VỊ TRÍ CÁC ĐỊA NGỤC
Tám địa ngục nằm trong lòng địa cầu của nhân loại , ngay phía dưới chân Diêm Phù ( Ấn Độ). Địa cầu này dày 240.000 do tuần ( hai trăm bốn mươi nghìn do tuần ) . 1/2 lớp dưới phía trên được gọi là Pamsupathavi lớp này dày một ức hai mươi nghìn do tuần . Còn phấn lõi của địa cầu thì được gọi là Silāpathavī ,( bạch địa ) , dày một ức hai mươi ngàn do tuần .
Và trong lòng đất sâu đó , mỗi đại địa ngục cách nhau 15 ngàn ( mười lăm nghìn) do tuần . Từ mặt đất của châu Diêm Phù Đề đổ xuống lòng địa cầu 15 nghìn do tuần thì tới đại địa ngục Sañjīva . Từ đại địa ngục Sañjvīva đi xuống đại địa ngục Kālsutta xuống đại địa ngục Sanghāta xuống đại địa ngục Rarava cũng vậy . Cứ thế Rorava với Mahātāpana , Mahātāpana với Avīci cũng đều trên dưới nhau 15 ngàn do tuần .
Và trong lòng đất sâu đó , mỗi đại địa ngục cách nhau 15 ngàn ( mười lăm nghìn) do tuần . Từ mặt đất của châu Diêm Phù Đề đổ xuống lòng địa cầu 15 nghìn do tuần thì tới đại địa ngục Sañjīva . Từ đại địa ngục Sañjvīva đi xuống đại địa ngục Kālsutta xuống đại địa ngục Sanghāta xuống đại địa ngục Rarava cũng vậy . Cứ thế Rorava với Mahātāpana , Mahātāpana với Avīci cũng đều trên dưới nhau 15 ngàn do tuần .
Nghĩa là từ mặt địa cầu trở xuống 15 ngàn do tuần là tầng địa ngục đầu tiên và cứ thế 8 tầng nằm chồng lên nhau . Mặt đất ( dày 240.000 do tuần ) này được nằm trên một lớp nước dày 480.000 do tuần . Tầng nước này lại nằm trên một lớp gió dày 960.000 do tuần . Một do tuần tương đương với 13 dặm Anh ( Mile ) tức bằng 20 cây số ( kilometre ) . Hết lớp gió là một khoảng hư không . Khoảng hư không này được gọi là hetthima-ajātākāsa ( thượng tầng hư không ) còn các đa khổ địa ngục ( hay còn gọi là các tiểu địa ngục ) thì nằm phụ cận với các đại địa ngục cũng có hoặc nằm rải rác ở khắp các nơi như núi , rừng , biển cả , hay những hoang địa xa xôi không có người .
SƯ GIÁC NGHUYÊN-TOẠI KHANH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét