17 thg 7, 2015

[sách nói] Phật Giáo Nhìn Toàn Diện (TG: Piyadassi Mahathera, Phạm Kim Khánh dịch)


Thất giác chi (Satta Bojjhanga)- Hòa thượng Piyadassi

Thất giác chi
(Satta Bojjhanga)

Hòa thượng Piyadassi

Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1974

Kinh điển Phật Giáo, gồm ba tạng, luôn luôn nhắc đến những yếu tố của sự giác ngộ mà Ðức Thế Tôn đã nhiều lần giảng giải, trong nhiều trường hợp khác nhà Trong bộ Tăng Nhứt A-Hàm (Samyutta Nikaya, Maha Vagga) có một phần đề tựa là Bojjhanga Samyutta ghi lại những bài thuyết giảng của Ðức Phật về những Giác Chi (Bojjhanga). Phần này có ba bài Kinh mà từ thời Ðức Phật người Phật tử thường được tụng như một loại kinh để bảo vệ (paritta hay pirit) chống lại sự đau khổ, bịnh hoạn, hay một bất hạnh nào của đời sống.
Danh từ Bojjhanga bao gồm hai phần: bodhi và anga. Bodhi bao hàm ý chứng ngộ, hay nói một cách chính xác, là sự hiểu biết sâu sắc liên quan đến sự chứng ngộ Tứ Diệu Ðế, bốn Chơn Lý Cao Quý, tức là Chơn Lý Cao Quý về sự khổ, Chơn Lý Cao Quý về nguồn gốc của sự khổ, Chơn Lý Cao Quý về sự chấm dứt khổ, và Chơn Lý Cao Quý về con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ. Anga có nghĩa là yếu tố, hay tay chơn (chi). Do đó, Bodhi + anga (bojjhanga) là những yếu tố của sự giác ngộ, hay những yếu tố của tuệ minh sát, hay của trí tuệ. Danh từ nầy thường được dịch là Thất Giác Chi.
"Bojjhanga! Bojjhanga! Bạch hóa Ðức Thế Tôn, xin Ngài từ bi chỉ dạy, lời dạy nầy có thể được áp dụng đến mức nàỏ" Một thầy tỳ-khưu bạch hỏi Ðức Phật như vậỵ
"Bhodaya samvattantiti kho bhikkhu tasma bhojjhanga ti vuccanti".
"Nó dẫn đến giác ngộ, nầy tỳ-khưu, vì lẽ ấy nó được gọi như thế".

31 thg 5, 2015

30 thg 4, 2015

[sách nói] Trưởng Lão Ni Kệ - Therigàthà

Giới thiệu Trưởng Lão Tăng Kệ & Trưởng Lão Ni Kệ



Trưởng Lão Tăng Kệ là quyển thứ tám của Tiểu Bộ Kinh, một tập hợp 264 tích truyện trong dạng các câu kệ do các vị tỳ kheo đệ tử của Ðức Phật thuật lại về cuộc đời, công phu tu tập và tinh tấn  hành trìcủa quý Ngài trên đường đưa đến đạo quả A-la-hán. Trong khi đó,Trưởng Lão Ni Kệ là quyển thứ chín, gồm 73 tích truyện về
cuộc đời các vị tỳ kheo ni đệ tử A-la-hán của Ðức Phật.

[sách nói] Trưởng Lão Tăng Kệ-Theragàthà

Giới thiệu 

Tỳ kheo Ariyasilo
(Bình Anson lược dịch, tháng 01-2001)

27 thg 4, 2015

23 thg 4, 2015

Những Chi Tiết Của 3 Trạng Thái Chung- Vô thường, KHổ, Vô NGã

Những Chi Tiết Của 3 Trạng Thái Chung
Tất cả mọi danh pháp, sắc pháp thuộc trong tam giới đều có 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã.
Trong mỗi trạng thái chung của danh pháp, sắc pháp ấy, có nhiều trạng thái chi tiết được khai triển rộng trong bộ Visuddhimagga, phần Maggāmaggañāṇavisuddhi như sau:
4.1- Trạng thái vô thường có 10 loại
1- Aniccato: Trạng thái không thường.
2- Adhuvato: Trạng thái không bền vững.
3- Asārakato: Trạng thái vô dụng, không cốt lõi.
4- Calato: Trạng thái biến động.
5- Palakato: Trạng thái tiêu hoại.
6- Vipariṇāmadhammato: Trạng thái biến đổi là thường.
7- Maraṇadhammato: Trạng thái hủy diệt (chết) là thường.
8- Vibhavato: Trạng thái bị hoại.
9- Saṅkhato: Trạng thái bị cấu tạo.
10- Pabhaṅguto: Trạng thái bị tan rã.
Đó là 10 chi tiết nêu lên trạng thái vô thường của danh pháp, sắc pháp.
4.2- Trạng thái khổ có 25 loại
1- Dukkhato: Trạng thái khó chịu.
2- Bhayato: Trạng thái đáng kinh sợ.
3- Ītito: Trạng thái khốn đốn.
4- Upaddavato: Trạng thái tai nạn nguy hiểm.
5- Upasaggato: Trạng thái cản trở.
6- Rogato: Trạng thái bệnh tật.
7- Ābādhato: Trạng thái đau ốm.
8- Gandato: Trạng thái ung nhọt.
9- Sallato: Trạng thái tên độc.
10- Aghato: Trạng thái xấu xa.
11- Atāṇato: Trạng thái không che chở, chống đỡ được.
12- Aleṇato: Trạng thái không ẩn náu được.
13- Asaraṇato: Trạng thái không nương nhờ được.
14- Ādīnavato: Trạng thái tội chướng.
15- Aghamūlato: Trạng thái nguồn gốc của đau khổ.
16- Sāsavato: Trạng thái phiền não trầm luân.
17- Vadhakato: Trạng thái sát hại.
18- Mārāmisato: Trạng thái mồi của ma vương.
19- Jātidhammato: Trạng thái tái sanh là thường.
20- Jarādhammato: Trạng thái già là thường.
21- Byādhidhammato: Trạng thái bệnh là thường.
22- Sokadhammato: Trạng thái sầu não là thường.
23- Paridevadhammato: Trạng thái than khóc là thường.
24- Upāyāsadhammato: Trạng thái thống khổ cùng cực là thường.
25- Saṅkilesikadhammato: Trạng thái ô nhiễm bởi phiền não là thường.
Đó là 25 chi tiết nêu lên trạng thái khổ của danh pháp, sắc pháp.
4.3- Trạng thái vô ngã có 5 loại
1- Anattato: Trạng thái không phải ta, của ta.
2- Parato: Trạng thái khác lạ (không phải ta, của ta).
3- Rittato: Trạng thái trống rỗng.
4- Tucchato: Trạng thái hư huyễn.
5- Suññato: Trạng thái không không.
Đó là 5 chi tiết nêu lên trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp.
Như vậy, 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngãcủa danh pháp, sắc pháp, khi được phân loại ra chi tiết gồm có 40 trạng thái.
Mỗi trạng thái chi tiết của danh pháp, sắc pháp này, được hiện rõ tùy theo căn duyên của mỗi hành giả tiến hành thiền tuệ, và cũng có thể dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được phiền não.


(TÌM HIỂU PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ- TK HỘ PHÁP)

[sách nói] SỰ BÌNH AN KHÔNG GÌ LAY CHUYỂN (Thiền sư Ajhan Cha)



SỰ BÌNH AN KHÔNG GÌ LAY CHUYỂN

Thiền sư Ajhan Cha
Người dịch: Sư Tâm Pháp


Một bài pháp thiền sư Ajhan Cha thuyết cho một vị sư chuyên nghiên cứu pháp học và nhóm Phật tử tại chùa Wat Pah Pong trong những năm 1960.

Toàn bộ mục đích của việc nghiên cứu Phật Pháp là để tìm con đường giải thoát khổ, đạt đến hạnh phúc và bình an. Dù chúng ta nghiên cứu các hiện tượng thân hay tâm, tâm vương (citta) hay tâm sở (cetasikā), chỉ khi lấy sự giải thoát khổ làm mục đích cuối cùng thì chúng ta mới ở trên con đường chánh – không gì khác. Khổ có mặt là bởi vì có nhân, có duyên để nó tồn tại.

17 thg 4, 2015

Tam Tạng Kinh Điển Nguyên Thủy

Tam Tạng Kinh Điển Nguyên Thủy

(Tam Tạng - Tipitaka)


I. Luật tạng (Vinaya Pitaka - Disciplinary and Procedural Rules)
Luật tạng Pali gồm 5 quyển chính:
  1. Căn Bản Giới, Parajika Pali (Major Offences)
  2. Tiểu Giới, Pacittiya Pali (Minor Offences)
  3. Đại Phẩm, Mahavagga Pali (Greater Section)
  4. Tiểu Phẩm, Cullavagga Pali (Lesser Section)
  5. Yết Ma và Truyền Giới Pháp, Parivara Pali (Epitome of the Vinaya)
Có nơi kết hợp 2 quyển đầu, Parajika Pali và Pacittiya Pali, thành bộ Suttavibhanga - Luật giải. Vào năm 2005, Tỳ khưu Indacanda (Chánh Thân) đã hoàn tất dịch sang Việt ngữ toàn bộ Luật tạng, và phân chia như sau:
1. Phân tích giới Tỳ khưu (Bhikkhu vibhanga): 2 tập
2. Phân tích giới Tỳ khưu ni (Bhikhuni vibhanga): 1 tập
3. Đại phẩm (Mahavagga): 2 tập
4. Tiểu phẩm (Cullavagga): 2 tập
5. Tập yếu (Parivara): 2 tập
Trong Hán tạng còn có các bộ luật khác, dịch từ bộ luật của những bộ phái khác nhau:
  1. Thập Tụng luật, của Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ (Sarvastivada), do ngài Phất Nhã Đa La (Punyatara) dịch
  2. Tứ Phần luật, của Pháp Tạng bộ (Dharmaguptaka), do ngài Phật Đà Da Xá (Buddhayasas) dịch
  3. Ma Ha Tăng Kì luật, của Đại Chúng bộ (Mahasanghika), do ngài Phật Đà Bạt Đà La (Buddhabhadra, Giác Hiền) dịch
  4. Ngũ Phần luật, của Hóa Địa bộ (Mahisasaka), do ngài Phật Đà Thập (Buddhajiva) dịch
  5. Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ luật, của Da Du La Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ (Mula-Sarvastivada)
II. Kinh Tạng (Nikaya Pitaka - Discourses)
  1. Trường Bộ Kinh, Digha Nikaya (Collection of Long Discourses)
  2. Trung Bộ Kinh, Majjhima Nikaya (Collection of Middle-length Discourses)
  3. Tương Ưng Bộ Kinh, Samyutta Nikaya (Collection of Kindred Sayings)
  4. Tăng Chi Bộ Kinh, Anguttara Nikaya (Collection of Gradual Sayings)
  5. Tiểu Bộ Kinh, Khuddaka Nikaya (Smaller Collection)
Tiểu Bộ Kinh gồm có 15 quyển:
  1. Tiểu Bộ Tập (Tiểu Tụng), Khuddaka Patha (Shorter Texts)
  2. Pháp Cú Kinh, Dhammapada (The Way of Truth)
  3. Phật Tự Thuyết, Udana (Paeans of Joy)
  4. Như Thị Ngữ (Phật Thuyết Như Vậy), Itivuttaka ("Thus said" Discourses)
  5. Kinh Tập, Sutta Nipata (Collected Discourses)
  6. Thiên Cung Sự, Vimana Vatthu (Stories of Celestial Mansions)
  7. Ngạ Quỷ Sự, Peta Vatthu (Stories of Peta)
  8. Trưởng Lão Tăng Kệ, Theragatha (Psalms of the Brethren)
  9. Trưởng Lão Ni Kệ, Therigatha (Psalms of the Sisters)
  10. Bổn Sanh, Jataka (Birth Stories of the Bodhisatta)
  11. Nghĩa Thích, Niddesa (Expositions)
  12. Vô Ngại Giải Đạo, Patisambhida (Book on Analytical Knowledge)
  13. Thí Dụ, Apadana (Lives of Arahants)
  14. Phật Sử, Buddhavamsa (History of the Buddha)
  15. Sở Hạnh Tạng, Cariya Pitaka (Modes of Conduct)
Kinh điển Nguyên thủy cũng được ghi chép lại bằng tiếng Sanskrit và truyền về phương Bắc, được dịch sang tiếng Tây Tạng và tiếng Hán qua nhiều thời kỳ khác nhau và từ nhiều bộ phái khác nhau, không đồng nhất. Các bản Sanskrit đã thất lạc, không còn đầy đủ như tạng Pali. Các bộ kinh dịch ra tiếng Hán gọi là các bộ A Hàm (Agama, A Cấp Ma), gồm có 4 bộ chính:
  1. Trường A Hàm (Dirgha-Agama), tương ứng với Trường Bộ Kinh, do ngài Phật Đà Da Xá (Buddhayasas) và Trúc Phật Niệm dịch từ bản của Pháp Tạng bộ (Dharmaguptaka) vào năm 412-413 CN, trong đời nhà Hậu Tần.
  2. Trung A Hàm (Madhyama-Agama), tương ứng với Trung Bộ Kinh, do ngài Cù Đàm Tăng Già Đề Bà (Gotama Sanghadeva) và Đạo Tổ dịch từ bản của Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ (Sarvastivada) vào năm 397-398 CN, trong đời nhà Tiền Tần.
  3. Tăng Nhất A Hàm (Ekottara-Agama), tương ứng với Tăng Chi Bộ Kinh, do ngài Cù Đàm Tăng Già Đề Bà (Gotama Sanghadeva) dịch có lẽ từ bản của Đại Chúng bộ (Mahasanghika) năm 397 CN, trong đời nhà Tiền Tần.
  4. Tạp A Hàm (Samyukta-Agama), tương ứng với Tương Ưng Bộ Kinh, do ngài Cầu Na Bạt Đà La (Gunabhadra) dịch từ bản của Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ (Sarvastivada) năm 435-443 CN, trong đời nhà Tống.
Từ năm 1991, trong chương trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam (chùa Vạn Hạnh, Phú Nhuận, Sài Gòn) đã lần lượt phát hành các bộ kinh theo thứ tự như sau:

Số thứ tựTựa KinhNăm phát hànhDịch Giả
1, 2Trường Bộ
(I, II)
1991HT Minh Châu
3, 4Trường A Hàm
(I, II)
1991HT Trí Tịnh
5, 6, 7Trung Bộ
(I, II, III)
1992HT Minh Châu
8, 9, 10, 11Trung A Hàm
(I, II, III, IV)
1992HT Thiện Siêu
12, 13, 14, 15, 16Tương Ưng Bộ
(I, II, III, IV, V)
1993HT Minh Châu
17, 18, 19, 20Tạp A Hàm
(I, II, III, IV)
1993-1995HT Thiện Siêu &
HT Thanh Từ
21, 22, 23, 24Tăng Chi Bộ
(I, II, III, IV)
1996-1997HT Minh Châu
25, 26, 27Tăng Nhất A Hàm
(I, II, III)
1997-1999HT Thiện Siêu &
HT Thanh Từ
28Tiểu Bộ (I)
Tiểu Bộ Tập, Pháp Cú Kinh, Phật Tự Thuyết, Như Thị Ngữ, Kinh Tập
2000HT Minh Châu
29Tiểu Bộ (II)
Thiên Cung Sự, Ngạ Quỷ Sự
2000GS Trần Phương Lan
30Tiểu Bộ (III)
Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ
2000HT Minh Châu
31Tiểu Bộ (IV)
Bổn Sanh (1-120)
2001HT Minh Châu
32Tiểu Bộ (V)
Bổn Sanh (121-263)
2001HT Minh Châu &
GS Trần Phương Lan
33Tiểu Bộ (VI)
Bổn Sanh (264-395)
2002GS Trần Phương Lan
34Tiểu Bộ (VII)
Bổn Sanh (396-473)
2003GS Trần Phương Lan
35Tiểu Bộ (VIII)
Bổn Sanh (474-520)
2003GS Trần Phương Lan
36Tiểu Bộ (IX)
Bổn Sanh (521-539)
2003GS Trần Phương Lan
37Tiểu Bộ (X)
Bổn Sanh (540-547)
2004GS Trần Phương Lan
III. Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka - Vi Diệu Pháp, A Tỳ Đàm, Luận Tạng)
  1. Pháp Tụ, Dhammasangani (Classification of Dhamma)
  2. Phân Tích (Phân Biệt), Vibhanga (Divisions)
  3. Chất Ngữ (Giới Thuyết), Dhatukatha (Discourse on Elements)
  4. Nhân Chế Định (Nhân Thị Thuyết), Puggala Pannatti (The Book on Individuals)
  5. Ngữ Tông (Biện Giải), Kathavatthu (Points of Controversy)
  6. Song Đối (Song Luận), Yamaka (The Book of Pairs)
  7. Vị Trí (Phát Thú), Patthana (The Book of Causal Relations)
Các bộ nầy được Hòa thượng Tịnh Sự (Santakicco Mahathera) dịch trước năm 1975 dựa theo bản Pali-Thái, và đã được phát hành tại Sài Gòn (chùa Kỳ Viên, Quận 3) trong những năm qua.
Bình Anson
Perth, Western Australia
Tháng 07-1997
(bổ sung: tháng 04-2006)

