Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Ông hãy làm chói sáng pháp luật này bằng cách trong khi xuất gia trong pháp và luật khéo giảng này, hãy thật hành kham nhẫn và nhu hòa.
1) Tại Sàvatthi, Jetavana... (như trên)...
1) Tại Sàvatthi, Jetavana... (như trên)...
2) Thế Tôn thuyết như
sau:
3) -- Thuở xưa, này các
Tỷ-kheo, cuộc chiến xảy ra giữa chư Thiên và các Asura, rất là khốc liệt.
4) Này các Tỷ-kheo,
Vepacitti, vua các A-tu-la gọi các A-tu-la:
"-- Này Thân hữu,
trong cuộc chiến đang khởi lên giữa chư Thiên và loài A-tu-la, rất là khốc
liệt, nếu các A-tu-la thắng và chư Thiên bại, hãy trói Thiên chủ Sakka (hai
tay, hai chân) và thứ năm là cổ và dắt vị ấy đến trước mặt ta, trong thành của
các A-tu-la."
5) Còn Thiên chủ Sakka
gọi chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
"-- Này Thân hữu,
trong trận chiến giữa chư Thiên và các loài A-tu-la, trận chiến rất khốc liệt,
nếu chư Thiên thắng và các loài A-tu-la bại, hãy trói Vepacitti, vua các
A-tu-la hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, và dắt vị ấy lên trước mặt ta,
trong giảng đường Sudhamma (Thiện Pháp)".
6) Nhưng này các Tỷ-kheo
trong trận chiến ấy chư Thiên thắng và các loài A-tu-la bại.
7) Rồi này các Tỷ-kheo,
chư Thiên ở Tam thập tam thiên trói A-tu-la vương Vepacitti, trói hai tay, hai
chân và thứ năm là cổ, rồi dẫn đến trước mặt Thiên chủ Sakka, trong giảng đường
Sudhamma.
8) Tại đây, này các
Tỷ-kheo, vua các A-tu-la, Vepacitti bị trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ,
khi Thiên chủ Sakka đi vào và đi ra khỏi giảng đường Sudhamma, nhiếc mắng, mạ
lị Thiên chủ Sakka với những lời thô ác, độc ngữ.
9) Rồi này các Tỷ -
kheo, người đánh xe Màtali nói lên những bài kệ với Thiên chủ Sakka:
Này Thiên chủ Sakka,
Có phải là Ông sợ,
Hay vì Ông yếu hèn,
Nên mới phải kham nhẫn,
Khi Ông nghe ác ngữ,
Từ Vepacitti?
Có phải là Ông sợ,
Hay vì Ông yếu hèn,
Nên mới phải kham nhẫn,
Khi Ông nghe ác ngữ,
Từ Vepacitti?
10) (Sakka):
Không phải vì sợ hãi,
Không phải vì yếu hèn,
Mà ta phải kham nhẫn,
Với Vepacitti.
Sao kẻ trí như ta,
Lại liên hệ người ngu?
Không phải vì yếu hèn,
Mà ta phải kham nhẫn,
Với Vepacitti.
Sao kẻ trí như ta,
Lại liên hệ người ngu?
11) (Màtali):
Kẻ ngu càng nổi khùng,
Nếu không người đối trị,
Vậy với hình phạt nặng,
Kẻ trí trị người ngu.
Nếu không người đối trị,
Vậy với hình phạt nặng,
Kẻ trí trị người ngu.
12) (Sakka):
Như vậy theo ta nghĩ,
Chỉ đối trị người ngu,
Biết kẻ khác phẫn nộ,
Giữ niệm tâm an tịnh.
Chỉ đối trị người ngu,
Biết kẻ khác phẫn nộ,
Giữ niệm tâm an tịnh.
13) (Màtali):
Hỡi này Vàsana,
Sự kham nhẫn như vậy,
Ta thấy là lỗi lầm,
Khi kẻ ngu nghĩ rằng:
"Vì sợ ta, nó nhẫn"
Kẻ ngu càng hăng tiết,
Như bò thấy người chạy,
Càng hung hăng đuổi dài.
Sự kham nhẫn như vậy,
Ta thấy là lỗi lầm,
Khi kẻ ngu nghĩ rằng:
"Vì sợ ta, nó nhẫn"
Kẻ ngu càng hăng tiết,
Như bò thấy người chạy,
Càng hung hăng đuổi dài.
14) (Sakka):
Hãy để nó suy nghĩ,
Như ý nó mong muốn,
Nghĩ rằng, ta kham nhẫn,
Vì ta sợ hãi nó.
Trong tư lợi tối thượng,
Không gì hơn kham nhẫn.
Người đầy đủ sức mạnh,
Chịu nhẫn người yếu kém,
Nhẫn ấy gọi tối thượng,
Thường nhẫn kẻ yếu hèn.
Sức mạnh của kẻ ngu,
Ðược xem là sức mạnh,
Thời sức mạnh kẻ mạnh,
Lại được gọi yếu hèn.
Người mạnh hộ trì pháp,
Không nói lời phản ứng,
Bị mắng nhiếc, mắng lại,
Ác hại nặng nề hơn.
Bị mắng, không mắng lại,
Ðược chiến thắng hai lần.
Sống lợi ích cả hai,
Lợi mình và lợi người,
Biết kẻ khác tức giận,
Giữ niệm, tâm an tịnh,
Là y sĩ cả hai,
Chữa mình và chữa người,
Quần chúng nghĩ là ngu,
Vì không giỏi Chánh pháp.
Như ý nó mong muốn,
Nghĩ rằng, ta kham nhẫn,
Vì ta sợ hãi nó.
Trong tư lợi tối thượng,
Không gì hơn kham nhẫn.
Người đầy đủ sức mạnh,
Chịu nhẫn người yếu kém,
Nhẫn ấy gọi tối thượng,
Thường nhẫn kẻ yếu hèn.
Sức mạnh của kẻ ngu,
Ðược xem là sức mạnh,
Thời sức mạnh kẻ mạnh,
Lại được gọi yếu hèn.
Người mạnh hộ trì pháp,
Không nói lời phản ứng,
Bị mắng nhiếc, mắng lại,
Ác hại nặng nề hơn.
Bị mắng, không mắng lại,
Ðược chiến thắng hai lần.
Sống lợi ích cả hai,
Lợi mình và lợi người,
Biết kẻ khác tức giận,
Giữ niệm, tâm an tịnh,
Là y sĩ cả hai,
Chữa mình và chữa người,
Quần chúng nghĩ là ngu,
Vì không giỏi Chánh pháp.
15) Này các Tỷ-kheo,
Thiên chủ Sakka ấy đã tự nuôi sống với quả công đức của mình, đã ngự trị và cai
trị chư Thiên Tam thập tam thiên, sẽ nói lời tán thán nhẫn nhục và nhu hòa.
16) Ở đây, này các
Tỷ-kheo, các Ông hãy làm chói sáng pháp luật này bằng cách trong khi xuất gia
trong pháp và luật khéo giảng này, hãy thật hành kham nhẫn và nhu hòa.
Kinh Tương Ưng, Tập Một, Chương
XI, IV.
Vepacitti hay Kham Nhẫn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét