1.- Saddha = Tín, sự tín ngưỡng, sự tin tưởng.
2.- Sati = Tỉnh giác, sự hiểu biết rõ, sự chuyên chú.
3.- Hiri = Tàm, sự biết hổ thẹn khi có lỗi lầm.
4.- Ottappa = Quí, sự biết lo sợ vể lỗi lầm.
5.- Alobha = Vô tham, sự chẳng tham lam, lòng rộng rãi.
6.- Adosa = Vô sân, sự chẳng giận hờn, lòng khoan dung, thiện chí
7.- Amoha = Vô si, sự chẳng si mê, sự sáng suốt, trí huệ.
8.- Metta = Từ, hảo tâm thương người, lòng nhơn ái, sự ban vui
9.- Karuna = Bi, sự thương xót, lòng ưu ái, trắc ẩn, sự cứu khổ.
10.- Mudita = Hỉ, sự chung vui, lòng hoan hỉ
11.- Upekkha = Xả, sự bình thản, sự buông xả.
12.- Sammavaca = Chánh ngữ, sự nói năng chơn chánh.
13. Sammakammanta = Chánh nghiệp, sự hành động chơn chánh.
14.- Samma ajiva = Chánh mạng, sự mưu sanh chơn chánh.
2.- Sati = Tỉnh giác, sự hiểu biết rõ, sự chuyên chú.
3.- Hiri = Tàm, sự biết hổ thẹn khi có lỗi lầm.
4.- Ottappa = Quí, sự biết lo sợ vể lỗi lầm.
5.- Alobha = Vô tham, sự chẳng tham lam, lòng rộng rãi.
6.- Adosa = Vô sân, sự chẳng giận hờn, lòng khoan dung, thiện chí
7.- Amoha = Vô si, sự chẳng si mê, sự sáng suốt, trí huệ.
8.- Metta = Từ, hảo tâm thương người, lòng nhơn ái, sự ban vui
9.- Karuna = Bi, sự thương xót, lòng ưu ái, trắc ẩn, sự cứu khổ.
10.- Mudita = Hỉ, sự chung vui, lòng hoan hỉ
11.- Upekkha = Xả, sự bình thản, sự buông xả.
12.- Sammavaca = Chánh ngữ, sự nói năng chơn chánh.
13. Sammakammanta = Chánh nghiệp, sự hành động chơn chánh.
14.- Samma ajiva = Chánh mạng, sự mưu sanh chơn chánh.
Mười bốn tâm sở thiện nầy khiến cho tâm thức được thanh tịnh và an lành.
(1) Tâm sở Tín (Saddha): sự vững tin, sự trong sáng của tâm
088 - Tâm sở tín, hay tín tâm, hoặc lòng tin tưởng.
089 - Các sự tin tưởng sai lầm
090 - Cần lưu ý đề phòng.
091 - Cần phân biết: lòng tin khác với tình yêu.
089 - Các sự tin tưởng sai lầm
090 - Cần lưu ý đề phòng.
091 - Cần phân biết: lòng tin khác với tình yêu.
(2) Sự tỉnh giác (Sati) : sự thận trọng, sự canh chừng cẩn mật, sự chẳng hề lơ là quên lãng
- Khi kết thúc bài giảng, vị ấy thường nói: "Appamadena sampadetha", có nghiã là: "Hãy thi hành các điều thiện một cách tinh chuyên, chẳng hề giải đãi!"
- Đức Phật đã dạy: ‘Satin ca khvaham bhikkhave sabbatthikam vadami.", "Hởi các tỳ-kheo, ta tuyên bố sự tỉnh giác rất cần có nơi mọi động tác."
- ‘‘Nhớ lại’’, ‘‘nghĩ đến’’ chưa đủ để được gọi đó là tỉnh giác.
(3) Tàm (Hiri) và (4) Quí (Ottappa)
- Biết hổ thẹn khi làm điều quấy, đó là có tâm sở tàm (hiri). Biết sợ hãi khi làm việc ác, đó là có tâm sở quí (ottappa).
- hai tâm sở tàm, quí được xem như hai vị thủ hộ canh giữ an lành cho Pháp giới (Lokapala dhamma; loka = thế giới, chúngsanh; pala = người canh giữ; dhamma = pháp), khiến ta xa lánh được sự vô luân. Với tánh cách trong sáng và thiện lành, hai tâm sở nầy thường được Kinh sách Pali gọi là Sukka Dhamma, tịnh khiết pháp, vừa thanh tịnh vừa chói sáng. Nhờ có hai tâm sở tàm, quí, con người biết khép mình trong kỷ luật và luân lý, mới vượt lên trên hàng súc sanh.
(5) Sự vô tham (Alobha): Chẳng tham lam, chẳng đòi hỏi quá,bản chất của nó là sự
hào phóng, sự từ thiện
(6) Vô sân (Adosa). chẳng hề hờn giận, chẳng bạo ác, chẳng dã man
- Người vô sân giữ tâm thức mình lắng yên chẳng chút xao động ngay cả khi người sân hận đang bừng bừng nổi giận trước mặt, vì tâm thức của người vô sân rất an hoà, êm ả. Chẳng những tâm thức họ hoà nhã mà ngay cả sắc diện của họ cũng tươi đẹp và khả ái
(7) Vô si (Amoha) và Trí huệ (Panna).
- Để có thể ngày càng gia tăng thêm sự hiểu biết và trí huệ, ta phải thường chăm sóc cách phục sức sạch sẽ và trang nghiêm, giữ tư cách đứng đắn, đàng hoàng. Mỗi khi bố thí (dana) hay làm các việc thiện khác, ta phải tâm niệm trong lòng: "Nguyện công đức thiện lành nầy giúp tôi được tăng thêm trí huệ!" Khi ta cúng dường, trai tăng một vị tỳ-kheo, ta nên rải rộng thiện tâm và thiện chí ra như vầy: "Nguyện cầu vị đại đức nầy có đầy đủ khả năng để giảng dạy Chánh pháp hằng ngày và được hào quang trí huệ soi sáng!" Nếu đủ sức về tiền bạc, ta nên xây dựng chùa chiền, tu viện để giúp các tăng ni có nơi học tập về Chánh pháp. Đồng thời, ta cũng phải tỏ lòng tín phục và ủng hộ các vị minh sư trong công cuộc hoằng dương Phật pháp.
(9) Tâm bi (Karuna)
Tâm bi, đúng với nghiã của nó, làm khởi lên sự thương hại, thông cảm và ý muốn mạnh mẽ muốn cứu giúp; trong khi đó sự phiền muộn (soka) chỉ đưa đến niềm lo lắng và nỗi buồn rầu nơi chính đương sự mà thôi.
(10) Tâm hỉ (Mudita)
- những bực hiền đức, tâm hồn cao thượng, mỗi khi nghe, thấy các dịp tốt đó, liền thành thật hoan hỉ chung vui với người được may mắn. Các bực ấy lý luận như vầy: "—! Họ được thêm tiền của, chức vị, quyền thế, thành công, nổi tiếng, đó là vì họ đã gieo trồng căn lành (kusala kamma) trong quá khứ, nay được hưởng phước báo đền đáp công đức thiện lành của họ." Đó chính thật là tam hỉ (mudita) chơn chánh.
- Danh từ Pali Upekkha có nghiã là sự bình thản, sự tĩnh lặng của tâm thức, hay sự quân bình của tâm thức (chẳng hề bị lay động) trước mọi hiện hữu.
(12), (13), (14).- Ba Tâm sở Tiết chế (Virati cetasika): Chánh ngữ
(Sammamavaca); Chánh nghiệp (Sammakammanta); Chánh mạng (Samma ajiva).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét