20 thg 8, 2013

Chẳng có ai cả (Ajahn Chah )

CHẲNG CÓ AI CẢ

Ajahn Chah - Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch Việt
Như Lai Thiền Viện, San Jose, Hoa Kỳ 2008
Lời giới thiệu của
NHƯ LAI THIỀN VIỆN

Chẳng có ai cả ” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát. Hầu hết Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước đều biết đến giáo pháp vi diệu của Ngài qua tác phẩm “ Mặt Hồ Tĩnh Lặng ” cũng do Tỳ Kheo Khánh Hỷ dịch và Như Lai Thiền viện ấn tống và phổ biến. Đây là cuốn sách được thỉnh nhiều nhất trong 10 năm qua.

19 thg 8, 2013

Hãy Tinh Tấn Không Ngừng

Hãy Tinh Tấn Không Ngừng
Thiền Sư Webu Sayadaw
Giác Niệm dịch
Sơ lược tiểu sư Thiền Sư Webu Sayadaw (1896-1977): Ngài Thiền sư Webu Sayadaw sinh vào ngày 17/2/1896 tại làng Ingyinbin, gần Shwebo miền thượng Miến Ðiện. Ngài thọ giới Sa di lúc 9 tuổi, thọ đại giới lúc 20 tuổi.

17 thg 8, 2013

Sống Trong Hiện Tại (Live now) (take notes)


Không có ngày mai
Không có ngày hôm qua,
Không có lý do để phiền muộn âu sầu
Và cũng không cần phải nói:
"Tôi nhớ lại chuyện này"
Hay: "Tôi khấn vái cầu xin chuyện kia"
Chỉ có ngày hôm nay.

-- Ananda Pereira




SỐNG TRONG HIỆN TẠI

Hãy chú tâm vào ngày hôm nay.
Nghiệp báo, Từ bi, Vô thường,
Tất cả chân lý trong đời sống đều nằm vỏn vẹn trong giây phút ngắn ngủi này.
Hôm qua chỉ là giấc mộng và ngày mai, nào ai biết sẽ ra sao?
Hãy sống trong hiện tại! -- Kassapa Thera.


 
TINH THẦN BẤT KHUẤT

 

Chúng ta là chiến sĩ của Người đã từng nói: "Ta có đủ lòng tự tin, đủ sáng suốt, đủ năng lực để tự giải thoát, để làm tất cả mọi việc. 

"Dầu máu có cạn, thịt có mòn dần và tan rã, dầu chỉ còn xương với da, ta sẽ không rời chỗ ngồi này trước khi Thành Công.


"Trong cuộc chiến đấu cuối cùng này ta quyết phải thắng.
"Mãi kéo dài đời sống khốn khổ, vô tận này có ích lợi gì?
"Thà ngã gục trên bãi chiến trường một cách anh hùng còn hơn.
"Không nên rụt rè trước mục phiêu cao cả như kẻ hèn nhát.



Người đã nói lên những lời trên đây là Đấng Tôn Sư Vô thượng của chúng ta.


KASSAPA THERA




Đức Phật thường lặp lai và thiết tha nhắc nhở chúng ta những đặc tính như Tưởng niệm, Quyết định, Tinh tấn và không ỷ lại nơi ai khác hơn ta. Điều mà Ngài không bao giờ dạy là thuyết Định mệnh. Ngài dạy rằng vạn vật biến đổi không ngừng, tất cả những vật hữu lậu (Sankhāra) đều vô thường (Anicca). Tâm tính là một vật hữu lậu. Vậy tâm tính là vô thường, nghĩa là biến đổi. Chính sự biến đổi, vô thường ấy là then chốt của sự giải thoát cuối cùng. Cái gì nhơ bẩn có thể trở thành trong sạch. Cái gì yếu có thể trở nên mạnh. Cái gì không thành thục có thể rèn luyện để trở nên thành thục. 



Muốn lên cao ta không thể nhảy vọt lên mà phải bền gan, trì chí và liên tục nổ lực tiến lên. Chính nhờ bước từ bước mà ta có thể đi xa ngàn dặm. Có một đức tính tốt đẹp có thể giúp ta thành công trong mọi việc. Đức tính ấy là động lực thúc đẩy ta đi tới mãi, vững chắc, liên tục, không nản chí, không sờn lòng, không khựng bước trước chướng ngại, không chịu thất bại trong bất cứ trường hợp nào và luôn luôn chiến đấu, đạt cho kỳ được mục phiêu.

Đó là đức tính mà Đức Phật mong muốn cho hàng Phật tử chúng ta cố gắng trau giồi: Tính Bất khuất.
Tinh thần bất khuất rực rỡ hơn mặt trời, đáng được tín nhiệm hơn các vì tinh tú và hùng hậu hơn tất cả các năng lực khác trên thế gian.
Tinh thần bất khuất luôn luôn chiến thắng.



Phật Pháp là một Giáo lý dũng khái, thích hợp với người cương quyết. Một tâm hồn ương yếu, lãng mạn sẽ thấy Phật giáo là vô ích, vì Giáo lý này chỉ hợp với người thực tiển, dám nhìn ngay vào thực tế để đối phó và sẵn sàng tận dụng khả năng mình trong việc ấy. Hiện hữu là Tham, Sân, Si. Đâu đâu cũng có tham, sân, và si. Từ trong đền đài cung điện đến hang cùng ngõ hẻm, nhà giàu cũng như nhà nghèo, trong các bệnh viện, các nơi du lịch cũng như trước pháp đình. Mỗi khi nhìn thấy chúng là ta phải nhận ra ngay vì ta không thể chiến thắng một kẻ thù mà ta không nhận ra.

Người Phật tử tìm Chân lý và không nhận những "Chân lý nửa mùa", những sự thật phân nửa. Người Phật tử phải tự tìm chân lý trong chính bản thân mình. Không có ai, dầu là một vị Phật đi nữa, có thể truyền cho một người khác sự giác ngộ hoàn toàn. Mỗi người Phật tử chỉ noi theo gương Đức Phật và Chư vị A-La-Hán để cố gắng tự giải thoát cho mình.




TIN TƯỞNG
Để vượt qua trận thủy tai tràn ngập đời sống với dục vọng, sanh tử, tà kiến, và si mê.

Ta không thể đứng yên một chỗ,
Cũng khôngthể bó tay chịu chìm đắm một cách ngông cuồng.
Ta phải có đủ quả cảm, cương quyết, và …
một niềm tin tưởng hoàn toàn vững chắc. -- KASSAPA THERA

Người xưa có câu: "Kinh nghiệm giống như một cái lược mà người ta chỉ có khi đầu đã rụng hết tóc". Thật vậy, khi thâu thập đủ kinh nghiệm thì đã già, không còn cơ hội để thực nghiệm nữa.
Người trí tuệ biết hưởng kinh nghiệm của kẻ khác.




TÂM LỰC
 
Đức Phật khuyên các môn đệ nên tận dụng tâm lực của mình trong việc tốt đẹp, cao thượng nhất là sự giải thoát cuối cùng. 
Nếu giữa ban trưa, đứng ngoài trời ta dùng một ống kính lồi để gom ánh sáng mặt trời vào một điểm nhỏ trên bàn tay, trong khoảnh khắc ta sẽ nghe nóng. Trái lại, ban đêm cũng đứng chỗ ấy và cũng dùng ống kính lồi ấy để gôm ánh sáng một ngọn đèn điện 40 watts (thay ví ánh sáng mặt trời) ta sẽ không nghe nóng trên tay, ngoại trừ khi nào ta có một xúc giác đặc biệt nhạy nóng.

Tâm lực cũng vậy, khi an trụ, tâm càng mạnh, tâm lực càng hùng hậu. Tâm yếu, dầu có an trụ cũng không sao tạo được năng lực mạnh. Vì thế, cùng an trụ như nhau, tâm lực của mỗi người mạnh yếu khác nhau, và quan trọng hơn, tâm lực an trụ của một người, từng lúc, cũng không bằng nhau. Một bẩm tính dũng mãnh cũng có lúc yếu ớt, một bẩm tính yếu ớt lắm khi cũng hùng hậu.

Vậy, giai đoạn đầu tiên trong việc trau giồi tâm lực là kiên tâm cố gắng rèn luyện cho tâm được thuần thục và trở nên một nguồn sinh lực dồi dào. Nói cách khác, phải rèn luyện ý chí. Để nung đúc một ý chí sắt đá, phương thức hữu hiệu nhất là tự kiểm soát từng phút, từng giây, từng chập tư tưởng, không ngừng.
Đời sống thường ngày của chúng ta là gì? Chỉ có một vòng quanh quẩn đáng chán và đáng sợ. Chúng ta mãi lo quây quần theo công việc sinh nhai hằng ngày mà không còn thì giờ để sống. Chúng ta tận lực củng cố địa vị xã hội. Chúng ta gia công, gắng sức bước lần lên, trên bước thang vật chất, để hưởng chút mồi danh bả lợi và tự lấy làm quan trọng khi thành công. Gặp thất bại, vì phần đông chúng ta phải bị thất bại, ta không quan tâm đến cho đó là việc thường tình của thế sự. Trong khoảng thời gian ấy cái chết lặng lẽ đi đến mỗi người chúng ta, càng lúc càng gần, và, câu chuyện đáng thương tâm lai xảy ra. Trang nhật ký đã lật qua. Một trang khác bắt đầu… trong kiếp sống mới. Và như vậy tiếp diễn mãi mãi, không cùng, kiếp này đến kiếp khác, như những mẫu chuyện khốn khổ triền miên diễn đạt.

Ngoảnh mặt đi, không nhìn thấy những việc phù phiếm, sớm sanh tối diệt ấy có phải là trốn đời không? Bây giờ ta đã trưởng thành, bộ y phục của ta lúc còn thơ ấu đã trở thành quá bé nhỏ, vậy bỏ nó đi với các món đồ chơi trẻ con có phải là trốn đời không? Trong pháp thiền định, trạng thái phỉ lạc và năng lực thần thông chỉ là những kết quả phụ thuộc, những giải thưởng dọc đường vô cùng quý giá hơn tất cả những gì mà ta có thể hưởng thụ trong đời sống vật chất. Ta có thể đạt được, và có người đã đạt được các giải thưởng ấy. Đó không phải là những giả định chỉ có trong trí tưởng tượng. Thiền định dẫn dắt ta đến nơi giải thoát cuối cùng.

Tâm an trụ càng ngày càng yên lặng, càng hùng mạnh và đến mức cùng tột, thấy được chân tướng sự vật. Đến tầng Minh Sát sáng suốt ấy hành giả sẽ có một ý chí cương quyết mau mau thoát ra cho khỏi đời sống và những gì thuộc về đời sống. Cũng như một người vừa thức tỉnh, thấy mình từ lâu nay nặng mang một thây ma hôi thối mà vẫn quý trọng như một bảo vật. Tức nhiên người ấy mau mau quăng bỏ thây ma. Với phản ứng tự nhiên ấy hành giả đã chứng đạo quả Niết Bàn.



XUẤT GIA (I) 

Ai dứt bỏ được những khác vọng của mình để ra đi như người không nhà cửa.
Ai đã tận diệt tham dục và từ bỏ những thích nghi của đời sống vật chất:
Ta gọi người ấy là thiện tri thức (brahamana). -- PHÁP CÚ (415)

   
Người đời thường hiểu rằng xuất gia là từ bỏ đời sống vật chất. Trong Phật Giáo, xuất gia (Nekkhamma) là một sự trưởng thành hơn là một sự từ bỏ.


Người đã trưởng thành, người đã vượt lên trên các món đồ chơi trong đời sống,
Người ấy đã qua thời kỳ ấu trĩ.
Nguời không còn cầu mong gặt hái
Người ấy không phải là người gieo giống. -- KASSAPA THERA 



ẨN DẬT
Người ngồi một mình, nằm một mình, đi một mình, người bền chí cố gắng, người biết tự chế ngự lấy mình: "Người ấy biết tìm thích thú nơi chốn rừng sâu". -- PHÁP CÚ (305)
 

  • Bồ Tát tự nhiên có khuynh hướng tìm nơi vắng vẻ. Không phải vì ghét bỏ người khác, nhưng vì trong đời sống ẩn dật các Ngài nhận thấy có một cái gì cao quý xác thực và trong sạch. Từ kiếp này sang kiếp khác, Ngài lánh xa chốn phồn hoa đô hội để một mình ra đi, sống thanh đạm và tự toại đời sống của người ẩn sĩ.




  • Bồ Tát luôn luôn đi tìm Chân lý, khi một tâm trí tìm tòi, chăm chú hướng về Chân lý thì chỉ biết có một Chân lý và cương quyết gạt bỏ ra ngoài tất cả những gì không phải Chân lý. Bồ tát đập tan cho kỳ được cái vỏ cứng "tín điều" để tận tường quan sát bên trong. Nếu ở trong là những gì đã hư thối, Ngài không ngần ngai vứt bỏ luôn cái vỏ. Khi Bồ Tát đồng ý với đám đông về một điểm nào tức là tự Ngài đã nghĩ như thế ấy. Ngài không bao giờ chấp nhận vì sợ sệt, lười biếng hoặc vì một lý lẽ nào khác.
  • Mỗi khi có thể giúp ích người khác, Ngài rất sẳn sàng và vui vẻ. Tuy nhiên, Ngài cũng biết rằng xen vào công việc của người khác, thường có hại nhiều hơn lợi, vì thế lắm khi Bồ Tát buộc lòng đứng ngoài để nhìn.
  • Trong đời sống ẩn dật Bồ Tát tìm thấy sự an lành và sức mạnh. Lúc người khác tìm an cư giữa đám đông, Ngài chỉ thấy yên ổn khi sống vắng vẻ một mình. Rừng sâu không làm cho Ngài sợ sệt. Những chuyện lặt vặt nhỏ nhen trong đời sống không làm bận rộn Ngài nữa. Tâm càng lúc càng yên lặng, càng ngày càng an trụ, thiêu đốt tất cả các dây trói buộc của đời sống vật chất. Tâm trí nhẹ nhàng, trong trẻo, yên tĩnh, thanh tịnh, không chút bợn nhơ, luôn luôn tìm tòi, khảo sát và luôn luôn hướng về Chân lý.
  • (*)…Không thể hoàn toàn trong sạch ngoài lối sống ẩn dật. Không thể hoàn toàn chế ngự nội tâm và chiến thắng tình dục ngoài cuộc chiến đấu đơn độc. Tuy nhiên, sống ẩn dật và hưởng những thú thanh tao do đời sống ẩn dật tạo nên không phải là mục tiêu cuối cùng của đời tu sĩ như mọi người lầm tưởng, mà chỉ là một phương tiện để đạt được mục tiêu cuối cùng. Những nổ lực không ngừng của Phật Tổ Gotama và bao nhiêu đệ tử của Ngài đã chứng minh điều đó. 
  • "Ta nên nhận định rằng những người ấy (những người sống ẩn dật để thiền định) đang thực hiện một công trình vô cùng hữu ích. Hữu hạnh thay cho ai biết quay nhìn trở lại vào bên trong mình vì trong khoảnh khắc có thể thâu thập lợi ích muôn phần vững bền hơn những người chỉ biết xây dựng hạnh phúc ở bên ngoài" (Master Eckehart)
 
KHÔNG THAM
Người nào kiểm soát được lòng tham vô độ và phức tạp của mình, phiền não không tìm được chỗ nương tựa nơi người ấy và sẽ rời bỏ người ấy như giọt nước trên lá sen phải trợt xuống vì không bám được vào lá. -- PHÁP CÚ (336) 
Một vị Bồ Tát không khi nào để cho lòng tham chi phối. Ngài sống như một chủ nhân và luôn luôn dùng trí tuệ để kiểm soát chặc chẽ những ý muốn của mình. Con đường của Ngài thật dài và rất là cam khổ, nhưng đồ hành lý của Ngài thật nhẹ và Ngài luôn luôn hân hoan tiến bước và tiến bước không ngừng. 

KHÔNG SÂN
Kẻ nào tìm hạnh phúc trong sự đau khổ của người khác, kẻ ấy bị trói buộc trong vòng thù hận.
Người như thế ấy không thể thoát khỏi lửa sân. -- PHÁP CÚ (291)
Không ai có thể oán ghét người khác mà không mất một phần tự do của mình. Thì giờ và năng lực là hai vật sở hữu quý báu nhất trong đời. Nhưng lắm khi, vì mất lý trí, chúng ta phung phí bao nhiêu thì giờ cho những người mà chúng ta gọi là thù nghịch. Phung phí một cách vô lý và ngông cuồng cũng như trong những lúc say đắm chúng ta phung phí thì giờ cho người thân yêu.

Sân hận là một cảm xúc có sức phá hoại. Sân hận là một loại súng có sức giật lùi vô cùng nguy hiểm. Sự thiệt hại do viên đạn gây ra ở phía trước nòng súng khó sánh được với sự hao tổn ở phía sau. 

Đã là Phật tử, chúng ta phải nhận định rằng con đường thù hận là con đường nô lệ, phiền não và đau khổ. Không oán ghét không phải là dung thứ kẻ thù. Nếu thấy được rõ ràng chân tướng của vạn vật -- thật ra ít người thấy được -- ta sẽ biết rằng chúng ta không thể làm hại ai được. Đôi khi chính tay ta đã làm cho một người thù đau khổ. Sự đau khổ ấy chỉ là kết quả của nghiệp xấu mà người ấy đã gây ra một lúc nào đó trong quá khứ. Ta chỉ là người tình nguyện đứng ra làm tay sai cho cái nghiệp của người thù để gây nên một nhân xấu mới mà, trong một lúc khác, đến lược ta phải trả. Như vậy tiếp diễn mãi mãi, kiếp này sang kiếp khác, cho đến ngày ta nhận định được sự ngu xuẩn của ta và cố gắng chấm dứt nỗi khổ tâm mà ta đã tự tạo cho ta.

Phân tích đến mức cùng tột, không oán ghét một người thù rõ thật là dung thứ cho ta, là tha cho ta khỏi phải chịu những cực hình rùng rợn do sự oán ghét gây ra, là tránh cho ta khỏi phải tham gia một cách dại dột vào những việc trả quả của người khác, chỉ có người thích chịu đau khổ mới khư khư ôm lấy lòng sân. 


KHÔNG SI
Người ngu mà biết rằng mình ngu là đã khôn phần nào.

Ngu mà tưởng là mình khôn, đó mới là thiệt là người ngu. -- PHÁP CÚ (63)

Bao nhiêu người trong chúng ta đủ khôn ngoan để nhìn nhận sự ngu xuẩn của ta? Người Phât tử chúng ta nói rằng vạn vật đều vô thường. Nhưng nhìn kỹ lại những hành động, những kế hoạch, những nguyện vọng của chúng ta, ta sẽ nhận thấy rằng lời nói trên chưa hẳn thuyết phục tâm trí ta. Vì sao? Vì Moha, lòng si mê, còn chế ngự tâm ta.

TỰ DO
"Người đã cởi bỏ gông cùm trong cỏi người và đã vượt hẵn ra ngoài xiềng xích của cỏi trời, người ấy đã hoàn toàn thoát ra khỏi sự trói buộc. Như Lai gọi người ấy là bậc sa môn (Brahmana)". -- PHÁP CÚ (417)



SỐNG TRONG HIỆN TẠI
(Live now)

Ananda Pereira
Buddhist Publication Society - Ceylon
Dịch giả: Phạm Kim Khánh
Kỳ Viên Tự
P. L. 2507 - D.L. 1963
budsas.org

11 thg 8, 2013

Các loại tâm sở phụ hợp với tâm thức thiện và bất thiện

Các tâm sở (cetasikas) thường có mặt nơi tâm thức thiện hay bất thiện, phụ trợ và phối hợp với tâm thức, tạo nên một trạng thái tâm lý, được xếp loại như sau:

1.- Phassa = Xúc, sự tiếp xúc của đối tượng với tâm thức;
2.- Vedana = Thọ, cảm giác sơ khởi;

4 thg 8, 2013

Cách chia hai đồng bạc

Món tiền bất ngờ

Thuyền không người lái

Triết lý từ viên kẹo

Đừng xét đoán

Bốn Tâm vô lượng (Brahmaviharas)

Phát triển và trao chuyển tâm từ


2 thg 8, 2013

Mười bốn tâm sở thiện (Kusala cetasikas)


Phải có lòng chia sẻ, chung sống để an ủi


  • Bậc Ðạo Sư ngồi chờ đợi họ đến, dưới bóng mát của Hương phòng, như người thợ săn đang đứng chờ mồi.  
  • Thưa hoàng hậu, khi đức vua không yêu thương lệnh bà, sao lệnh bà còn ở đây? Ở đời, khổ thay là chung sống không có tình thương! Khi lệnh bà ở đây, hết lòng chung thủy với đức vua, nhưng đức vua không có tình thương, việc ấy chắc chắn sẽ đem lại khổ đau cho lệnh bà. 

Khắc nghiệt, độc ác, không có từ bi


- Này con thân, người độc ác, tàn nhẫn sẽ gặp tai nạn đau khổ lớn. Con chớ nên khắc nghiệt, chớ làm gì ác độc để sau phải hối hận.

Những mẫu chuyện tiền thân về người nữ