18 thg 1, 2018

Sấp tài liệu sưu tầm 1


"Chẳng có gì là chắc chắn cả."
"Nothing is certain."
*****
Cái thấy cái biết trong bóng tối mê mờ của tham ái và vô minh là cái thấy cái biết đảo điên, chúng luôn lừa đảo phỉnh gạt dẫn dắt chúng sinh lang bạt trong khổ đau của sinh tử luân hồi hết kiếp này sang kiếp khác từ vô lượng kiếp tới nay và mai sau. Chớ có tin vào chúng. Hãy đoạn tận chúng bởi minh giải thoát được vun bồi bởi Bát Thánh Đạo.
Xin hãy đừng phí phạm, dù chỉ mỗi một giây.
"""""""""""""""""""""""""""""
Tất cả các pháp viết và hình ảnh trên FB 
Sumaṅgalā Bhikkhu Viên Phúc có thể chia sẻ và sử dụng không cần xin phép. Nguyện cho Chánh pháp được lan tỏa rộng khắp mang lại lợi lạc cho chúng sinh sớm giác ngộ giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau phiền não đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự.
"""""""""""""""""""""""""""""
"NOTHING IS CERTAIN"
View and perception in the darkness of greed and ignorance is perversive view and perversive perception. They always deceitfully lead all beings wondering in the suffering of samsara, from life to another, countlessly up to now and further. Do not trust them. Let's break through them by wisdom developed by Noble Eightfold Path
Please do not waste, just for a second.
""""""""""""""""""""""""""""""
All status and photos in FB Sumangala Bhikkhu Viên Phúc can be used and shared freely without asking for permission. 






Đối Tượng Của Thiền Minh Sát (Vipassanā)

(Thuyết vào ngày 7 tháng 3 năm 1998)
Ngài Sīlānanda giảng
Pháp Triều dịch

Lời người dịch: Dưới đây là bản dịch của bài pháp với chủ đề “Đối Tượng Của Thiền Minh Sát” do ngài Sīlānanda giảng. Chúng tôi chọn dịch bài pháp này vì nhận thấy bài pháp rất hữu ích cho những Phật tử chưa có thuận duyên theo tu học dài ngày tại các khóa thiền dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các thiền sư. Trong bài pháp này, ngài Sīlānanda phân tích kỹ về đối tượng của thiền minh sát, giúp cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn khi tiếp cận với thiền minh sát và bắt đầu tự tu tập. Xin chia phần phước này đến tất cả chúng sanh. The merits are for you, Mom and Dad!
Hôm nay, tôi sẽ giảng cho các bạn biết về đối tượng của thiền minh sát (vipassanā) là gì. Các hành giả bắt đối tượng gì khi họ thực hành thiền minh sát (vipassanā)? Thông thường chúng ta nói, mọi thứ đều trở thành đối tượng trong thiền minh sát (vipassanā). Mọi thứ nổi bật hoặc hiện rõ ở thời điểm hiện tại đều là đối tượng của thiền minh sát (vipassanā). Nhưng tôi nghĩ điều đó cần phải được chỉnh sửa hay cần phải được bổ sung một chút rằng, “mọi thứ phải là thứ thuộc vào sự thật chân đế”.
Có hai loại sự thật được giảng dạy trong Phật giáo: sự thật hiển nhiên và sự thật chân đế. Sự thật hiển nhiên được gọi là khái niệm hay chế định (paññatti). Khi tôi nói: “Đây là một người đàn ông”, thì tôi không nói dối với các bạn. Tôi đang nói sự thật với các bạn. Sự thật đó là chỉ theo chế định. Nhưng trong sự phân tích tối hậu hay sự thật chân đế, không có cái thứ được gọi là một người đàn ông, mà chỉ là một tập hợp của năm uẩn, hay nói cách khác là của danh và sắc. Như vậy, danh và sắc là những sự thật chân đế. Nhưng khi danh và sắc được kết hợp với nhau thành một chúng sanh, thì chúng ta gọi nó là một chúng sanh hoặc một người đàn ông hay một người phụ nữ. Một người đàn ông hay một phụ nữ hay một chúng sanh chỉ là tên gọi mà chúng ta gán cho cái tập hợp danh sắc này. Cho nên, một người đàn ông hay một phụ nữ hay một chúng sanh thật ra chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của loài người. Chúng không có thực chất riêng hay bản chất nội tại. Chúng không có sự tồn tại của chính mình. Những tên gọi chúng ta gán cho những con người hay những vật dụng, và cũng như những con người hay những vật dụng mà những tên gọi này chỉ định, được gọi là sự thật hiển nhiên hay khái niệm.
Từ sự thật hiển nhiên này, chúng ta tinh chiết ra sự thật chân đế. Như vậy, từ người đàn ông, chúng ta có danh và sắc. Danh và sắc là những sự thật chân đế vì chúng thật sự tồn tại, chúng có thể được trải nghiệm và chúng có thể được chính chúng ta nhìn thấy thông qua việc thực hành thiền. Như vậy, các khái niệm là những thứ mà không có sự tồn tại thật sự của tự chúng hay của chính chúng. Chúng tồn tại trong tâm trí của mọi người và chúng ta sử dụng khái niệm rất nhiều trong đời sống hằng ngày của mình. Nhưng khi chúng ta thực hành thiền minh sát (vipassanā), chúng ta không bắt các khái niệm làm cảnh vì mục đích của thiền minh sát (vipassanā) hay chức năng của thiền minh sát (vipassanā) là thấy được rằng các pháp là vô thường, khổ và vô ngã.
Khái niệm không có những đặc tính như vô thường và vân vân, vì chúng ta không biết khi nào các khái niệm được hình thành và khi nào chúng biến mất. Chúng không có ba đặc tính này – vô thường, khổ và vô ngã. Và ba đặc tính này là quan trọng để nhìn thấy, vì chỉ khi các bạn nhìn thấy được ba đặc tính này, các bạn mới có ý muốn thoát khỏi sự khổ đau. Cho nên, điều quan trọng là các bạn nhìn thấy được ba đặc tính này. Và ba đặc tính này chỉ tìm thấy được trong các sự thật chân đế, chứ không phải trong các khái niệm. Có bốn sự thật chân đế được giảng dạy trong Phật giáo:
1. Tâm,
2. Tâm sở,
3. Sắc pháp, và
4. Níp-bàn (Nibbāna).
Trong số bốn sự thật này, một phần lớn tâm, một phần lớn các tâm sở và sắc pháp hay vật chất là đối tượng của thiền minh sát (vipassanā). Thêm nữa, thiền minh sát (vipassanā) chỉ bắt những gì thuộc về hiệp thế, chứ không phải những gì thuộc về siêu thế. Có những loại tâm được gọi là siêu thế, sanh lên tại thời điểm giác ngộ và các tâm sở đi cùng với chúng cũng vậy. Những pháp này không được bắt làm cảnh đơn giản vì chúng chưa được chứng đắc bởi những ai đang thực hành thiền minh sát (vipassanā).
Khi các bạn thực hành thiền minh sát (vipassanā), các bạn quan sát tâm ý của mình, các bạn quan sát các cảm giác của mình và các bạn quan sát tâm của mình, các bạn quan sát các tâm sở và vân vân. Chỉ những pháp mà các bạn trải nghiệm, chỉ những hiện tượng mà sanh lên trong tâm trí của các bạn, các bạn mới có thể bắt làm đối tượng. Cho nên, đối tượng của thiền minh sát (vipassanā) trước hết là sự thật chân đế. Sự thật chân đế đó phải thuộc vào hiệp thế, chứ không phải siêu thế. Một vị đã đạt được các tầng giác ngộ thấp, khi thực hành thiền minh sát (vipassanā), vẫn có thể bắt tâm siêu thế, tức là tâm siêu thế của chính mình, làm đối tượng của thiền minh sát (vipassanā). Mặc dầu vị đó có thể là an trú trên tâm siêu thế đó, nhưng lại chẳng có lợi ích gì cả về việc sát trừ các phiền não liên quan đến tâm siêu thế đó. Lý do là vì tâm siêu thế không phải là đối tượng của các phiền não.
Hành giả bắt cảnh thuộc vào hiệp thế. Trong giới hiệp thế, có tâm thiền (jhāna) và tâm không có thiền (jhāna). Tâm thiền (jhāna) là tâm sanh lên trong hành giả thực hành thiền chỉ tịnh (samatha), là người bắt hầu hết là khái niệm làm cảnh, là người phát triển định (samādhi) trên khái niệm đó và đạt đến giai đoạn của thiền (jhāna). Tại thời điểm đó, có một loại tâm sanh lên trong vị đó. Tâm đó được gọi là tâm thiền (jhāna). Tâm thiền có thể được bắt làm đối tượng cho thiền minh sát (vipassanā). Nhưng chỉ có những ai đã chứng đắc thiền (jhāna) mới có thể bắt thiền (jhāna) làm đối tượng của thiền minh sát (vipassanā). Khi các bạn chưa chứng đắc thiền (jhāna), các bạn không thể bắt thiền (jhāna) làm đối tượng của thiền minh sát (vipassanā), đơn giản vì các bạn chưa chứng đạt nó. Đó là thiền minh sát (vipassanā) trực tiếp.
Có hai loại thiền minh sát (vipassanā) – minh sát (vipassanā) trực tiếp và minh sát (vipassanā) suy luận. Trước hết, các bạn thực hành và đạt được minh sát (vipassanā) trực tiếp, tức là các bạn đặt tâm lên các đối tượng và các bạn nhìn thấy được các đối tượng này là vô thường, khổ và vô ngã. Sau khi các bạn nhìn đối tượng thật, các bạn quan sát nó là vô thường và vân vân, các bạn có thể suy luận rằng cũng như với đối tượng tôi đang quán sát đây là vô thường và vân vân, các đối tượng khác cũng sẽ là như vậy. Theo cách đó, các bạn thực hành minh sát (vipassanā) suy luận trên những hiện tượng mà các bạn không thật sự trải nghiệm. Nhưng thiền minh sát (vipassanā) suy luận phải được thực hành sau khi các bạn đã thực hành thiền minh sát (vipassanā) trực tiếp. Trước hết, các bạn phải thấy được rằng một đối tượng cụ thể nào đó là vô thường. Chỉ sau khi như vậy, các bạn mới có thể suy luận rằng cũng giống như vật này là vô thường, những vật khác cũng như vậy. Trong thiền minh sát (vipassanā) trực tiếp, các bạn bắt làm đối tượng thứ mà các bạn có thể trải nghiệm hoặc thứ mà các bạn đã trải nghiệm. Nếu các bạn chưa trải nghiệm thiền (jhāna), thì các bạn không thể bắt thiền (jhāna) làm đối tượng của thiền minh sát (vipassanā). Do đó, các bạn có thể bắt các tâm không có thiền (jhāna) và các tâm sở đi cùng với chúng làm đối tượng của thiền minh sát (vipassanā).
Trong số những tâm không có thiền (jhāna), những tâm mà chỉ sanh lên trong tâm trí của các bậc A-la-hán (Arahant) cũng không thể được bắt làm đối tượng. Vì những ai chưa phải là A-la-hán (Arahant) thì chưa thể trải nghiệm những tâm đó. Cho nên, những tâm này không thể được bắt làm đối tượng. Thật ra, chỉ có một vài tâm và các tâm sở và tất cả các sắc pháp[1] mới có thể làm đối tượng của thiền minh sát (vipassanā). Trong số những tâm mà là tâm không có thiền (vipassanā) hoặc trong số những sắc pháp, chỉ có những cảnh nào hiển lộ rõ đối với hành giả mới có thể được bắt làm đối tượng.
Thiền minh sát (vipassanā) bắt đầu với một cái gì đó mà hiển lộ rõ ràng đối với hành giả, các gì đó mà hành giả có thể quan sát dễ dàng. Vào lúc mới bắt đầu thực hành thiền minh sát (vipassanā), các bạn không cố gắng hay không nỗ lực tìm hiểu hoặc nhìn nhận ra những thứ mập mờ, vốn không dễ dàng nhìn thấy được. Cho nên, các bạn bắt đầu với cái gì đó rõ ràng, hiện rõ đối với mình, các gì đó dễ tiếp nhận, dễ hiểu. Đó là một điều quan trọng. Lý do là vì nếu các bạn cố gắng nhìn thấy những thứ không hiển nhiên, các bạn sẽ không thấy được chúng một cách rõ ràng vì chúng không hiển nhiên. Và nếu các bạn không thấy được chúng một cách rõ ràng, các bạn không thấy được các đặc tính của chúng, các bạn không thấy được chúng là vô thường và vân vân. Do đó, thiền minh sát (vipassanā) bắt đầu với cái gì đó là hiển nhiên, cái gì đó là nổi trội, các gì đó là dễ dàng nhìn thấy được.
Và hơn nữa, có hai loại đối tượng – nội cảnh và ngoại cảnh. Nội có nghĩa là thứ sanh lên trong tâm của các bạn và trong thân của các bạn mà các bạn thật sự trải nghiệm. Ngoại có nghĩa là những thứ sanh lên trong những người khác và cũng như những thứ trong những vật bên ngoài như cây cối, đồi núi và vân vân. Mặc dầu các nội cảnh và ngoại cảnh đều là đối tượng của thiền minh sát (vipassanā), nhưng hành giả phải nên tập trung vào các nội cảnh. Vì chỉ có nội cảnh là hiển nhiên hay rõ ràng đối với hành giả. Ví dụ, tâm của người khác – các bạn không biết tâm của người khác, các bạn không thấy được tâm của người khác. Tuy rằng các bạn có thể là suy đoán: “Người đó đang giận dữ” hoặc “người đó đang hạnh phúc”, nhưng các bạn không chính mình thật sự thấy được trạng thái tâm của người đó. Còn đối với cái gì đó đang xảy ra bên trong các bạn và trong tâm của các bạn, thì các bạn thật sự biết các bạn có thật là đang giận dữ không hay các bạn có thật là đang hạnh phúc không hoặc một trạng thái gì đó khác.
Điều quan trọng là hành giả nên chú trọng vào việc quan sát các nội cảnh, tức là chính các trạng thái tâm thức của mình, các tâm của mình và các vật chất của mình, các cảm thọ trong thân và vân vân. Sau khi hành giả đã quán sát những nội cảnh và hiểu được rằng chúng là vô thường và vân vân, thì hành giả có thể thực hành minh sát (vipassanā) suy đoán trên những ngoại cảnh như tâm. Tâm là vô thường, tâm của những người khác cũng vậy và vân vân. Đôi lúc, sự hiểu biết như vậy sẽ tự động đến và các bạn không cần phải cố tâm suy nghĩ về nó.
Mặc dầu cả nội và ngoại cảnh đều là đối tượng của thiền minh sát (vipassanā), nhưng hành giả nên đặt trọng tâm vào việc quán sát nội cảnh càng nhiều càng tốt. Thay vì tìm kiếm ngoại cảnh, hành giả nên tập trung vào các đối tượng trong thân và trong tâm mình. Tìm kiếm các đối tượng bên ngoài thật ra là một sự chi phối hay một sự phân tâm. Việc đó sẽ làm cho định và tuệ không thể phát triển được.
Tiếp theo, đối tượng của thiền minh sát (vipassanā) phải là cảnh hiện tại. Ở đây cũng vậy, trong minh sát (vipassanā) suy luận, hành giả có thể bắt cảnh quá khứ và cảnh tương lai làm đối tượng của thiền minh sát (vipassanā). Nhưng ở đây cũng vậy, trước hết phải có sự hiểu biết trực tiếp, sự quán nhìn trực tiếp, minh sát (vipassanā) trực tiếp trên đối tượng mà hiện rõ cho hành giả. Đối tượng mà hiện rõ cho hành giả thật ra là đối tượng hiện hữu trong giây phút đó. Cho nên, hành giả bắt đối tượng tại thời điểm hiện tại làm đối tượng của thiền minh sát (vipassanā) và cố gắng chánh niệm, ghi nhận nó trong tâm và cố gắng nhìn thấy các đặc tính của nó, cố gắng nhìn thấy rằng nó là vô thường, khổ và vô ngã.
Sau khi hành giả đã nhìn thấy được cảnh hiện tại, thì hành giả nhìn thấy rõ ràng cảnh hiện tại là vô thường và vân vân và hành giả có thể thực hiện việc suy luận, tức hành minh sát (vipassanā) suy luận. Giống như cảnh hiện tại này là vô thường, các cảnh trong quá khứ cũng vậy, và các cảnh trong tương lai cũng sẽ như vậy. Sự quán tưởng như vậy hay sự thấu hiểu như vậy hầu như tự hiện đến cho hành giả. Sau khi nhìn thấy cảnh hiện tại là vô thường và vân vân, hành giả chỉ tự nhận thấy rằng, cũng như cái này là vô thường, những cái khác cũng là như vậy.
Đối tượng trong thời điểm hiện tại là điều quan trọng cho hành giả thiền minh sát (vipassanā). Đó là vì chỉ có đối tượng trong hiện tại mới có thể được quán sát và mới có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng. Đối tượng mà đã diễn ra (bây giờ không còn nữa) thì không thể quán sát được. Cho dầu các bạn có thể gợi nhớ lại trong tâm đến mức độ nào, các bạn vẫn không nhìn thấy nó một cách rõ ràng được, các bạn không thể nhìn thấy những đặc tính của nó và vân vân. Còn đối với các đối tượng mà chưa xảy ra thì, vì chúng chưa hiện hữu tại đây, cho nên các bạn không thể nhìn vào chúng, các bạn không thể nhìn thấy chúng, các bạn không thể quán sát chúng. Do đó, các bạn không thể hiểu được bản chất thật của chúng. Chỉ có đối tượng trong thời điểm hiện tại mới thích ứng cho việc nhìn ngắm, quán sát hoặc thấy hiểu. Cho nên, đối tượng trong hiện tại là quan trọng nhất. Và đối tượng trong hiện tại có thể là bất kỳ thứ gì trong những sự thật chân đế sau: những suy nghĩ của các bạn, những cảm xúc của các bạn, những cảm giác trong cơ thể hoặc sự phồng lên và xẹp xuống của bụng hoặc hơi thở ra và hơi thở vào, và có nhiều thứ như vậy. Đức Phật đã dạy:
“Đừng để quá khứ quay lại với bạn. Tức là đừng theo đuổi quá khứ vì quá khứ đã qua rồi. Đừng ước vọng tương lai vì tương lai chưa đến. Nhưng hành giả, người mà có khả năng chánh niệm hay ghi nhận được đối tượng ở thời điểm hiện tại hoặc chính thời điểm hiện tại khi nó sanh lên, thì nên phát triển định và tuệ, tức là các pháp mà không thể bị các tà kiến hoặc sự dính mắc lôi kéo đi. Nó không thể bị tà kiến và sự dính mắc hủy hoại.”[2]
Đức Phật hướng dẫn các đệ tử của Ngài phải chánh niệm ghi nhận đối tượng tại thời điểm hiện tại, không hoài vọng quá khứ, và không ước vọng tương lai. Vì chúng thật ra không có thật; quá khứ đã xảy ra và không còn ở đây nữa, tương lai thì chưa đến. Cho nên, chúng không có ở đây. Cho dầu các bạn có cố gắng quan sát chúng nhiều đến mức nào, các bạn vẫn sẽ không thấy được chúng một cách rõ ràng. Và nếu các bạn không thấy được chúng một cách rõ ràng, các bạn không thể thấy được các đặc tính của chúng. Nhưng cảnh hiện tại thì lại khác. Vì nó là ở đây, giống như là nó đang ở ngay trước mặt các bạn, các bạn có thể quán sát nó và các bạn có thể kiểm định nó và các bạn có thể thấy được nó rõ ràng. Khi các bạn thấy nó một cách rõ ràng, các bạn biết rằng nó sanh lên và nó biến mất. Nó là vô thường và nó liên tục bị sự sanh diệt áp chế vì một pháp sanh lên và diệt đi và rồi một pháp khác sanh lên và diệt đi và vân vân. Nó giống như là đang bị tấn công bởi sự sanh diệt. Cảm giác hay ý nghĩa bị liên tục áp chế bởi sự sanh diệt là cái chúng ta gọi là khổ.
Và hơn nữa, chúng ta biết rằng chúng ta không thể làm gì được về điều đó. Chúng ta chỉ phải chấp nhận nó. Chúng ta không thể làm cho vô thường thành thường hằng, chúng ta không thể làm cho khổ thành hạnh phúc và vân vân. Như vậy, chúng ta không có quyền hành hay sự điều khiển nào trên nó cả và việc không có quyền hành hay sự điều khiển nào trên nó là cái chúng ta gọi là vô ngã hay có ý nghĩa vô ngã. Ba đặc tính này rất quan trọng vì, nếu không nhìn thấy được ba đặc tính này, chúng ta không thể tiến triển được, tức là chúng ta không thể đạt đến được trạng thái mà ở đó chúng ta có được sự lãnh đạm đối với các danh sắc, lãnh đạm đối với sự khổ. Cho nên, điều quan trọng là chúng ta phải chú ý vào đối tượng trong thời điểm hiện tại và không bị chi phối với quá khứ và tương lai.
Nếu các bạn nghĩ về tương lai và nghĩ về cái gì sẽ xảy ra trong tương lai hoặc bất cứ điều gì đó, các bạn sẽ bị chi phối hay bị phân tâm. Khi các bạn bị phân tâm, các bạn không thể ghi nhận đối tượng hiện tại một cách rõ ràng được. Nếu các bạn không thấy được hiện tại một cách rõ ràng, định và tuệ không thể phát triển. Đó là lý do tại sao đôi lúc mọi người dành nhiều thời gian, có thể là nhiều ngày hay nhiều tuần, nhưng sự thực hành của họ không tiến triển gì cả. Cho nên, điều quan trọng là đối tượng mà các bạn bắt phải thuộc vào sự thật chân đế và đối tượng các bạn bắt phải là thứ mà dễ nhìn thấy được và phải rõ ràng, phải hiển nhiên. Và nó phải là đối tượng trong thời điểm hiện tại.
Hành giả phải hiểu được đối tượng của thiền minh sát (vipassanā). Nhưng nếu các bạn đang thực hành với một vị thầy, thì các bạn chỉ cần hành theo sự hướng dẫn của vị đó. Nếu các bạn hành theo sự hướng dẫn của vị đó một cách thích hợp, thì các bạn không cần phải lo lắng về đối tượng đó là gì hoặc các bạn đang làm gì và các bạn đang bắt đối tượng nào. Nếu các bạn tự thực hành, thì các bạn phải hiểu rằng thiền minh sát (vipassanā) không bắt các khái niệm làm cảnh. Nó chỉ bắt sự thật chân đế làm cảnh, và sự thật chân đế có nghĩa là tâm của các bạn và các suy nghĩ của các bạn, những cảm xúc và những các cảm giác trong cơ thể của các bạn, sự chuyển động của thân xác và vân vân. Tất cả chúng được gọi là những sự thật chân đế.
Trong số những sự thật chân đế, chúng ta nên tập trung vào cái gì đó mà là hiệp thế. Và trong số các pháp hiệp thế, những đối tượng các bạn bắt thường là tâm không có thiền (jhāna) và các tâm sở đi cùng và tất cả các sắc pháp[3]. Những pháp này có thể là ngoại và nội, và các bạn nên tập trung nhiều hơn vào các nội cảnh trước rồi mới đến các ngoại cảnh. Thật ra, chúng được bắt làm cảnh chỉ khi nào chúng đi vào trong tâm của các bạn, giống như khi các bạn nghe một tiếng động. Và hơn nữa, các bạn nên tập trung vào đối tượng tại thời điểm hiện tại, chứ không phải vào những đối tượng đã mất đi hoặc là chưa đến.
Khi các bạn thực hành thiền minh sát (vipassanā), hãy nhớ những điều này trong tâm và cố gắng chánh niệm hay cố gắng ghi nhận đối tượng tại thời điểm hiện tại. Đôi lúc, đó là hơi thở hoặc sự chuyển động của bụng. Đôi lúc, đó là các suy nghĩ đó đây của các bạn. Đôi lúc, đó là các cảm xúc, đôi lúc, đó là các cảm giác trong cơ thể; bất cứ cái gì mà hiển nhiên và rõ ràng trong thời điểm hiện tại, thì đó là đối tượng của thiền minh sát (vipassanā). Nếu chúng ta có thể chỉ chú tâm vào đối tượng ở thời điểm hiện tại, không suy tưởng về quá khứ, không suy vọng, mong đợi, suy nghĩ về tương lai, thì chúng ta sẽ phát triển được định rất nhanh. Khi định được phát triển, chúng ta sẽ tiến đến việc thấy được bản chất thật của những đối tượng này, tức là chúng là vô thường, chúng là khổ và chúng là vô ngã.
Đây là mục đích hay chức năng của thiền minh sát (vipassanā), vì ý nghĩa của chính thuật ngữ này là “thấy theo nhiều cách khác nhau”. Thấy theo nhiều cách khác nhau có nghĩa là thấy được các hiện tượng danh và sắc là vô thường, khổ và vô ngã. Cho nên, khi các bạn thực hành thiền minh sát (vipassanā), điều quan trọng là các bạn thấy được ba đặc tính này.
Sādhu! Sādhu! Sādhu!
[1] ND: Không phải tất cả các sắc pháp đều có thể làm đối tượng của thiền minh sát (vipassanā). Chỉ có mười tám sắc sắc đầu tiên trong tổng số 24 sắc pháp mới là những đối tượng của thiền minh sát (vipassanā). Xem Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp, chương 6 và chương 7.

[2] Xem M.iii.226ff.

[3] ND: Không phải tất cả các sắc pháp đều có thể làm đối tượng của thiền minh sát (vipassanā). Chỉ có mười tám sắc sắc đầu tiên trong tổng số 24 sắc pháp mới là những đối tượng của thiền minh sát (vipassanā). Xem Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp, chương 6 và chương 7.








BA PHÁP NÀO GIÚP SỐNG AN LẠC & HOAN HỶ NGAY TRONG HIỆN TẠI VÀ TẠO NỀN TẢNG ĐOẠN TẬN CÁC LẬU HOẶC?
*****

Này các Tỷ-kheo, đầy đủ được ba pháp ấy, một Tỷ-kheo ngay trong
 hiện tại, sống an lạc, hoan hỷ, và tạo nền tảng đoạn tận các lậu hoặc.
Thế nào là ba?
⚀ Hộ trì các căn, ⚁ tiết độ trong ăn uống và ⚂ chú tâm tỉnh giác.
⚀ Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo hộ trì các căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo,
① khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành hộ trì nhãn căn.
② Khi tai nghe tiếng …
③ Khi mũi ngửi hương …
④ Khi lưỡi nếm vị …
⑤ Khi thân cảm xúc …
⑥ Khi ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành hộ trì ý căn.
Ví như, này các Tỷ-kheo, trên đất bằng, tại chỗ ngã tư, có chiếc xe đang đậu, thắng với ngựa hay, có roi ngựa đặc biệt đang sẵn sàng. Có người mã thuật sư thiện xảo, người đánh xe điều ngự các con ngựa đáng được điều ngự, leo lên xe ấy, tay trái nắm lấy dây cương, tay mặt cầm lấy roi ngựa, có thể đánh xe ngựa đi tới đi lui, như thế nào và tại chỗ nào theo ý mình muốn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học hộ trì, học chế ngự, học điều ngự, học tịnh chỉ sáu căn này. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo hộ trì các căn.
⚁ Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tiết độ trong ăn uống?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chân chánh giác sát thọ dụng món ăn không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được an trú, được bảo dưỡng, khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh; vị ấy nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ, không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an lạc”.
Ví như, này các Tỷ-kheo, một người bôi thuốc vào một vết thương để chữa lành vết thương ấy. Ví như một người bôi dầu vào trục xe với mục đích để có thể chở đồ nặng.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chân chánh giác sát thọ dụng món ăn không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được an trú, được bảo dưỡng, khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh; vị ấy nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ, không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an lạc”.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tiết độ trong ăn uống.
⚂ Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chú tâm tỉnh giác?
Ở đây, này các Tỷ-kheo,
① Tỷ-kheo ban ngày trong khi đi kinh hành hay ngồi, tâm trừ sạch các chướng ngại pháp.
② Ban đêm canh một, khi đi kinh hành hay ngồi, tâm trừ sạch các chướng ngại pháp.
③ Ban đêm canh giữa, vị ấy nằm phía hông bên phải, trong dáng nằm con sư tử, hai chân để trên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý đến lúc thức dậy.
④ Ban đêm trong canh cuối cùng, vị ấy thức dậy và trong khi đi kinh hành và ngồi, tâm trừ sạch các chướng ngại pháp.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chú tâm tỉnh giác.
Này các Tỷ-kheo, đầy đủ ba pháp ấy, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại, sống an lạc, hoan hỷ, và tạo nền tảng đoạn tận các lậu hoặc.
"""""""""""""""""""""""""""
- Chương 35: Tương Ưng Sáu Xứ
IV: Phẩm Rắn Ðộc - 235. Hỷ Lạc
https://suttacentral.net/vn/sn35.235
- Tất cả các bài viết và hình ảnh trên FB Sumangala có thể chia sẻ và sử dụng không cần xin phép. Nguyện cho Chánh pháp được lan tỏa rộng khắp mang lại lợi lạc cho chúng sinh sớm giác ngộ giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau phiền não đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự.
"""""""""""""""""""""""""""
Saṃyutta Nikāya 35
Connected Discourses on the Six Sense Bases
239. The Simile of the Chariot
https://suttacentral.net/en/sn35.239
“Bhikkhus, by possessing three qualities, a bhikkhu lives full of happiness and joy in this very life, and he has laid a foundation for the destruction of the taints.
What are the three? He is one ⚀ who guards the doors of the sense faculties, ⚁ who is moderate in eating, and ⚂ who is devoted to wakefulness.
⚀ “And how, bhikkhus, is a bhikkhu one who guards the doors of the sense faculties?
Here,
① having seen a form with the eye, a bhikkhu does not grasp its signs and features. Since, if he left the eye faculty unrestrained, evil unwholesome states of covetousness and displeasure might invade him, he practises the way of its restraint, he guards the eye faculty, he undertakes the restraint of the eye faculty.
② Having heard a sound with the ear …
③ Having smelt an odour with the nose …
④ Having tasted a taste with the tongue …
⑤ Having felt a tactile object with the body …
⑥ Having cognized a mental phenomenon with the mind, a bhikkhu does not grasp its signs and its features. Since, if he left the mind faculty unrestrained, evil unwholesome states of covetousness and displeasure might invade him, he practises the way of its restraint, he guards the mind faculty, he undertakes the restraint of the mind faculty.
“Suppose, bhikkhus, a chariot harnessed to thoroughbreds was standing ready on even ground at a crossroads, with a goad on hand. Then a skilful trainer, a charioteer of horses to be tamed, would mount it and, taking the reins in his left hand and the goad in his right, would drive away and return by any route he wants, whenever he wants. So too, a bhikkhu trains in protecting these six sense faculties, trains in controlling them, trains in taming them, trains in pacifying them. It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu guards the doors of the sense faculties.
⚁ “And how, bhikkhus, is a bhikkhu moderate in eating?
Here, reflecting wisely, a bhikkhu takes food neither for amusement nor for intoxication nor for the sake of physical beauty and attractiveness, but only for the support and maintenance of this body, for ending discomfort, and for assisting the holy life, considering: ‘Thus I shall terminate the old feeling and not arouse a new feeling, and I shall be healthy and blameless and live in comfort. ’
Just as a person anoints a wound only for the purpose of enabling it to heal, or just as one greases an axle only for the sake of transporting a load, so a bhikkhu, reflecting wisely, takes food … for assisting the holy life. It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu is moderate in eating.
⚂ “And how, bhikkhus, is a bhikkhu devoted to wakefulness?
Here,
① during the day, while walking back and forth and sitting, a bhikkhu purifies his mind of obstructive states.
② In the first watch of the night, while walking back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive states.
③ In the middle watch of the night he lies down on the right side in the lion’s posture with one foot overlapping the other, mindful and clearly comprehending, after noting in his mind the idea of rising.
④ After rising, in the last watch of the night, while walking back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive states. It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu is devoted to wakefulness.
“Bhikkhus, it is by possessing these three qualities that a bhikkhu lives full of happiness and joy in this very life, and he has laid the foundation for the destruction of the taints.”
"""""""""""""""""""""""
All status and photos of FB Sumangala can be shared and used freely without asking for permission. 




___ TÂM SỞ TỊNH HẢO VẤN ĐÁP .
__ TÂM SỞ QUÂN BÌNH _
( tatramajjhattatã cetasika )

- HỎI : Hãy giải thích tâm sở tatramajjhattatã ( tâm sở quân bình ) ?
-----------
- ĐÁP : Tatramajjhattatãcetasika được dịch là (( tâm sở quân bình )) hay (( tâm sở hành xả )).
Đây là tâm sở làm cho các pháp đồng sinh với nó (( ngang bằng với nhau )), ví như người đánh xe song mã thiện xảo , y điều khiển hai con ngựa được huấn luyện thuần thục chạy song song với nhau .
Tatra là (( ở đó )) , là ở nơi đối tượng ( ãrammana - cảnh ) mà tâm nhận biết , còn majhattatã là (( ở khoảng giữa )) , nghĩa là không thiên lệch .
Majjhattatã xem như trọng tâm căn nhà , hay xem như đường phân giác của một góc ...
Đôi khi tâm sở quân bình được xem là upekkhã ( XẢ ) trong bốn tâm vô lượng là : Từ , bi , hỷ và xả .
Trong tâm sở Vô lượng phần không Từ và Xả , vì tâm Từ xuất phát từ tâm sở vô sân , còn tâm Xả xuất phát từ tâm sở quân bình này .
Có thể hiểu : Tâm sở vô sân như đứa bé còn non yếu , tâm Từ vô lượng ( hay Từ phạm trú - mettãbrahmavihãra ) là đứa bé trưởng thành và Từ tâm giải thoát ví như chàng trai đang độ tuổi sung mãn .
Tương tự như thế với tâm sở quân bình , tức là tâm sở Quân bình khi phát triển trở thành tâm sở Xả phạm trú , khi sung mãn trở thành Xả tâm giải thoát hoặc Xả giác chi .
Sách Thanh Tịnh Đạo có giải thích tâm sở Quân bình như sau :
(( Ngang bằng các pháp , gọi là QUÂN BÌNH )).
Các pháp cùng sinh với tâm sở quân bình có hai loại : Danh và sắc pháp .
Ở đây chỉ cho danh pháp là tâm và tâm sở , vì tâm - tâm sở đồng sinh - đồng diệt với nhau .
Còn sắc pháp có thể đồng sinh nhưng không đồng diệt hoặc đồng diệt nhưng không đồng sinh , đồng thời tâm sở quân bình không có khả năng làm cho sắc pháp ngang bằng nhau hoặc ngang bằng với tâm .
- HỎI : Hãy nêu ra và giải thích bốn đặc tính của tâm sở quân bình ?
- ĐÁP : Bốn đặc tính của tâm sở quân bình là :
1 - Trạng thái : Làm cho tâm và các tâm sở ngang nhau .
2 - Phận sự : Cản trở sự lui sụt .
Hay : (( Ngăn chận sự biểu hiện khập khểnh ))
3 - Thành tựu : Tạo ra được sự quân bình .
4 - Nhân gần : Có pháp hòa hợp nhau .
GIẢI :
1 - (( Làm cho tâm và các tâm sở ngang bằng nhau )). Tâm sở Quân bình làm cho các tâm sở ngang bằng nhau về sức mạnh .
Chính tâm sở quâm bình là tiêu chuẩn để làm cho các pháp ngang bằng nhau , tức là các pháp ngang bằng với tâm sở quân bình .
2 .a - (( Cản trở sự lui sụt )) . Là khi có tâm sở nào có sức mạnh kém hơn nó , nó sẽ nâng đỡ tâm sở ấy lên ngang hàng với nó .
2 . b - (( Ngăn chận sự biểu hiện khập khểnh )). Sự khập khểnh có hai cách : Hoặc là một tâm sở vượt trội hoặc một tâm sở lùi sụt .
Đối với tâm sở đang lùi sụt thì tâm sở quân bình nâng lên cho ngang hàng , đối với tâm sở đang vượt trội thì nó kéo lui trở lại .
Ví như người đánh xe song mã thiện xảo , y điều khiển hai con ngựa được huấn luyện thuần thục chạy song song với nhau , đôi ngựa này có sức mạnh tương đương .
Khi một con vượt lên thái quá , người đánh xe ngựa sẽ ghì dây cương bên con ngựa ấy để kềm lại , khi một con ngựa có vẻ lùi sụt , y thả lỏng dây cương bên con ngưa ấy để nó tiến lên .
3 - (( Tạo ra được sự quân bình )). Nghĩa là tâm sở quân bình điều hành các pháp đồng sinh với nó đều ngang bằng nhau . Ví như người đánh xe điều khiển cặp ngựa được huấn luyện thuần thục chạy song song với nhau .
Khi tâm cùng tâm sở có được sức mạnh như nhau , là khi tâm sở quân bình có sức mạnh tương đương với chúng .
Như có trường hợp ( thọ ) hỷ quyền cường thịnh khiến tâm hưng phấn thì tâm sở quân bình làm cho tâm cùng hỷ quyền giảm sức mạnh .
Như trường hợp của Ngài Bãhiya quá hoan hỷ khi gặp Đức Phật , thỉnh cầu Ngài nói pháp .
Đức Thế Tôn từ chối ba lần , tâm hoan hỷ của Bãhiya chùn lại , đây là thành tựu của tâm sở quân bình . Đây là do tác động từ ngoại cảnh .
Hoặc như Ngài Ãnanda quá tinh tấn hành đạo suốt đêm nhưng không thể chứng quả Alahan . Khi mệt mỏi , Ngài khởi ý nghĩ ngơi chốc lát rồi tiếp tục hành pháp , khi đầu chưa chạm đất , chân vừa hỏng mặt đất ; trong tư thế không phải ngồi cũng không phải nằm , các quyền đồng đẳng Ngài Ãnanda chứng quả Alahan . Đây là do tác động từ nội cảnh .
Như vậy , thành tựu của tâm sở quân bình là do tác động của cảnh .
Có câu rằng : Pháp nào khiến cho tâm sở quân bình không thể hiển lộ sức mạnh để có được sự thành tựu là (( tạo ra cách quân bình )) ?
Đáp rằng : Chính là tâm sở tác ý ( manasikãra ), khi tâm chú ý đến cảnh quá mạnh khiến cho tâm sở quân bình không thể hiển lộ sức mạnh .
4 - (( Có pháp hòa hợp nhau )) . Là có tâm cùng tâm sở đồng sinh với tâm sở quân bình .
Hỏi : TÁC DỤNG THÀNH TỰU CỦA TÂM SỞ QUÂN BÌNH RA SAO ?
ĐÁP : Thành tựu của tâm sở Quân bình mang lại nhiều lợi ích bên trong là thành tựu các pháp thượng nhân như thiền định , thắng trí , tuệ quán và nhất là đắc được Niết bàn .
Đối với những pháp bên ngoài với trạng thái quân bình tâm trong các cảnh trần với trí hiểu biết ( vì tâm sở quân bình nếu đi chung với xả thọ lại vô trí thì dễ làm duyên cho si mê sinh khởi ) làm duyên cho pháp quán vô thường sinh khởi .
Lại nữa , chính vì trạng thái quân bình giữa tốt và xấu khiến pháp tri túc ( santutthì ) trong bốn món vật dụng sinh khởi .
Đức Phật có tán thán Trưởng lão Mahãkassapa như sau :
(( Này các Tỳ khưu , Kassapa tri túc với bất cứ loại y nào và tán thán hạnh tri túc với bất cứ loại y nào ; không vì y làm điều bất chánh , bất xứng .
Nếu không được y , không có dao động ; và nếu được y , vị này dùng y không tham đắm , không say đắm , không phạm tội , thấy nguy hại , quán xuất ly với trí tuệ (1).
Tương tự như thế với (( y phục ,vật thực , sàng tọa , và thuốc trị bịnh )) là TRUYỀN THỐNG của bậc Thánh (2). Và là (( tài sản cao nhất )).
(( Santutthì paraman dhanam : Tri túc là tài sản cao nhất )) (3)
____________________________.......___________________________
(1)- S,ii, 194. Tương ưng Kassapa. HT . Thích Minh Châu (d)
(2)- A,ii,27. Pháp bốn chi . Chương III, phẩm Uruvela, kinh Truyền thống bậc Thánh .
(3)- Dhp . Câu số 204 .





Kính đức xin chia sẻ bài kinh cầu an nguyên thủy trên tinh thần quán chiếu chứ không phải đọc tụng như thần chú rồi cầu nguyện...
( trích bài viết của sư Giác Nguyên. Nguồn Thư Viện Hoa Sen)



BÀI KINH KỲ-LỢI-MA-NAN (Girimànandasutta)

Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh. Duyên khởi của kinh này là một ngày kia tôn giả Girimànanda lâm trọng bệnh, chính đức Phật đã gọi ngài Ànanda thọ trì nguyên văn bài kinh này rồi đến đọc lại cho tôn giả Girimànanda nghe. Kinh ghi rằng tôn giả Girimànanda sau khi lắng nghe kinh này đã được bình phục sức khỏe. Dĩ nhiên điều đó không phải là sự linh nghiệm huyền hoặc của bài kinh, mà là cách thức lắng nghe của ngài Girimànanda. Người thời sau không ít kẻ hiểu lầm tác dụng của kinh văn, không chú ý đến nghĩa lý để hành trì mà chỉ dốc sức khẩu tụng như thần chú để cầu mong hiệu quả. Chuyện đó chẵng khác gì nhìn ảnh chụp viên thuốc rồi mong hết bệnh.
Nhắc đến ngài Girimànanda thì ai người học Phật cũng phải nhớ đến một giai thoại thú vị. Câu chuyện về ngài cũng giống như của ngài Subhùti (cháu trai ông Cấp Cô Độc). Chuyện xảy ra ở hai thời điểm khác nhau nhưng tình tiết giống hệt như một. Hai vị được vua thỉnh vào ngự uyển an cư mùa mưa nhưng vua lại quên chuẩn bị am thất. Suốt mấy tháng trời hai vị im lặng sống dưới gốc cây và đức độ của hai tôn giả đã khiến chư thiên trong khu vực đó phải chú ý. Họ dùng thần lực ngăn mưa không rơi xuống ngự uyển trong suốt mùa mưa ấy như có một chiếc lộng che bên trên vậy. Chuyện lạ đến tai vua, vua nhớ ra mọi sự và khẩn cấp cho thợ làm ngay trong ngày một am thất dâng cho 2 tôn giả. Hai vị vừa ngồi vào mái che của am thất thì trời lập tức đổ mưa. Hai vị tôn giả đã có những lời thơ rất thú vị để ghi nhận lại sự kiện đặc biệt này. Độc giả muốn đọc xin vào Trưởng Lão Tăng Kệ có sẳn trên Internet.
Xưa nay Phật tử Nam Tông Việt Nam đã xem qua nhiều bản dịch khác nhau của bài kinh này, và những điểm bất nhất trong các bản dịch đã khiến nhiều người nghi hoặc. Theo lời dạy của hoà thượng bổn sư, chúng tôi đã y cứ bản Pàli của Tipitaka.org (cả chánh tạng và sớ giải) cùng bản Hán văn của bộ Nam Truyền Đại Tạng (cuốn 24) để giới thiệu một bản dịch mới có đính kèm phần phiên âm Hán Việt cho người có nhu cầu tham chiếu. Chỉ mong Phật pháp mãi hoài xương thịnh ở đời. Mong thay.
TOẠI KHANH kính đề

KINH GIRIMÀNANDA (Lời Việt)

Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn ngự tại Kỳ Viên, khu vườn của ông Cấp Cô Độc. Lúc bấy giờ, tôn giả Girimananda bị lâm trọng bệnh, đau đớn trầm kha. Rồi tôn giả Ànanda đã đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuông một bên. Sau khi yên vị, tôn giả Ànanda đã thưa chuyện với Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, tôn giả Girimànada đang bị lâm trọng bệnh, đau đớn trầm kha. Lành thay, bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn vì lòng bi mẫn quang lâm đến chổ tôn giả Girimànanda để thăm bệnh.
Này Ànanda, nếu ngươi đến chổ của tỷ kheo Girimànanda và nói lại 10 pháp niệm tưởng sau đây, thì sự kiện này có thể xảy ra là sau khi nghe xong, bệnh tình của tỷ kheo Girimànanda có thể lập tức thuyên giảm. Thế nào là 10 pháp niệm tưởng đó? Đó là Vô thường tưởng, Vô ngã tưởng, Bất tịnh tưởng, Nguy hại tưởng, Đoạn trừ tưởng, Ly tham tưởng, Tịch diệt tưởng, Yếm thế tưởng, Hữu vi hoại tưởng và Nhập xuất tức niệm.
Này Ànanda, thế nào là Vô thường tưởng ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu, hay tìm đến gốc cây hoặc nhà vắng sống tùy quán vô thường trong 5 thủ uẩn này bằng cách quán xét rằng sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Này Ànanda, đây được gọi là Vô thường tưởng.
Này Ànanda, thế nào là Vô Ngã tưởng ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu, hay tìm đến gốc cây hoặc nhà vắng sống tùy quán vô ngã trong 6 nội ngoại xứ này bằng cách quán xét rằng mắt là vô ngã, cảnh sắc là vô ngã, tai là vô ngã, cảnh thinh là vô ngã, mũi là vô ngã, các mùi là vô ngã, lưỡi là vô ngã, các vị là vô ngã, thân là vô ngã, cảnh xúc là vô ngã, ý là vô ngã, cảnh pháp là vô ngã. Này Ànanda, đây được gọi là Vô ngã tưởng.
Này Ànanda, thế nào là Bất Tịnh Tưởng ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo sống tùy quán bất tịnh đối với tấm thân này bằng cách quán xét rằng thân này từ chân trở lên và từ tóc trở xuống có da bao bọc bên ngoài và đầy ắp các vật bất tịnh sai biệt, gồm tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, màng phổi, lá lách, phổi, ruột non, ruột già, dạ dày, phẩn, mật, đờm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ đặc, nước mắt, mỡ lõng, nước miếng, nước mũi, nước khớp xương, nước tiểu. Này Ànanda, đây được gọi là Bất tịnh tưởng.
Này Ànanda, thế nào là Nguy Hại Tưởng? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu, hay tìm đến gốc cây hoặc nhà vắng sống tùy quán các Nguy hại trong thân bằng cách quán xét rằng tấm thân này là đầy khổ nạn, nhiều nguy khốn. Trong thân này có nhiều thứ tật bệnh sai khác như là các bệnh về mắt, các bệnh về tai, các bệnh về mũi, các bệnh về lưỡi, các bệnh về thân, các bệnh đau đầu, bệnh quai bị, các bệnh về miệng, các bệnh về răng, các bệnh ho, bệnh xuyễn, bệnh sổ mũi, chứng ợ nóng, bệnh sốt, các bệnh dạ dày, bệnh thất phách, bệnh lỵ, bệnh phù, bệnh cảm cúm, bệnh phong cùi, bệnh ung nhọt, bệnh lao hạch, bệnh động kinh, bệnh nấm da, bệnh ngứa, các bệnh phát ban, bệnh viêm da, các bệnh huyết vận, bệnh tiểu đường, bệnh trỉ, ung thư, bệnh rò, các bệnh do mật gây ra, do đờm dãi, do gió, do rối loạn tâm thần, do thời tiết, do oai nghi thất điều, do bị thương tổn, do ác quả, và lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện. Này Ànanda, đây được gọi là Nguy hại tưởng.
Này Ànanda, thế nào là Đoạn Trừ Tưởng ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo bất nhẫn, lìa bỏ, chấm dứt đoạn trừ tẩy xóa dục tầm, sân tầm, hại tầm và các ác bất thiện pháp nói chung đã khởi lên nơi tâm mình. Này Ànanda, đây được gọi làĐoạn trừ tưởng.
Này Ànanda, thế nào là Ly Tham Tưởng ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu hay tìm đến gốc cây hoặc nhà vắng, quán xét rằng chỉ có sự vắng mặt toàn triệt các pháp hữu vi, sự lìa bỏ hoàn toàn các sanh y, sự chấm dứt khát ái, ly ái nhiễm và niết-bàn mới thật sự là thanh tịnh, thù diệu nhất trong các pháp. Này Ànanda, đây được gọi là Ly tham tưởng.
Này Ànanda, thế nào là Tịch Diệt Tưởng ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu hay tìm đến gốc cây hoặc nhà vắng, quán xét rằng chỉ có sự vắng mặt toàn triệt các pháp hữu vi, sự lìa bỏ hoàn toàn các sanh y, sự chấm dứt khát ái, ly ái nhiễm và niết-bàn mới thật sự là thanh tịnh, thù diệu nhất trong các pháp. Này Ànanda, đây được gọi là Tịch diệt tưởng.
Này Ànanda, thế nào là Yếm thế tưởng ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo loại trừ, lìa bỏ không chấp trước các ý niệm nắm níu, hy cầu đối với thế gian. Này Ànanda, đây được gọi là Yếm Thế Tưởng.
Này Ànanda, thế nào là Hữu vi hoại tưởng ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo cảm thấy xấu hổ, chán ghét, nhờm tởm, đối với tất cả hữu vi. Này Ànanda, đây được gọi là Hữu ViHoại Tưởng.
Này Ànanda, thế nào là Nhập Xuất Tức Niệm ? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu hay tìm đến gốc cây hoặc nhà vắng, rồi ngồi kiết già thẳng lưng, chánh niệm hướng ra phía trước, thở vào trong tỉnh thức và thở ra trong tỉnh thức. Khi thở vô dài, vị ấy biết rõ: Ta đang thở vô dài. Khi thở ra dài, vị ấy biết rõ: Ta đang thở ra dài. Khi thở vô ngắn, vị ấy biết rõ: Ta đang thở vô ngắn. Khi thở ra ngắn, vị ấy biết rõ: Ta đang thở ra ngắn.
Vị ấy tâm niệm: Ý thức toàn thân ta sẽ thở vô.
Vị ấy tâm niệm: Ý thức toàn thân ta sẽ thở ra.
Vị ấy tâm niệm: Với thân hành lắng đọng, ta sẽ thở vô.
Vị ấy tâm niệm: Với thân hành lắng đọng, ta sẽ thở ra.
Vị ấy tâm niệm: Trong niềm hỷ duyệt, ta sẽ thở vô.
Vị ấy tâm niệm: Trong niềm hỷ duyệt ta sẽ thở ra.
Vị ấy tâm niệm: Trong niềm an lạc, ta sẽ thở vô.
Vị ấy tâm niệm: Trong niềm an lạc, ta sẽ thở ra.
Vị ấy tâm niệm: Cảm nhận toàn bộ tâm hành, ta sẽ thở vô
Vị ấy tâm niệm: Cảm nhận toàn bộ tâm hành, ta sẽ thở ra
Vị ấy tâm niệm: Với tâm hành lắng đọng, ta sẽ thở vô
Vị ấy tâm niệm: Với tâm hành lắng đọng, ta sẽ thở ra
Vị ấy tâm niệm: Cảm nhận toàn bộ tâm thức, ta sẽ thở vô
Vị ấy tâm niệm: Cảm nhận toàn bộ tâm thức, ta sẽ thở ra
Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm thắng duyệt, ta sẽ thở vô
Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm thắng duyệt, ta sẽ thở ra
Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm định tĩnh, ta sẽ thở vô
Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm định tĩnh, ta sẽ thở ra
Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm giải thoát, ta sẽ thở vô
Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm giải thoát, ta sẽ thở ra
Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán vô thường, ta sẽ thở vô
Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán vô thường, ta sẽ thở ra
Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán ly tham, ta sẽ thở vô
Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán ly tham, ta sẽ thở ra
Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán tịch diệt, ta sẽ thở vô
Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán tịch diệt, ta sẽ thở ra
Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán xả ly, ta sẽ thở vô
Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán xả ly, ta sẽ thở ra
Này Ànanda, đây được gọi là Nhập xuất tức niệm.
Này Ànanda, nếu ngươi đến chỗ tỷ kheo Girimànanda và nói lại 10 phép niệm tưởng này, sự kiện này có thể xảy ra là sau khi nghe xong, bênh tình của tỷ kheo Girimànanda có thể lập tức thuyên giảm.
Rồi tôn giả Ànanda, sau khi học xong 10 pháp niệm tưởng này từ nơi Thế Tôn, đã đi đến chỗ tôn giả Girimànanda và nói lại 10 pháp niệm tưởng này. Lúc bấy giờ, sau khi nghe xong, cơn trọng bệnh của tôn giả Girimànanda đã lập tức thuyên giảm. Bệnh tình của tôn giả Girimànanda đã chấm dứt với sự kiện như vậy.



KINH THẬP THƯỢNG
Trí Tu Đà Hườn
Có bốn điều mà hành giả phàm phu có học giáo lý cho rằng ta hiểu , nhưng mà thật ra cái hiểu đó là của một đứa con nít được bố mẹ dạy . Dạy là :
“Phải thương kính ông bà cha mẹ , anh chị người lớn tuổi
Phải ngoan hiền thì xã hội mới thương .”
Đó là cái hiểu của một đứa con nít . Nhưng có một ngày khi chúng ta lớn lên , chúng ta đi vào đời . Cái lịch sự , cái lễ phép , cái dễ thương , cái tâm lý , cái tế nhị , cái mãnh cảm , cái nhanh nhạy của chúng ta , nó đi ra từ ở trong máu xương , chứ không phải nó đi ra từ âm thanh ảo giác văng vẳng bên tai của cha mẹ truyền dạy . Mình thấy rằng phải như vậy .
Ở đây có bốn sự thật :
1- Mọi thứ ở đời là khổ . Nó đắng khổ đã đành , mà nó ngọt cũng là cái khổ gián tiếp . Vì sao ?
Vì muốn không được cái ngọt là khổ , có được rồi , giữ không được cũng khổ . Cho nên mọi thứ ở đời này đều là khổ . Đó là tôi nói cho một người dốt đặc . Còn nói chuyên nghiệp hơn một chút , mọi thứ đều là khổ là vì sao ? Vì nó đắng quá thì gọi là Khổ Khổ , mà nó ngọt thì nó không trụ lâu thì nó là Hoại Khổ . Còn Hành Khổ có nghĩa là : chỉ cần nó có mặt là sẽ có một lúc nó biến mất . Và chưa hết , muốn có mặt , nó phải cần vô số điều kiện , vô số nhân duyên , vô số các yếu tố thành tố , nó mới có mặt được . Cái sự mà lệ thuộc các điều kiện này , được gọi là hành khổ . Đây là lý do tại sao , mà cái sự thật đầu tiên là : Mọi hiện hữu đều là khổ .
Vị tu Đà Hườn hiểu rất rõ cái này . Vị tu Đà Hườn thấy rằng : một viên kim cương , tuy nó không dính liếu gì đến con người nhưng nó vẫn là một nỗi khổ gián tiếp . Là vì sao ? Là vì nó nằm yên thì thôi , mà chỉ cần nó lọt vô tầm mắt của người giàu thì nó gây ra cái khổ khác . Nó lọt vô mắt nhà nghèo thì nó gây ra cái khổ khác . Mọi hiện hữu trên đời này đều là khổ , cho nên từ đó nó mới dẫn đến sự thật thứ hai đó là :
Nếu mọi thứ đều là khổ , thì anh thích cái gì cũng là thích trong khổ . Mà khi anh thích trong khổ có nghĩa là anh đang đầu tư cái khổ khác ( tối nay về suy nghĩ xem có phải không ? ). Những cái anh đam mê nó nằm trong biển khổ , thì điều đó có nghĩa rằng : Anh đang yêu một phần của biển khổ . Mà nếu anh đang yêu một phần của biển khổ , thì làm sao anh có thể dứt áo ra đi được . Cho nên sự thật đầu tiên là mọi hiện hữu là khổ , sự thật thứ hai vị Tu Đà Hườn hiểu rất rõ . Đó là thích cái gì cũng là thích trong khổ . Mà nếu thích trong khổ thì mãi hoài miên viễn ở lại với nó .
Cái sự thật thứ ba muốn hết khổ thì phải lìa bỏ cái niềm đam mê trong khổ . Niềm đam mê ấy vắng mặt lúc nào thì giây phút đó được gọi là Niết-bàn . Được gọi là Diệt Đế .
Trong kinh có định nghĩa thế này : Ái Tận là Niết-bàn , Hửu Diệt là Niết-bàn (Không biết trong room này có ai đọc cái này không ?)
Cho nên sự thật thứ ba là sự vắng mặt của niềm đam mê đó . Bản thân nó đã là hạnh phúc , bản thân nó đã là Niết-bàn rồi
Sự thật thứ tư : Muốn hết niềm đam mê trong khổ thì nó phải có con đường , nó phải có phương thức . Thì cái con đường , cái phương thức ấy là gì ? Nói y như trong kinh : Con đường ấy là Bát Chánh Đạo . Còn nói dễ hiểu hơn một chút thì sao ? Thì chính là công thức này đây :
1- Mọi thứ ở đời là khổ
2- Niềm đam mê nào cũng là đam mê trong khổ
3- Muốn hết khổ thì không thích trong khổ nữa
4- Cách thức để hết đam mê là : Nhìn kỹ cái sự thật 1 , để lìa bỏ sụ thật 2. Nhờ vậy chứng được sự thật 3. Và đó là cách giải thích ngắn gọn của Đạo Đế . Tức là Bát Chánh Đạo .
Quí vị về nghĩ kỹ lại có phải như vậy hay không ? Bát Chánh Đạo có phải là cái con đường nhìn lại cái khổ , để mà lìa bỏ niềm đam mê hay không ? Tôi nói rõ luôn : Chánh kiến , Chánh tư duy , Chánh ngữ , Chánh nghiệp , Chánh mạng , Chánh niệm , Chánh định , Chánh tinh tấn . Thì rõ ràng nó chỉ là cái hành trình chán khổ để hết mê . Nhờ vậy chứng được Diệt Đế , thì cái hành trình chán khổ hết Tập , hành trình đó có tên gọi hơi sang một chút đó là Bát Chánh Đạo , hay là Đạo Đế . Còn nếu mình phân tích cho nó tới nơi là : Đạo Đế chính là cái sự nhàm chán Khổ Đế , để lìa bỏ Tập Đế ( Có bà con nào nghi ngờ không biết có đúng hay không , thì làm ơn xem lại Kinh Chuyển Pháp Luân ) .
Khổ cần được hiểu
Tập cần được trừ
Diệt cần được chứng
Và Đạo cần được Hành
Nhìn kỹ mức nào thì chán ở mức đó , mà chán ở mức nào thì ái dứt ở mức đó . Còn khổ mà nhìn không kỹ , thì cái chán nó cũng rất là lờ mờ .
Phải thấy cái khổ ở mức độ nào thì anh mới chán , còn anh thấy ở mức lơ mơ thì cái chán của anh là chán ở ngoài da, ngoài vỏ . Mà nếu anh chỉ chán ở ngoài vỏ thì cái ái của anh mà anh bỏ , nó cũng chỉ là ngoài vỏ của một lớp da ngoài . Mà nếu mình tu cái kiểu lơ mơ , thì cái mà mình đắc nó cũng lờ mờ . Vì ông bà ta có câu : “ Tiền nào của nấy “ . Kính thưa quí vị .
Cái khổ mà thấy không có tới nơi thì cái chán cũng không tới chốn . Mà nếu hành trình không tới nơi , cộng với không tới chốn , thì coi như cái cứu cánh làm sao mà nó tới bến được . Mình muốn tu hành tới bến là mình phải có hành trì tới nơi tới chốn . Ba cái tới này nó đi chung với nhau . Rất là quan trọng .
Trí Đoạn Diệt là sao ? Là hiểu được vấn đề , hiểu được Danh Sắc là phù du , hiểu do Duyên mà có , hiểu cái tánh Duyên Khởi của Danh Sắc mình chán .
Thì mình chán bằng trí tuệ phàm phu thì mình giải thoát cũng ở mức độ phàm phu . Nếu mình chán ở trình độ Tu Đà Hườn thì mình cũng chỉ hết khổ ở mức độ Tu Đà Hườn .
Còn ngày nào đó , mình thấm thía tận cùng và triệt để bốn đế này , thì mình chứng quả A LA HÁN . Lúc đó mình mới hết khổ một cách triệt để hoàn toàn .
SƯ GIÁC NGUYÊN-TOẠI KHANH





Ý NGHĨA THIỀN ĐỊNH

( Gồm một thời pháp thoại vấn đáp giữa thầy trò thiền sư Ajahn Chah tại chùa Gor Nork , Thái Lan ,mùa an cư 1979 , trong đó các cử tọa hầu hết đều là người nói tiếng Anh)
HỎI : Có phải pháp môn thiền định mà Ngài vẫn nhắc đến là nói về cách ngồi thiền hay cách suy tư về một đề tại thiền định chuyên biệt nào đó như quán về 32 thể trược chẳng hạn?
ĐÁP: Thật ra những điều đó sẽ không còn cần thiết nữa đối với một nội tâm đã thực sự tĩnh lặng. Một khi tâm tư ta đã được dàn xếp đến một mức độ bình đạm nhất định nào đó thì thực tại, tức đối tượng của trí tuệ Thiền Quán sẽ tự hiển hiện một cách rõ ràng. Trong một sự tập trung đúng mức của nội tâm, mọi khái niệm khu biệt, đánh giá về cái tốt xấu, dở hay…sẽ biến mất. Các vị đừng ngồi đó mà suy nghĩ, tính toán : “ Cái này giống cái kia, cái kia giống cái nọ” .
Cái đó chỉ là cái vỏ ngoài của thiền định. Thiền định tuyệt đối không chỉ có nghĩa là suy nghĩ, mà hơn vậy, đó chính là sự tĩnh lự, hay khả năng thấu thị trong im lặng. Cứ tự nhiên mà sống nhưng điềm tĩnh quan sát từng hiện hữu thông qua những so sánh khách quan. Con đường này tuy vẫn có vẻ chưa rốt ráo cho lắm nhưng cũng ít nhiều cho ta một cái nhìn như thật.
HỎI: Rõ ràng là trong lúc thiền định về danh sắc, chúng tôi đã Suy Nghĩ, Tư Tưởng. Liệu những Suy Nghĩ, Tư Tưởng đó có dẫn đến trí tuệ nội quán và đây có phải là pháp môn Vipassanà hay không?
ĐÁP: Đúng là trong Thiền Quán trước sau chúng ta đều phải Suy Nhĩ, Tư Tưởng. Nhưng với một trí tuệ chính chắn thì những Suy Nghĩ, Tư Tưởng mang tính Ngã chấp sẽ bị đình chỉ. Cho dù đôi lúc ta cũng phải bắt đầu mọi sự bằng thái độ của một chủ thể nhưng chẳng sao cả, mọi vọng niệm không cần thiết rồi sẽ qua đi.
HỎI: Ngài thường nhấn mạnh vai trò của Định ( Samàdhi) trong tiến trình tu tập Thiền Quán. Vậy thế nào là Định theo định nghĩa của Ngài?
ĐÁP: Đó là sự tĩnh lặng cần thiết và kịp thời trong từng khoảnh khắc sinh diệt của ý thức.
HỎI: Có phải Ngài muốn nói đến sự hết mình với mỗi phút giây hiện tại, không bận tâm gì đến quá khứ, tương lai ?
ĐÁP: Nếu có nghĩ về quá khứ, tương lai bằng một ý thức rõ ràng về bản chất như thật của chúng ta thì vẫn là tốt, miễn sao ta không bị chúng bắt giữ, đồng thời cũng hãy xem chúng “chẳng là gì cả” để không chấp thủ chúng. Thấy được Tư Tưởng là Tư Tưởng, đó chính là trí tuệ Thiền Quán. Đừng đặc hi vọng vào bất cứ Tư Tưởng nào cũng như bất kỳ cái nào thuộc Tư Tưởng. Chỉ nên ghi nhận rằng chúng đều là những gì đang sanh ra và sẽ mất đi. Hãy nhìn ngắm mọi thứ một cách đơn giản, chúng ra sao thì thấy như vậy, không cố đi tìm một chủ thể nào trong đó cả: Hạnh phúc là Hạnh phúc, Đau khổ chỉ là Đau khổ. Thấy được như vậy ta sẽ chấm dứt mọi hoài nghi.
HỎI: Tôi vẫn chưa hiểu ý Ngài. Xin nhắc lại Thiền có phải là Tư Tưởng không ạ?
ĐÁP: Tư Tưởng đối với hành giả chỉ là một thứ công cụ thôi, còn cái Hiểu Biết được hành trang của Tư Tưởng thì tuyệt nhiên không phải là Tư Tưởng ( theo nghĩa thông thường). Cái Hiểu Biết đó giúp ta không bị Tư Tưởng đánh lừa. Chúng ta hãy hiểu rằng tất cả Tư Tưởng chỉ đơn giản là những vận động của ý thức, còn cái Hiểu Biết kia chẳng dính dáng gì tới tư tưởng cả. Các vị nghĩ gì về cái gọi là Ý Thức, Tư Tưởng hay những vận động của chúng? Chúng ta đang nói Tư Tưởng hay những vận động của chúng? Chúng ta đang nói chuyện về ý thức, những hoạt động của ý thức và tôi muốn nhấn mạnh rằng Tư Tưởng chỉ là những vận động mang tính tập quán của ý thức. Không có một ý thức Chân Như nào cả, tất cả chỉ mang ý nghĩa của cái Đang Là, không đụng chạm gì với vấn đề thời gian.
Chỉ tìm hiểu vấn đề này bằng một cuộc đối thoại suông thế này, ta không đi đến đâu cả. Trước hết, chúng ta phải thấu đáo cho bằng được ba pháp ấn căn bản của pháp môn Thiền Quán là Vô Thường, Khổ Não và Vô Ngã. Ta phải dùng Tư Tưởng để chú ý đến bản chất thật sự của những gì vẫn luôn xảy ra. Thành tựu tâm linh có được từ công phu này chính là trí tuệ và nếu đó là khả năng trí tuệ như thật thì có nghĩa là ta đã liễu ngộ được Níp Bàn, thấy được Tánh Không ( theo đúng tinh thần truyền thống). Và sự liễu ngộ này cũng vẫn là một hình thức Tư Tưởng, có điều lúc này nó chẳng còn gì để ta phải bận tâm nữa.
HỎI: Làm thế nào để chúng ta có thể đạt đến trình độ như Ngài vừa nói, mà theo chúng tôi có thể gọi đó là cái chơn tâm?
ĐÁP: Các vị luôn sống và làm việc bằng chính Tư Tưỏng mà mình có thể, đúng chưa? Hãy thấy rằng tất cả những gì xảy ra đều luôn bất toàn, và rỗng tuếch. Hãy chiêm ngắm tinh tường để thấy rằng thật ra chẳng có một chỗ nào là chỗ hiện hữu cho bất cứ cái gì. Thấy được chúng là vật vô xứ nên ta vô chấp. Đó là ý nghĩa trọn vẹn của tánh không. Khi phát hiện ra bất cứ cái gì xảy đến trong tâm thức, dù nó nhắm tới mục đích gì , ta cũng đừng bận tâm tới bằng một sự hợp tác nào và cũng đừng tự đặt ra một nghi vấn nào về chúng cả.
Chúng ta hãy quay lại với hai tiếng Chơn Tâm gì đó mà khi nãy các vị vừa nhắc đến, hi vọng thông qua chút quan hệ ngữ nghĩa này ta sẽ hiểu được vấn đề.
Đúng là chúng ta đã nghĩ ra các tên gọi mang tính thuật ngữ để tiện dụng cho việc học tập nghiên cứu nhưng trước sau gì thì vạn vật cũng cứ là vạn vật dù ta có gọi tên chúng ra sao đi nữa. Chúng ta lúc này đang cùng ngồi trên một nền nhà lát đá. Nó bất động, vô hồn và bên trên chúng ta bây giờ còn có một lớp trần, cũng vẫn là một hiện hữu chẳng dính dáng gì tới chúng ta. Nhưng nếu cần nghĩ về chúng ta thì lại rắc rối đấy. Cả nền nhà lẫn trần nhà đều xuất hiện trong đầu óc ta với cùng lúc rất nhiều vấn đề hình thức, cảm giác, ký ức, suy nghĩ. Mà thật ra thì chúng đâu có tồn tại theo đúng như những gì ta hư tưởng về chúng, áp đặt lên chúng. Tất cả chỉ có một chuỗi ý thức mang tính tập quán. Còn cái nền nhà và trần nhà này thì vẫn từng phút chuyển hóa sinh diệt theo nhân duyên bởi tự chúng sẽ chẳng là gì cả.
Trong kinh điển Pàli có kể lại một câu chuyện nhỏ về trưởng lão Xá-Lợi-Phất khi Ngài muốn kiểm tra khả năng tu học của một người đệ tử trước khi cho phép vị này sống hạnh đầu đà. Trưởng lão đề nghị vị này hãy cho mình biết sẽ trả lời ra sao khi có người đặt câu hỏi rằng điều gì sẽ xảy ra đến Đức Phật khi Ngài đã viên tịch. Vị tỳ kheo kia đã lập tức đưa ra một lời đáp: “ các uẩn sau khi sinh khởi đều sẽ biến diệt”. Được biết rằng Ngài Xá-Lợi -Phất rất hoan hỷ với câu trả lời này và đồng ý cho người đệ tử được toại ý đi theo con đường mình đã chọn.
Thiền Quán không chỉ là những cuộc đàm luận bằng miệng về cái chuyện sinh diệt của vạn hữu. Ở đây luôn đòi hỏi ở chúng ta một trí tuệ tự chứng và thực nghiệm. Khi đang ngồi, hãy đang ngồi, hãy đơn giản nhận biết cái gì đang xảy ra với mình lúc đó. Chỉ quan sát chứ không đuổi bắt bất cứ cái gì. Thiền Quán không hề có nghĩa là trạng thái ý thức bị câu thúc. Sự vận động của trí tuệ Thiền Quán về thực tại không giống như thế tục. Cho nên chỉ trừ trường hợp hiểu được yếu tính của Thiền Quán, càng Tư Tưởng mông lung thì ta càng dễ rơi vào ngộ nhận.
Sở dĩ ở đây việc phát triển chánh niệm được nhấn mạnh nhiều lần là bởi vì tất cả chúng ta đang rất cần đến một cái nhìn thật rõ ràng về những gì đang xảy ra mà tôi vẫn gọi là cái thực tại. Chúng ta phải hiểu được qui trình vận động của chính nội tâm mình. Một khi chánh niệm và trí tuệ được song hành thì mọi sự chắc chắn sẽ được ổn định.Ta có thể nghĩ rằng đối với một người hiểu được lẽ đạo sẽ không bao giờ có những hành động nông nỗi, dung tục nhưng nếu chỉ bảo rằng phong cách đó có được từviệc hiểu thấu lẽ Đạo thì cũng chưa đủ. Vậy thì đằng sau động lực đó còn có cái gì khác nữa? Đó chính là chánh niệm!
HỎI: Thế có nghĩa là Ngài đang muốn nói tới một cái tâm thức nguồn cội trong chính tâm thức này phải không ạ?
ĐÁP: Tôi vẫn chưa hiểu ý ông…
HỎI: Tôi thấy hình như Ngài đang đề cập tới cái gì đó nằm ngoài Ngũ Uẩn, cái gì đó có thật sao và ngài gọi nó là cái gì?
ĐÁP: Không có CÁI GÌ cả thì làm sao chúng ta có thể gọi tên cho cái không có ấy được. Mọi thứ sinh diệt để mà sinh diệt. Ngay cả sự Hiểu Biết về điều này cũng không thuộc về bất cứ AI và nó cũng bị biết diệt. Ý thức ( cứ tạm gọi thế) không hề là một cá thể, một con người, một cái Tôi, chẳng là bỉ cũng không là thử. Ý nghĩa trọn vẹn của nó chỉ dừng lại ở đó, không có gì đáng để ta ước muốn. Tất cả chỉ là một sứ mất mát, băng hoại. Thấy được điều này, tất cả sẽ được chấm dứt, có nghĩa là không còn gì đế nói nữa.
HỎI: Vậy thì tôi có thể gọi cái Ngài vừa nói bằng cái tên là Ý THỨC Nguồn cội chứ ạ?
ĐÁP: Nếu ông muốn thì cứ gọi thế cũng được. Ông có thể tùy ý, trọn quyền định danh nó miễn sao ông không quên nguyên lý Nhân Quả vẫn luôn tồn tại ở mỗi hiện hữu. Hãy nhớ rằng điều này rất quan trọng đấy. Không ứng dụng nguyên lý Nhân Quả tương quan thì ta không thể nào có được những ngôn từ hay khái niệm thích đáng để soi rọi chân lý đâu nhé. Tôi nhắc lại, đây là điều quan trọng phải hiểu.
HỎI: Xin hỏi Ngài có thể nói cụ thể ở cấp độ nội tâm thế nào và một chánh niệm ra sao mới có thể đạt tới những điều Ngài vừa nêu ra không ạ ?
ĐÁP: Ông khỏi bận tâm đến điều đó. Khi chưa có được một khả năng nội tĩnh đúng mức thì coi như ông vẫn chưa thể đối diện với những câu hỏi này. Ông cần thiết phải có một trình độ nội tĩnh thật sự vững vàng để có thể nhìn thấy những gì đang xảy ra với mình một cách rõ ràng và kịp thời.
Càng đưa ra nhiều câu hỏi chỉ chứng tỏ rằng ông vẫn đang bị khốn khổ bởi cái nghi hoặc. Tôi nhắc lại, ông đang rất cần tới một sự nội tĩnh để không tiếp tục bị những thắc mắc đó vây hãm nữa. Chỉ cần thực hiện trọn vẹn công phu Thiền Quán, ông sẽ tự thấu suốt hết những vấn đề này thôi. Trong khi đó, càng cưu mang chúng, ông chỉ càng thêm mù mịt. Cuộc đối thoại nào cũng là tốt cả nếu nó gúp được ít nhiều sức mạnh cho công phu tu tập của ông. Nhưng cũng phải nhớ rằng đối thoại bằng ngôn từ không thể đưa ông tới trí tuệ giác ngộ như thật đâu đấy. Chánh pháp không thể được liễu ngộ qua trung gian nào hết, ông phải tự mình nổ lực mới có thể liễu ngộ. Đó cũng chính là nguyên tắc tự chứng ( paccattam) của Phật Giáo.
Bởi nếu ông chỉ sở hữu được những kiến thức mà chúng tôi trao truyền lại thì phải nói rằng trách nhiệm của ông vẫn hãy còn nhiều lắm, vì rõ rằng ông vẫn chưa tự mình thực hiện điều gì cả. Mà hếu còn có việc phải làm thì coi như ông chưa đi tới đâu hết.
Hãy sống thật đơn giản bằng cách đặt xuống mọi sự và hiểu rõ những gì mình đang làm. Ông cũng chẳng cần phải cân đong đo đếm mức độ tu tập của mình rồi bận tâm vớ vẩn. Mọi sự luôn tự có một vị trí và giá trị cho riêng mình. Bất cứ cái gì xảy đến trong cuộc tu, cứ để mặc chúng qua đi. Ta chỉ vệc hiểu rằng cái gì cũng là bất toàn và vô thường.Hãy nhớ thật kỹ, cái gì cũng vô thường. Hãy sống trọn vẹn với tinh thần đó. Đây chính là con đường dẫn tới cái mà ông gọi là Ý Thức Nguồn Cội đấy!
https://youtu.be/vR827hNJrSs
SƯ GIÁC NGUYÊN-TOẠI KHANH


COI CHỪNG LỘN CHỖ
T o ạ i K h a n h

Họ nói nghe lưu loát cuồn cuộn, ý tứ dào dạt sâu thẳm, thính giả lắng tai nghe mà thân mình cứ nhấp nhỏm với những kích động bất ngờ. Nghe họ nói mà cứ ngỡ bao nhiêu hiền thánh ba đời đều vân tập đầy đủ ở đó. Nghe như bao nhiêu sen đẹp lan quý đều chen nhau mọc đầy chỗ họ ngồi. Hãy lắng nghe và thấm thía, tiêu hoá. Không phải cái gì xuôi tai đều đúng, đều có thể thích hợp với tạng phủ của mình, và không phải ai nói lời thánh cũng đều là thánh. Hãy lắng nghe là đủ. Nhiều khi chỉ chừng đó thôi, là được rồi, đừng đòi hỏi thêm nữa. Bởi có thể kiếp này là giai đoạn họ đang trau luyện tuyệt kỹ Pháp Âm Sư Tử Hống Tam Muội, một trong vô số khả năng phải có của một vị Bồ Tát. Lúc nào việc nấy, nhiều khi kỳ vọng nhiều quá thì dễ thất vọng, rồi thì trách cứ, phàn nàn, và nghi ngờ tất cả mọi giá trị khác trên đời. Thiệt thòi sau cùng vẫn thuộc về người lộn chỗ: Đến quán chè đòi mua cháo!
Họ là những người viết hay, trong tay như có ngọn bút thần. Từng chữ dưới ngòi bút của họ có thể mê hoặc lòng người. Vẫn là chừng ấy chữ nghĩa thôi, họ lắp ghép rồi mặc tình thao túng khuynh loát thiên hạ. Đọc họ mà cứ ngỡ họ nắm gọn hai chữ nhân tâm trong lòng bàn tay. Họ muốn dắt dẫn, đón đưa bá tánh về đâu cũng được. Ngòi bút trong tay họ lúc này chẳng kém ngón Nhất Dương Chỉ giúp ta khai phá những sơn động trân tàng bí kiếp giải thoát. Hãy tìm đọc họ, vì có đọc qua những ngòi bút kiểu đó thì cũng không hoang phí kiếp người. Nhưng dù gì thì độc giả vẫn nên canh cánh câu khẩu quyết căn bản: Coi chừng lộn chỗ. Đọc thấy hay, nhưng hãy tự xét xem nó có đúng không, và lời viết với người viết nhiều khi là hai miền trời đất cách biệt nghìn trùng. Người tìm đạo giải thoát phải biết tự cảnh giác như một chiến sĩ hay xử nử, sơ thất là vong mạng, thất tiết. Viết lách với thiện tâm có thể được xem là món Văn Cú Tam Muội của một người tu Bồ Tát Hạnh. Công phu đó rất đáng trân trọng, nhưng không phải là tất cả đạo nghiệp. Cả người viết lẫn người đọc đều cần biết chỗ phải dừng.
Họ là những người chung thân tịch lặng như cây rừng đá núi, không nói không viết gì cả, nhưng sở đắc của họ thâm hậu như biển lớn. Nhìn họ đi đứng, sinh hoạt cũng có thể hình dung phần nào phong nghi của hiền thánh ba đời. Họ sống trong hiểu và thương, nhưng một đời thủ khẩu như bình. Ngõ vào và lối ra của ngôn ngữ họ đã tự phong bế chỉ vì đôi lúc chỉ có sự im lặng mới diễn tả trọn vẹn được cái cơ mật huyền ẩn của chánh pháp. Đến với họ, đừng kỳ vọng quá nhiều những cái để đọc hay để nghe, hãy lắng tai và chong mắt để nghe thấy những ngôn ngữ khan hiếm của họ. Thấy họ là thấy đạo. Từng lời, từng chữ của họ có thể là châu ngọc. Họ không quen dùng ngôn giáo, và thay vào đó là thân giáo. Nhìn họ ăn uống cũng đủ muốn rũ bỏ phàm tình.
Họ có thể chỉ là một người vô danh ngoài đời trong đạo, nhưng chung thân tinh chuyên dốc lòng với một công phu nào đó như là mật hạnh. Mật hạnh đó có thể là khả năng nhẫn nhục bất động trước mọi tấn công cay độc khốc liệt. Họ lặng lẽ chịu đựng trong sự thinh lặng của riêng mình. Và thử hỏi cái gì cũng có thể om sòm chứ sự nhẫn nhục làm gì có tiếng động. Thế là nhẫn nhục cũng đáng gọi là một mật hạnh. Họ chịu đựng trong niềm thương, trong thấu suốt, không tiếng nói. Mật hạnh cũng có thể là đôi bàn tay luôn xòe mở trong sở hữu. Họ có thể cho ra bất cứ cái gì họ có và cuộc đời cần. Họ có thể lam lũ rách nát, nhưng không thể cam tâm từ chối trước một người cần đến thứ mình đang có. Họ chia sẻ trong sự lặng lẽ, không kèn trống, không bảng vàng bia đá, không ầm ĩ huyên náo, đại khái chẳng cần ai biết và cũng chẳng mong đợi sự đền đáp của người nhận. Họ cho ra bằng bàn tay một người mẹ. Mật hạnh ở đây cũng có thể là một bàn tay không ngại nặng nhọc, dơ bẩn để có thể làm mọi việc lao dịch vô danh nhưng cũng khó làm nhất. Đạo tràng của người tu mật hạnh này đôi khi chỉ là nhà xí, hố rác, cống rãnh. Người tu hạnh này chỉ mong đời thêm sạch, thêm đẹp, đổi lại mình có vì vậy mà dơ xấu một chút cũng vui. Họ nhặt một cọng rác cho đời thêm đẹp và lòng họ thêm sạch. Nhưng đời hiếm người thấy ra ý nghĩa đó, nên công phu của họ được gọi là mật hạnh. Họ là những Bồ Tát đang dồi hạnh Huyền Mặc Tam Muội.
Nói cho cùng, người học đạo kỵ nhất chuyện lụy bóng quên hình. Những dòng chữ thần bút, những câu nói tài hoa, những âm thanh tụng tán mê hồn, những vẻ ngoài chói lòa phong phạm hiền thánh... Tất thảy đều cần được nhìn ngắm thanh thản và bình tĩnh. Người học đạo có lẽ cũng chẳng nên xem nhẹ những hạnh tu xem chừng vô công, hèn mọn như hốt rác, rửa cầu, nhặt lá, lau bụi. Gì cũng ở lòng người.
Ô hay, người viết đang ra vẻ cao đạo để rao giảng huyền nghĩa chánh pháp khi chính mình chỉ là một hạt bụi sơn môn? Cho là thế hình như có chút khe khắt với nhau. Sá gì vài ba ghi chép vội vàng mấy lời nghe được từ những tán lá xào xạc sau am. Mùa đông đang tới, vài ba loài chim di trú vừa từ đâu tìm về và hót những tiếng lạ…



ĐIỀU QUAN YẾU CỦA ĐỜI SỐNG
Tiểu Sử Tác Giả:

Đại đức Pasanno ( Reed Perry) sinh tại La Pass, Manitoba (Canada). Sau khi tốt nghiệp ngành Sử học tại đại học đường Winnibeg, đại đức đã đi du lịch sang Ấn Độ rồi từ đó ghé lại Thái Lan.
Năm 1974 đại đức đã thọ giới Tỳ kheo tại chùa Pleng Vipassanà với Hòa thượng Nànasirivatana. Theo lời thầy hòa thượng, đại đức đã tìm đến học thiền nơi thiền sư Ajahn Chah.
Là một trong những vị sư Tây phương đầu tiên sống tại chùa Nanachat, đại đức đã từng làm trụ trì tại đây suốt bảy năm trời, đồng thời cũng là một vị giảng sư lừng danh tại Thái Lan hiện nay.
Bài viết sau đây được dịch lại từ một thời pháp được thuyết bằng tiếng Thái của Đại Đức tại Buddhamandala gần Bankok vào tháng chín năm 1987, trong một thiền khóa kỷ niệm ngày lễ lục tuần của quốc vương Thái Lan.Nội dung của bài viết chỉ là một lời nhắn gởi thật tha thiết: “ Nếu chúng ta không có được một cái gì đó là giá trị thật sự trong nội tâm mình thì một mai, khi nằm xuống ta sẽ chẳng còn lại thứ gì ngoài một nhúm xương hỏa táng”.
Điều Quan yếu Của Đời Sống
Đức Phật đã để lại cho đời những lời dạy có nội dung mở ra cho tất cả chúng ta một con đường hiểu biết về tất cả những gì được gọi là Sự Thật. Chính nếp sống của một tu sĩ không nhà như Ngài đã dạy ta hiểu được thế nào là nếp sống dấn thân trọn vẹn với chân lý. Lời dạy của Đức Phật không chỉ dành riêng cho một cảnh đời nào hết, người xuất gia hay hàng cư sĩ đều có thể thực hiện được cả. Vấn đề quan trọng nhất của một người Phật Tử, tăng tục bất luận, chính là sự hết mình thể nghiệm những giá trị thật sự trong lời dạy của Đức Phật. Chỉ cần một sự hết mình đúng đắn, chúng ta sẽ nhận được tất cả những giá trị hoàn thiện, tươi mát và tĩnh lặng của giáo pháp.
Là một người ngoại quốc trên xứ Thái này tôi cứ thấy nếp sống của một người xuất gia không nhà cửa quả là hạnh phúc. Tôi vẫn thường xuyên trả lời một câu hỏi của các du khách đến viếng thăm chùa Nanachat khi người ta thấy tôi là một nhà sư da trằng. Hỏi thăm biết tôi đã tu hơn mười năm, người ta cứ hỏi tôi có chịu đựng được nếp sống kham khổ này không. Tôi nhớ mình vẫn thường xuyên trả lời rằng : “ Nếu đời tu có gì không ổn thì có lẽ tôi đã không đi qua được cái thời gian khá dài ấy. Vả chăng trong nếp sống của một tu sĩ tôi vẫn còn có thể làm được rất nhiều công việc mà mình muốn”. Tôi nghĩ đó cũng là lý do mà tôi đã sống hết mình trong đời tu cũng như đã tìm thấy được cái hương vị ngọt ngào trong đó. Một đời sống thiếu đi sự hiểu biết về nội tâm mình, sẽ luôn tạo ra lắm điều rắc rối. Bởi cái gì cũng có thể làm ta phải bận tâm cả, từ những biến chuyển tâm sinh lý bản thân, những vấn đề thuộc cá nhân cho đến cả nền hòa bình trên toàn thế giới. Đứng trước tất cả mọi biến động đó của đời sống chúng ta chỉ có mỗi một việc là hiểu biết chúng một cách khách quan tinh tường đó cũng là cái chức năng và giá trị của Giáo Lý Đức Phật.
Trong cuộc tu, điều quan trọng nhất là sự nhìn thấy rõ ràng rốt ráo mọi sự không thông qua một định kiến hạn cuộc nào cả. Cho dầu chúng ta có quan tâm đến hay không, chúng ta luôn có quyền tự do trong việc lựa chọn cho mình một hướng đi và có thể nói rằng Đức Phật là người duy nhất đã vạch ra cho chúng ta một con đường. Hãy nhớ trong mỗi người chúng ta không hề có một con đường.Hãy nhớ trong mỗi người chúng ta không hề có một cái gì tuyệt đối cả. Ngay cho đến thái độ tiếp nhận lời dạy của Đức Phật ở từng người cũng vậy: Lời dạy của Ngài có thể đem lại cho ta sự giải thoát, an lành và trí tuệ nhưng cũng có thể chỉ mang lại cho chúng ta những thất vọng và ngộ nhận. Chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm lấy mọi kết cuộc được đầu tư từ ngay nếp sống của mình.Không có một mực thước ngoại lai nào khả dĩ giúp ta đánh giá mọi sự là tốt xấu hay đúng sai. Cũng không có ai đủ thẩm quyền trừng phạt chúng ta hết. Do đó cái vấn đề mang tính sinh tử là chúng ta phải biết nhìn ngắm, Cái gì vẫn đang xảy ra bên trong mình và mình đang làm gì?
Như vậy ở đây chúng ta có tể nhất trí với nhau rằng vấn đề quan trọng trong cuộc tu là nằm ở chỗ chúng ta vận dụng lời dạy của Đức Phật như thế nào và khả năng nhận thức của chúng ta về bản thân ra sao.Chúng ta đã có nhiều cơ hội nghe về giáo lý Tứ Đế cùng bát Thánh Đạo nhưng rất có thể chúng ta chỉ xem đó như những giáo điều mà không hề hiểu được rằng giáo lý đó vẫn được xem là con đường của chư Phật, chư Thánh. Trong suốt bốn mươi lăm năm hoằng hóa của mình trước sau Đức Phật vẫn không ngừng nhấn mạnh và nêu bật hai giáo lý quan trọng đó.
Tuần rồi, lúc ở chùa, tôi không thể nào đi kinh hành được bởi mắc cá chân của tôi khi đó đang bị đau. Tôi chỉ hướng dẫn các thiền sinh tọa thiền rồi đến giờ kinh hành thì tôi quay về phòng riêng. Tôi đã dùng thời gian còn lại để tụng đọc một số bài kinh ưa thích. Trong số đó có cả bài kinh Chuyển Pháp Luân, thời pháp đầu tiên của Đức Phật mà nội dung chủ yếu nói về hai giáo lý Tứ Đế và Bát Thánh Đạo. Phải nói rằng xuyên qua bài kinh này tôi đã khám phá ra nhiều điều quan trọng. Bây giờ chúng ta hãy thử cùng nhau đi vào nội dung của bài kinh đó.
Trước khi giác ngộ, Đức Phật đã phải bỏ ra sáu năm dài để tự mình tìm lấy chơn lý. Ngài đã thực hiện tất cả những hình thức khổ hạnh khốc liệt nhất chứ không phải chỉ tu hành một cách nhàn hạ như các thiền sinh nhút nhát của chúng ta hôm nay chỉ cần gặp phải một tí khó chịu là đã dễ dàng bỏ cuộc. Sau khi đã trở thành một Đức Phật, Ngài lại bằng mọi cách chia sẻ cái kinh nghiệm nhận thức của mình cho những người đến sau. Lúc bấy giờ Ngài đang bước vào độ tuổi ba mươi lắm, một giai đoạn tuổi đời vừa đủ để được xem là chững chạc chín chắn. Hãy nhớ rằng nếu không kể gì đến trí tuệ của một bậc Đại Giác thì bản thân Ngài trước đó đã từng là một vị hoàng tử được giáo dục đến nơi đến chốn. Cộng lại tất cả khả năng, Ngài quả là thừa sức trong mọi việc. Ấy thế nhưng ngay sau giây phút đầu tiên mới vừa thành Phật, Ngài đã không nghĩ gì đến chuyện trở thành một bậc Đạo sư cho ai hết.
Thế rồi sau khi xét thấy mình có thể tiếp độ năm người bạn cũ vốn là những đạo sĩ đã từng sống chung với Ngài trong những năm tháng khổ hạnh, Đức Phật đã tìm đến họ và buổi nói chuyện của Ngài cho năm vị đạo sĩ này chính là bài Kinh Chuyển Pháp Luân. Như vậy giáo lý Tứ Đế và Bát Thánh Đạo tuy có ý nghĩa tế nhị sâu kín nhưng cũng không phải là nằm ngoài khả năng nhận thức của con người.
Đúng là bài Kinh Chuyển Pháp Luân đã quá quen thuộc với chúng ta nhưng điều này cũng có nghĩa là nội dung bài kinh đối với mỗi người xem ra cũng chỉ là những giáo lý bình thường. Nhưng như chúng ta đã thấy đó, bất cứ việc gì trên đời này cũng vậy, kể cả những công việc dung tục tầm thường nhất, nếu chúng ta biết bỏ ra một nổ lực nhất định nào đó để thực hiện nó thì chúng ta mới mong được thành công. Ngay trong giáo lý Bát Thánh Đạo cũng còn nhắc đến ý nghĩa quan trọng của Chánh Tinh Tấn kia mà!
Bây giờ thì chúng ta chỉ bàn riêng về Chánh Tinh Tân. Đức Phật đã dùng hình ảnh một khúc gỗ trôi sông để nói về cuộc tu của người Phật Tử. Rằng nếu khúc gỗ đó không bị tắp vào hai bên bờ hoặc không bị chìm xuống đáy sông thì chắc chắn nó sẽ ra được đến biển. Trên con đường tu tập của mình, chúng ta có thể tạm thời hiểu rằng hai bờ sông đó chính là hai thái độ lợi dưỡng và khổ hạnh, còn sự chìm xuống đáy sông ở đây có thể hiểu là thái độ biếng nhác. Nếu không bị mắc vào một trong hai tình trạng trên đây chúng ta may ra có cơ hội đạt đến Níp bàn. Điều này cũng là một qui luật tự nhiên thôi. Hành trình giải thoát chẳng khác gì một dòng sông, ở đó không thể nào chấp nhận cái gì là cực đoan quá trớn được.
Bát Thánh Đạo còn được gọi là con đường Trung Đạo con đường đòi hỏi ở chúng ta một sự nổ lực chuẩn mực, chính xác và cần thiết. Điều này cũng dễ hiểu thôi, nếu mọi hoạt động của thân khẩu chúng ta không dung hợp được với tinh thần chung của các Thánh đạo và nội tâm chúng ta thì lại bị nghiêng chênh lệch về một khuynh hướng sai lầm nào đó, hoặc manh động tiêu cực, thì chúng ta không thể nào có đủ sức mạnh tâm linh để soi rọi bản chất của các pháp. Vấn đề chưa hết đâu, không bị tắp vào một trong hai bên bờ chưa hẳn là đã xong, chúng ta còn phải biết ổn định lấy mức độ nổ lực của mình để khỏi phải bị chìm xuống như một khúc gỗ không đủ sức trôi xa, và điều dĩ nhiên ở đây là trong cuộc tu này chúng ta không thể nào thiếu đi một niềm tin. Một điều có thể xảy ra là niềm tin đó cũng có lúc bị lung lạc. Điều này tất nhiên rồi. Cuộc tu giống như một cuộc bơi lội, đôi lúc ta cũng cảm thấy mệt nhoài, nhưng đứng để mình phải nhọc lòng nhiều quá, cứ nghỉ ngơi một lát để dưỡng sức rồi tiếp tục. Như vậy ta cũng đâu bị chết chìm. Hãy nhớ rằng tu tập chỉ đơn giản có nghĩa là sống hòa mình với thiên nhiên, với thực tại, mà mọi thứ thì luôn thay đổi không ngừng.Mọi trở lực trên đường tu luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó ta càng phải biết sống với một tinh thần bình thản tự tại để nhìn xem mọi thứ xảy đến rồi cho trôi qua như thế nào, trong khi vẫn tiếp tục tu tập. Với sự quan sát nội tâm và nhìn ngắm những thái độ tâm lý luôn thay đổi liên tục của mình ta sẽ nhận ra định lý vô thường trong các pháp.
Hãy bằng mọi cách hiểu được cái giá trị cần thiết của giáo lý Đức Phật ngay trong đời sống bản thân mình. Lời dạy của Ngài phải được xem như những dưỡng tố cho đời sống tâm linh. Không hiểu được điều này coi như chúng ta đã bị mất mát nhiều lắm. Có nhiều người khi đến viếng thiền sư Ajahn Chah thì thường than rằng họ không có thời giờ để thiền định vì phải giải quyết quá nhiều công việc. Những khi đó, Ngài thường hỏi họ:
-Thế thì ông,bà có đủ thì giờ để thở hay không?
Nói vậy, có phải chăng việc tu tập cũng quan trọng như từng hơi thở sinh tồn? Một điều hết sức đơn giản là một khi đã tắt thở thì coi như chúng ta đã chết.Cũng với ý nghĩa tương tự như vậy, nếu không có được một nhận thức chín chắn về bản chất của các pháp, về nội dung của giáo lý Đức Phật thì chúng ta cũng chẳng khác gì một người đã chết. Cái chết ở đây là sự cách biệt diệu vợi với tất cả những gì hoàn thiện, an lành là lợi ích. Nếu chỉ sống với một tâm hồn thiếu ý thức về những gì cần phải được ý thức, tức không kịp nhận ra những sự thật của sự sống thì sau lễ hỏa táng chúng sẽ chẳng còn lại được gì đáng kể ngoài chút xương tàn mà mình đã phải bỏ ra cả đời để nuôi dưỡng nó. Chỉ có chừng ấy thôi, không còn gì hơn nữa chúng ta phải học được phép sống tỉnh thức và trung thực như Đức Phật đã dạy. Nhờ vậy mà chúng ta sẽ có thể ung dung tồn tại giữa cuộc đời này mà không còn bị quấy rầy và cực lòng với những mâu thuẫn, trở lực cùng trăm ngàn vấn đề nhiêu khê khác nữa.
Giới học, vấn đề đầu tiên của giáo lý Tam Học, có một ý nghĩa rất quan trọng đối với tinh thần căn bản của trung đạo. Nó giúp ta tránh được những xung động quá khích của tất cả những khoái cảm và đau đớn. Nếp sống có giới hạnh là một điều kiện tuyệt vời cho một đời sống có nhận thức. Chính giới hạnh theo tinh thần trung đạo đã giúp các sinh hoạt và ngôn từ của chúng ta không mắc phải lỗi lầm đối với tha nhân và nhờ vậy ta chỉ còn có việc cảm thông , bao dung tất cả sinh vật. Còn đời sống nội tâm yên tĩnh thì giúp ta uốn nắn, ổn định tâm hồn mình thuận theo lý tưởng trung đạo dễ dàng hơn.
Tôi biết, trong từng ngày của thiền khoá này, ai trong các thiền sinh cũng cố gắng dốc sức khắc chế nội tâm để trở thành hay đạt tới một tầm vóc nào đó mình muốn.Các vị ngồi thiền bằng những vật lộn đối với tự thân một cách khốc liệt.Các vị đã huy động toàn lực khả năng chú niệm của mình để kéo lui những vọng niệm hoang đàng về lại với hơi thở. Điều đó có thể tốt nhưng cũng có thể là không. Một sự nổ lực nông nổi, manh động, hiếu thắng không hề là Chánh Tinh Tấn trong con đường Trung Đạo. Con đường nầy thật ra phải là một hành trình rộng thoáng, phiêu diêu với một nổ lực vừa đúng mức, cần thiết, một khả năng chú niệm chính xác mà nhẹ nhàng và một sự tỉnh thức trong hồn nhiên mà vững vàng thường trực. Chỉ bằng vào công phu tu tập và một nội tâm thoải mái, chúng ta mới có thể dễ dàng nhận diện từng khuôn mặt sai biệt của các pháp cùng bản chất như thật của chúng.Trong cuộc tu, chúng ta không thể nhất thời manh động được , càng căng thẳng khẩn trương thì chỉ khiến nội tâm loạn động thêm thôi. Chỉ có việc đơn giản và nhẹ nhàng nhìn ngắm tất cả những gì xảy trong phạm vi nhận biết của sự tỉnh thức. Dầu chúng có là những niềm vui hay bất cứ trạng thái đối lập nào cũng chỉ là từng cảm nghiệm thôi, những bóng khói hình sương đi qua vùng ý thức của chúng ta. Cứ lặng lẽ gặp gỡ khách quan với chúng, chúng sẽ tự biến mất. Tại sao thế? Vì đó là bản chất của chúng. Hành trình trên đây là con đường thể hiện của Định học và Tuệ học. Niềm an lạc thật sự của chúng ta được khai sinh chổ này đây.
Trí tuệ của Đức Phật dù vẫn được xem là vô lượng nhưng vẫn cứ là Chánh Tri Kiến. Nhất Thiết Trí của Ngài có ý nghĩa rốt ráo là nhìn thấy tất cả bằng một nhận thức như thật về Tam Tướng. Cái hiểu biết của chúng ta về mọi sự dở dĩ không được trung thực là vì trí tuệ chúng ta còn bị khiếm khuyết. Sở hữu được một khả năng trí tuệ đúng mức, ta sẽ hiểu biết được cách buông bỏ mọi thứ , từ một lòng tham muốn, chấp thủ đến những ảo tưởng nông nổi. Chúng ta hãy tập sự bỏ đi những khuynh hướng tư tưởng có nguy cơ dẫn tới một cái Tôi ngộ nhận.
Cái Tôi thực ra chỉ là một giả lập đời thường. Ngày chào đời, chúng ta đâu có danh tánh gì đâu. Rồi có ai đó đặt cho chúng ta một chuỗi tên họ, cái tên gọi được sử dụng từ đó và chúng ta bắt đầu bận tâm về nó, đem nó gắn liền vào những cái Tôi. Của Tôi như một cái gì riêng tư thật sự tồn tại giữa đời, rồi bỏ ra cả đời theo đuổi nó. Đức Phật là người hiểu biết trọn vẹn đường thoát ly cái Tôi này cùng tất cả những thứ được thoát thai từ đó: Những sở hữu, thành kiến, định kiến, quan điểm , lập trường. Sự hiểu biết này có ý nghĩa đình chỉ mọi cơ hội khai sinh của đau khổ và tạo điều kiện cho ta nhìn thấy được nội dung như thật của mọi sự.
Như vậy, tu tập Bát Thánh Đạo là phát triển toàn bộ những giá trị chín chắn cần thiết cho một con người. Bằng vào đời sống lấy Tam Học làm lý tưởng , ta có thể dung thông mọi thực tại. Bát Thánh Đạo là một hành trình mà chúng ta nhất thiết phải đi qua để giải quyết mọi vấn đề liên qua đến cái Tôi để có được một nếp sống chín chắn và một tri kiến đúng mức về con đường Trung Đạo. Hãy nghiêm cẩn tu học, thành quả luôn nằm ngay trước mặt chúng ta đấy.
Mới tuần lễ vừa rồi thôi, trong một phút giây tụng đọc trở lại bài Kinh Chuyển Pháp Luân, tôi đã bất chợt thấm thía cái giá trị của giáo lý Bát Thánh Đạo một cách sâu sắc.Mấy dòng kinh sau đây đã khiến tôi bàng hoàng: Cakkukaranì Nànakaranì upasamàya abhinnà sambodhàya nibbànàya samvattati: Đạo lộ này chính là căn bản của Pháp Nhãn, Thánh Trí là hành trình dẫn tới sự tịch tịnh, thấu suốt, giác ngộ và cứu cánh Níp Bàn.
Giáo lý Bát Thánh Đạo là con đường toàn thiện mà Đức Phật đã vạch ra . Đi đúng con đường này, chúng ta sẽ nhìn thấy được chánh pháp và trở thành Chánh Pháp, bản thân sẽ thành tựu Pháp Thân. Khả năng đó Phật gọi là Pháp Nhãn, sự quán triệt trọn vẹn bản chất Tam Tướng của vạn pháp.
Đọc lại kinh văn truyền thống, ta sẽ thường xuyên bắt gặp đoạn kinh sau đây: “ Khi Pháp Nhãn được mở ra, chứng ngộ các pháp là các pháp, vị ấy trở tành bậc Nhập Lưu, người chính thức có mặt trong cảnh giới các bậc Thánh”. Chỉ có trí tuệ được thành tựu từ con đường Bát Thánh Đạo mới có thể giúp ta đoạn trừ phiền não, thành tựu tịnh lạc và chấm dứt tất cả đau khổ. Trí tuệ đó chính là cái quan yếu nhất của đời sống. Nhưng nhớ đấy, Bát Thánh Đạo dù có công năng ra sao cũng chỉ là con đường mà ta phải tự mình bước đi, một công phu mà từng cá nhân phải nổ lực thực hiện.
Lời dạy của Đức Phật được tu tập ra sao luôn tùy thuộc vào khả năng hiểu biết của mỗi chúng ta. Giáo lý của Ngài đối vối mỗi người từ đó cũng có giá trị không giống nhau. Hãy cố gắng khám phá toàn bộ ý nghĩa của lời dạy Đức Phật để xác định giá trị những lời dạy đó đối với đời sống bản thân.
SƯ GIÁC NGUYÊN- TOẠI KHANH


Kinh Tăng Chi Bộ
6 Vô Thượng
Đoạn số 6 đến đoạn 17 ngài có nói :
Sự xuất hiện của một người là sự xuất hiện của mắt lớn, của đại quang của đại minh 6 vô thượng ( đó là ngài đang nói về ngài )
Sự xuất hiện của một vị Phật là một sự xuất hiện của một ánh sáng của một cặp mắt lớn có nghĩa là : Trên đời này , mắt ở đây là cái để nhìn đúng không ? Dầu đó là thiên nhãn hay nhục nhãn nhưng mà không có ai có khả năng nhìn sâu nhìn xa nhìn nhiều được như một vị Phật . Cho nên sự xuất hiện của ngài là sự xuất hiện của một cặp mắt lớn , sự xuất hiện của đại quang đại minh tức là sự xuất hiện của luồn ánh sáng lớn , sự xuất hiện của 6 vô thượng .
6 Vô thượng là gì ?
1- dassananuttariya : Thấy vô thượng
2- savananuttariya : Nghe vô thượng
3-labhanuttariya : Lợi đắc vô thượng
4-sikkhanuttariya : Học vô thượng
5-paricariyannuttariya : Phục vụ vô thượng
6- anusssatanuttariya : Ghi nhớ vô thượng
Ngài nói trên đời này có nhiều cái được lắm , được tiền , được danh, được tình , được quyền lực , được sức khỏe , được nhan sắc , đủ thứ được . Nhưng mà ngài nói chỉ có cái được nào mà nó gắn liền với Tam Bảo với Chư Phật thì cái được đó được gọi là cái được vô thượng .
Được hầu hạ vị Chánh Đẳng Chánh Giác , được hầu hạ một vị thánh đó là cái sự hầu hạ tối thượng , được cúng dường cho vị thánh , được gặp gỡ được lễ bái để có dịp thương yêu quí kính một bậc thánh . Đó là cái sự hầu hạ vô thượng . Sự gặp gỡ một bậc thánh , sự lắng nghe một bậc thánh . Đó là sự gặp gỡ sự lắng nghe vô thượng . Mà chỉ có sự ra đời của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác mới đem lại 6 cái vô thượng này .
SƯ GIÁC NGUYÊN-TOẠI KHANH
( Trích buổi giảng paltalk ngày 18/12/2017)



KINH THẬP THƯỢNG
Liễu Duyên Tuệ ( Trí Liễu Duyên )
Trí Liễu Duyên là : Trí biết rõ cái duyên khởi của Danh Sắc
Hành giả biết rõ cái nhân duyên tạo của cái Danh Sắc , hành giả biết rằng nó đau , nó muốn đổi tư thế vì nó ngồi đau . Nó muốn trở giò , nó muốn đứng lên , từ kiết già nó muốn chuyển qua bán già , hành giả biết đây là khổ , khi mà đổi là vì biết là khổ cho nên nó mới muốn . Muốn là tham .
Chính vì nó muốn đổi cho nên nó mới đổi , và khi đổi được rồi , nó bèn thoải mái , nó bèn an lạc , nó bèn thích thú . Hành giả biết rõ cái thích thú này do mình đổi oai nghi mà có . Như vậy thì cái gọi là hạnh phúc hay đau khổ trong đời này , nó vốn là đắp đổi cho nhau , do có đau khổ nó mới có hạnh phúc .
Khi một đau khổ được giải quyết , thì bèn có hạnh phúc , và khi hạnh phúc biến mất thì bèn có cái đau khổ ( đau khổ đây là sự khó chịu ) .
Cứ nhớ : “ Sự vắng mặt của đau khổ chính là hạnh phúc , và sự vắng mặt của hạnh phúc chính là đau khổ . Khi vấn đề đau khổ được giải quyết , ta bèn gọi cái giây phút đó là hạnh phúc . Và khi hạnh phúc nó không ở với mình nữa , nó bỏ mình nó đi , ta bèn gọi giây phút đó là giây phút đau khổ “ .
Làm ơn về ngồi lại , về tu tập xem có đúng là như vậy hay không ?
Có nghĩa là hạnh phúc nó chính là giây phút đau khổ nó đi mất , và cái hạnh phúc chính là giây phút mà đau khổ không còn nữa . Chỉ vậy thôi .
Hai ông này nó đắp đổi cho nhau và hành giả thấy : À ! Thì ra có duyên khổ nó mới tạo ra cái ái , từ ái nó mới tạo ra cái thoải mái này , và từ cái thoải mái này nó đang mất . Chính cái chuyện nó mất nó sẽ tạo ra cái đau khổ .
Như vậy , hành giả thấy rằng do mất cái này mà có cái kia , mà do có cái kia nên mới có cái này .
Thấy rằng :
Do cái này Sinh , mới có cái kia ,
Do cái kia Diệt mới có cái này .
Đó là Liễu Duyên Tuệ . Toàn bộ đời sống của quí vị chỉ là vậy thôi .
Tôi nói không biết là bao nhiêu lần , không hề có hạnh phúc , mà chỉ có giải pháp cho đau khổ thôi . Thưa quí vị !
Đau khổ nó đến từ 2 nguồn đó là : có cái gì đó hoặc không có cái gì đó .
Có cái gì đó là : Bệnh , nợ nần , thù oán , tù tội , tai tiếng v...v . Thì đó là những thứ có mà nó làm mình đau khổ .
Những thứ không : Không tiền , không nhan sắc , không sức khỏe , không uy tín , không tình cảm , không quyền lực v...v .
Như vậy thì cái đau khổ nó đến từ 2 nguồn , có cái gì đó mình đau khổ , hoặc không có gì đó làm mình đau khổ .
Hạnh phúc nó đến từ 2 nguồn : Đó là có cái gì đó hoặc không có cái gì đó .
Có cái gì đó : Do có cái gì đó mình hạnh phúc như là : Nhan sắc , sức khỏe , tiền bạc , uy tín , kiến thức , tình cảm .v..v . Nhờ có những cái đó mình mới hạnh phúc .
Những thứ không : Không bệnh , không oán thù , không có vấn đề pháp luật , không có vấn đề về ngoại hình , nhan sắc .v....v . Thì vì không có những cái đó , ta bèn hạnh phúc .
Như vậy , hạnh phúc nó đến từ 2 nguồn : có và không có cái gì đó , và đau khổ cũng đến từ 2 nguồn : có và không có cái gì đó .
Cứ nhớ rằng : Cái chuyện này biến mất , thì nó đang là duyên khởi cho cái gì tiếp theo . Biết ngay ! . Chưa hết !
Nếu hạnh phúc và đau khổ đều do 2 nguồn có và không thì phiền não cũng đến từ 2 nguồn có và không . Các vị có hiểu không ?
Tham nó có 2 nguồn là : muốn có cái gì đó hoặc đừng muốn có cái gì đó .
Thí dụ như : Tôi ngồi thiền , mà Miến Điện nó nóng quá , thì lúc đó tôi bèn muốn có gió đi qua , tôi bèn muốn có máy lạnh , tôi bèn muốn có quạt máy . Đó là tham . Đó là muốn có
Muốn không : Muốn cho nó đừng có nóng nữa , đừng có nắng nữa , muốn đừng có ồn nữa , muốn mấy đứa nhỏ đá banh nó đừng có la nữa . Nói chung mình muốn không có cái gì đó cũng là tham , mà mình muốn có cái gì đó cũng là tham .
Sân cũng có 2 nguồn là : bực mình do tránh không được cái mình ghét và không có được cái mình thích .
Thí dụ như : Do bị cái gì đó , do đang phải gánh chịu phải chịu đựng cái gì đó , do có cái gì đó mà mình bực mình . Tức là do không tránh được cái mình ghét , không có được cái mình thích . Đó cũng gọi là sân .
Cho nên gọn lắm quí vị , có mấy công thức . Quí vị mà thuộc lòng , thì không cần nghe tôi giảng nữa . Bởi vì tôi chỉ có bao nhiêu đó thôi .
SƯ GIÁC NGUYÊN-TOẠI KHANH
( Trích buổi giảng paltalk ngày 5/11/2017)


52 Tâm sở (cetasika, mental factors/concomitants)

a) TÂM SỞ BIẾN HÀNH (Sabbacitta-sādhāraṇa, universal mental factors)
1. Xúc (Phassa, contact) 2. Thọ (Vedanā, feeling) 3. Tưởng (Saññā, perception) 4. Tư (Cetanā, volition) 5. Nhất Thống, Nhất Điểm (Ekaggatā, one-pointedness) 6. Mạng Quyền, Mạng Căn (Jīvitindriya, life faculty) 7. Tác Ý, Chú Ý (Manasikāra, attention)
b) TÂM SỞ BIỆT CẢNH (Pakiṇṇaka, occasional/particular mental factors)
8. Tầm (Vitakka, initial mental application) 9. Tứ, Sát (Vicāra, sustained mental application) 10. Thắng Giải, Xác Định (Adhimokkha, decision) 11. Cần, Tinh Tấn (Vīriya, energy) 12. Hỷ, Phỉ (Pīti, rapture, zest) 13. Dục (Chanda, desire)
c) TÂM SỞ BẤT THIỆN (Akusala, unwholesome mental factors)
14. Si (Moha, delusion) 15. Vô Tàm (Ahirika, shamelessness) 16. Vô Úy (Anottappa, disregard for consequence, fearlessness of wrongdoing) 17. Phóng Dật (Uddhacca, restlessness) 18. Tham (Lobha, greed) 19. Tà Kiến (Diṭṭhi, wrong view) 20. Ngã Mạn (Māna, conceit) 21. Sân (Dosa, hatred) 22. Tật Đố, Ganh Tị (Issā, envy) 23. Xan Lận (Macchariya, miserliness, avarice) 24. Hối Hận (Kukkucca, regret, worry) 25. Hôn Trầm (Thina, sloth) 26. Thụy Miên, Dã Dượi (Middha, torpor) 27. Hoài Nghi (Vicikicchā, doubt)
d) TÂM SỞ TỊNH HẢO (Sobhana Cetasika, beautiful mental factors)
d1) Tâm Sở Tịnh Hảo Biến Hành (Sobhana sādhāraṇa, universal beautiful mental factors) 28. Tín (Saddhā, faith) 29. Niệm (Sati, mindfulness) 30. Tàm (Hiri, shame of wrongdoing) 31. Uý, Quý (Ottappa, fear of wrongdoing) 32. Vô Tham (Alobha, non-greed) 33. Vô Sân (Adosa, non-hatred) 34. Hành Xả (Tatramajjhattatā, balance, neutrality of mind) 35. Tĩnh Tánh (Kāya-passaddhi, tranquility of mental body) 36. Tĩnh Tâm (Citta-passaddhi, tranquility of consciousness) 37. Khinh Tánh (Kāya-lahutā, lightness of mental body) 38. Khinh Tâm (Citta-lahutā, lightness of consciousness) 39. Nhu Tánh (Kāya-mudutā, malleability/softness of mental body) 40. Nhu Tâm (Citta-mudutā, malleability/softness of consciousness) 41. Thích Tánh (Kāya-kammaññatā, wieldiness of mental body) 42. Thích Tâm (Citta-kammaññatā, wieldiness of consciousness) 43. Thuần Tánh (Kāya-pāguññatā, proficiency of mental body) 44. Thuần Tâm (Citta-pāguññatā, proficiency of consciousness) 45. Chánh Tánh (Kāyujukatā, straightness/rectitude of mental body) 46. Chánh Tâm (Cittujukatā, straightness/rectitude of consciousness)
d2) Giới Phần (Virati, abstinences) 47. Chánh Ngữ (Sammā-vācā, right speech) 48. Chánh Nghiệp (Sammā-kammanta, right action) 49. Chánh Mạng (Sammā-ājīva, right livelihood)
d3) Vô Lượng Phần (Appamaññā, immeasurables, illimitables) 50. Bi Mẫn (Karuṇā, compassion) 51. Tùy Hỷ (Muditā, sympathetic/appreciative joy)
d4) Trí Tuệ (Paññā, wisdom) 52. Tuệ Quyền, Tuệ Căn (Paññindriya, faculty of wisdom)




nguồn : Face book

1 nhận xét:

  1. Casino Slot Machines | JSTHub
    Casino Slot Machines and other Casino Games on JSTHub Slot 당진 출장샵 Machines 고양 출장샵 and other Casino Games on JST Hub · Newest Slot 순천 출장마사지 Machines with JSTPlayer · Best 남원 출장샵 Casino Games 사천 출장안마

    Trả lờiXóa