Ghi Chú:
1. Tựa Việt ngữ của HT Minh Châu, HT Tịnh Sự, và HT Đức Nhuận. Tựa Anh ngữ của HT Narada.
2. Toàn bộ kinh điển Pali ngữ và bản dịch Anh ngữ đã được Hội Kinh Điển Pali (Pali Text Society) lần lượt xuất bản trong 100 năm qua. Xin xem bài giới thiệu bằng Anh ngữ: Publications of the Pali Text Society.

Phụ chú(Unicode Courier New font)


Bản đồ liệt kê các bộ kinh chính yếu trong Tam Tạng Thánh Ðiển

                              Tam Tạng
                                 |
         +-----------------------+--------------------------+
         |                       |                          |
     Luật tạng            Thắng Pháp tạng               Kinh tạng
         |                       |                          |
     Phân tích giới          Pháp tụ                        |
     Ðại phẩm                Phân tích                      |
     Tiểu phẩm               Chất ngữ                       |
     Tập yếu                 Nhân chế định                  |
                             Biện giải                      |
                             Song đối                       |
                             Vị trí                         |
                                                            |
   +----------+--------------+---------------+--------------+
   |          |              |               |              |
Trường bộ     |         Tương ưng bộ         |              |
          Trung bộ                     Tăng chi bộ          |
                                                        Tiểu bộ
                                                            |
   +--------+----+--------+--------+---+-------+---+--------+---+
   |        |    |        |        |   |       |   |        |   |
Tiểu bộ tập |    |        |        |   |       |   |        |   |
         Pháp cú |        |        |   |       |   |        |   |
           Phật tự thuyết |        |   |       |   |        |   |
              Phật thuyết như vậy  |   |       |   |        |   |
                              Kinh tập |       |   |        |   |
                                 Thiên cung sự |   |        |   |
                                       Ngạ quỷ sự  |        |   |
                                         Trưởng lão tăng kệ |   |
                                               Trưởng lão ni kệ |
                                                          Bổn sanh
                                                          Nghĩa thích
                                                          Vô ngại giải đạo
                                                          Thí dụ
                                                          Phật sử
                                                          Sở hạnh tạng

                           Tipitaka
                              |
    +-------------------------+-----------------------------+
    |                         |                             |
  Vinaya Pitaka         Abhidhamma Pitaka               Sutta Pitaka
    |                         |                             |
   Suttavibhanga         Dhammasangani                      |
   Mahavagga             Vibhanga                           |
   Cullavagga            Dhatukatha                         |
   Parivara              Puggalapannatti                    |
                         Kathavatthu                        |
                         Yamaka                             |
                         Patthana                           |
                                                            |
   +-------------+--------------+---------------+-----------+
   |             |              |               |           |
Digha Nikaya     | Samyutta Nikaya              |           |
           Majjhima Nikaya           Anguttara Nikaya       |
                                                    Khuddaka Nikaya
                                                            |
    +---------+----+----+-------+----+------+--+-----+------+
    |         |    |    |       |    |      |  |     |      |
Khuddakapatha |    |    |       |    |      |  |     |      |
       Dhammapada  |    |       |    |      |  |     |      |
                Udana   |       |    |      |  |     |      |
                   Itivuttaka   |    |      |  |     |      |
                        Sutta Nipata |      |  |     |      |
                             Vimanavatthu   |  |     |      |
                                    Petavatthu |     |      |
                                        Theragatha   |      |
                                                 Therigatha |
                                                       Jataka
                                                       Niddesa
                                                       Patisambhidamagga
                                                       Apadana
                                                       Buddhavamsa
                                                       Cariyapitaka

29 thg 3, 2015

Thật dài là tuổi thọ trong địa ngục Sen hồng

... Thật dài, này Tỷ-kheo, là tuổi thọ trong địa ngục Sen hồng. Không dễ gì tính được là bao nhiêu năm, bao nhiêu trăm năm, bao nhiêu ngàn năm, bao nhiêu trăm ngàn năm.
18) -- Bạch Thế Tôn, có thể tính được chăng bằng một ví dụ?
19) Thế Tôn đáp:
-- Có thể được, này Tỷ-kheo. Này Tỷ-kheo, ví như có một bao hột đậu mè, nặng hai mươi khàrika, theo đo lường ở nước Kosala. Ví dụ sau một trăm năm, một người lấy ra một lần một hột mè. Này Tỷ-kheo, còn mau hơn là bao hột mè, nặng hai mươi khàrika ấy, theo đo lường của nước Kosala, đi đến tiêu hao, đi đến hao mòn do phương tiện ấy, so sánh (với tuổi thọ) ở địa ngục Abhuda. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Abhuda bằng một tuổi thọ ở địa ngục Nirabbuda. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Nirabbuda bằng một tuổi thọ ở địa ngục Ababa. Này-Tỷ kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Ababa bằng một tuổi thọ ở địa ngục Atata. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Atata bằng một tuổi thọ ở địa ngục Ahaha. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Ahaha bằng một tuổi thọ ở địa ngục Kumuda. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Kumuda bằng một tuổi thọ ở địa ngục Sogandhika. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Sogandhika bằng một tuổi thọ ở địa ngục Uppala (Hoa sen xanh). Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Uppala bằng một tuổi thọ ở địa ngục Pundarika (Sen trắng). Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Sen trắng bằng một tuổi thọ ở địa ngục Sen hồng. Này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Kokàlika sanh tại địa ngục Sen hồng với tâm hận thù đối với tôn giả Sàriputta và Moggallàna....


(kinh Tương Ưng Bộ, Tập 1, Chương 6, Phẩm thứ nhất, X.  Kokàlika)

13 thg 3, 2015

Vepacitti hay Kham Nhẫn

Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Ông hãy làm chói sáng pháp luật này bằng cách trong khi xuất gia trong pháp và luật khéo giảng này, hãy thật hành kham nhẫn và nhu hòa.


1) Tại Sàvatthi, Jetavana... (như trên)...
2) Thế Tôn thuyết như sau:
3) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, cuộc chiến xảy ra giữa chư Thiên và các Asura, rất là khốc liệt.
4) Này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua các A-tu-la gọi các A-tu-la:
"-- Này Thân hữu, trong cuộc chiến đang khởi lên giữa chư Thiên và loài A-tu-la, rất là khốc liệt, nếu các A-tu-la thắng và chư Thiên bại, hãy trói Thiên chủ Sakka (hai tay, hai chân) và thứ năm là cổ và dắt vị ấy đến trước mặt ta, trong thành của các A-tu-la."
5) Còn Thiên chủ Sakka gọi chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
"-- Này Thân hữu, trong trận chiến giữa chư Thiên và các loài A-tu-la, trận chiến rất khốc liệt, nếu chư Thiên thắng và các loài A-tu-la bại, hãy trói Vepacitti, vua các A-tu-la hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, và dắt vị ấy lên trước mặt ta, trong giảng đường Sudhamma (Thiện Pháp)".
6) Nhưng này các Tỷ-kheo trong trận chiến ấy chư Thiên thắng và các loài A-tu-la bại.
7) Rồi này các Tỷ-kheo, chư Thiên ở Tam thập tam thiên trói A-tu-la vương Vepacitti, trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, rồi dẫn đến trước mặt Thiên chủ Sakka, trong giảng đường Sudhamma.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, vua các A-tu-la, Vepacitti bị trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, khi Thiên chủ Sakka đi vào và đi ra khỏi giảng đường Sudhamma, nhiếc mắng, mạ lị Thiên chủ Sakka với những lời thô ác, độc ngữ.
9) Rồi này các Tỷ - kheo, người đánh xe Màtali nói lên những bài kệ với Thiên chủ Sakka:
Này Thiên chủ Sakka,
Có phải là Ông sợ,
Hay vì Ông yếu hèn,
Nên mới phải kham nhẫn,
Khi Ông nghe ác ngữ,
Từ Vepacitti?
10) (Sakka):
Không phải vì sợ hãi,
Không phải vì yếu hèn,
Mà ta phải kham nhẫn,
Với Vepacitti.
Sao kẻ trí như ta,
Lại liên hệ người ngu?
11) (Màtali):
Kẻ ngu càng nổi khùng,
Nếu không người đối trị,
Vậy với hình phạt nặng,
Kẻ trí trị người ngu.
12) (Sakka):
Như vậy theo ta nghĩ,
Chỉ đối trị người ngu,
Biết kẻ khác phẫn nộ,
Giữ niệm tâm an tịnh.
13) (Màtali):
Hỡi này Vàsana,
Sự kham nhẫn như vậy,
Ta thấy là lỗi lầm,
Khi kẻ ngu nghĩ rằng:
"Vì sợ ta, nó nhẫn"
Kẻ ngu càng hăng tiết,
Như bò thấy người chạy,
Càng hung hăng đuổi dài.
14) (Sakka):
Hãy để nó suy nghĩ,
Như ý nó mong muốn,
Nghĩ rằng, ta kham nhẫn,
Vì ta sợ hãi nó.
Trong tư lợi tối thượng,
Không gì hơn kham nhẫn.
Người đầy đủ sức mạnh,
Chịu nhẫn người yếu kém,
Nhẫn ấy gọi tối thượng,
Thường nhẫn kẻ yếu hèn.
Sức mạnh của kẻ ngu,
Ðược xem là sức mạnh,
Thời sức mạnh kẻ mạnh,
Lại được gọi yếu hèn.
Người mạnh hộ trì pháp,
Không nói lời phản ứng,
Bị mắng nhiếc, mắng lại,
Ác hại nặng nề hơn.
Bị mắng, không mắng lại,
Ðược chiến thắng hai lần.
Sống lợi ích cả hai,
Lợi mình và lợi người,
Biết kẻ khác tức giận,
Giữ niệm, tâm an tịnh,
Là y sĩ cả hai,
Chữa mình và chữa người,
Quần chúng nghĩ là ngu,
Vì không giỏi Chánh pháp.
15) Này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka ấy đã tự nuôi sống với quả công đức của mình, đã ngự trị và cai trị chư Thiên Tam thập tam thiên, sẽ nói lời tán thán nhẫn nhục và nhu hòa.

16) Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Ông hãy làm chói sáng pháp luật này bằng cách trong khi xuất gia trong pháp và luật khéo giảng này, hãy thật hành kham nhẫn và nhu hòa.

Kinh Tương Ưng, Tập Một, Chương XI, IV. Vepacitti hay Kham Nhẫn