin được chú nguyện, nhưng ông ta chỉ chúc "xin chú nguyện cho các người được sống lâu" mà không đá động gì đến em bé. Hai vợ chồng rất buồn, hỏi ra thì mới biết đứa bé chỉ sống được trong bảy ngày nữa, và vị ẩn sĩ nói chỉ có Phật mới biết cách cứu. Hai vợ chồng bế con đến gặp Phật, lạy chào, vấn an, thì Phật cũng chỉ nói "xin chú nguyện cho các người được sống lâu", nhưng không có nói gì về đứa bé, vì Phật cũng biết nó sẽ không còn sống bao lâu. Để ngăn chặn sự chết yểu của nó, đức Phật dạy hai vợ chồng dựng một cái lều vải trước cửa, đặt đứa bé trên gường trong lều. Đức Phật sai vài vị Tỳ kheo đến tụng kinh Cứu hộ trong bảy ngày. Dĩ nhiên là chư thiên đều qui tụ, và có một ác quỉ đến rình mò để đoạt sinh mạng của đứa bé. (Cố nhiên hai vợ chồng không thấy chư thiên và ác quỉ). Chư thiên đến càng đông, ác quỉ lùi đi thật xa, đành để đứa bé cho chư thiên giữ. Chư vị Tỳ kheo tụng kinh suốt đêm, đứa bé được cứu thoát. Đức Phật đến, đứa bé được bế lên, ngài nói "chú nguyện cho con sống lâu". Hai vợ chồng thưa sống bao lâu, Phật trả lời, 120 tuổi. Do vậy mà có tên Ayu Waddhana. Sau này, lớn lên, đứa bé năm xưa đến lâm viên Cấ`p cô độc, chư vị Tỳ kheo nhận ra, nhân đó hỏi Phật, sự thật có hay không có cái cách làm cho con người sống lâu ? Đức Phật nói có, đó là tôn kính sùng bái các bậc già cả, trưởng thượng, các bậc đủ cả thông minh và đức hạnh, thì có thể làm cho con người sống lâu, tốt tướng, hạnh phúc, khỏe mạnh. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét