LỜI PHẬT DẠY
“Này Tỳ kheo, Trên đường tu học khi có danh, có lợi thì nên ẩn bóng”.
LỜI PHẬT DẠY
“Thật vậy, này Ananda, điều ông đã nghe là nghe đúng, thọ trìđúng, thuở xưa và nay. Này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều.
(Kinh Trung Bộ tập II trang 292,
kinh Tiểu Không)
kinh Tiểu Không)
LỜI PHẬT DẠY
“Này các Tỳ Kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỳ Kheo, người nói Pháp không tranh luận bất cứ một ai ở đời”.
Ðức Phật có giảng giải như vầy:
- Ngươi nên dứt bỏ sự giận hờn ở thân ngươi, nên chế phục thân ngươi, nên trừ tuyệt những điều tội lỗi ở thân ngươi và dùng thân ngươi để làm việc đạo đức;
- Ngươi nên dứt bỏ sự giận hờn ở miệng ngươi nên chế phục miệng ngươi, nên từ tuyệt những điều tội lỗi ở miệng ngươi và dùng miệng ngươi để nói lời đạo đức;
- Ngươi nên dứt bỏ sự giận hờn ở ý ngươi, nên chế phục ý ngươi, nên trừ tuyệt những điều tội lỗi ở ý ngươi và dùng ý ngươi để tưởng về đạo đức.
Kinh nhật tụng cư sĩ
TK . Tăng Định
"Na hi verena verāni,
Sammaṭīdha kudācanaṃ.
Averena ca sammaṭi,
Esa dhammo sananṭano".
(Dhammpadaṭṭhakaṭhā, kệ thứ 5, tích Kāḷayakkhinīvaṭṭhu)
(Sự thật trong đời này,
Chẳng bao giờ oan trái,
Dập tắt bằng oan trái.
Oan trái dập tắt được,
Bằng sự không oan trái,
Đây thật sự là pháp,
Bậc trí tự ngàn xưa).
Có bốn pháp an lành cao thượng:
Một, đức tính nhẫn nại tự nhiên,
Hai, con người dễ dạy hiền lành,
Ba, chiêm ngưỡng các bậc Sa môn,
Bốn, tùy thời đàm luận chánh pháp,
Pháp nào cũng an lành cao thượng
Giới hạn của đời người: cõi người ngày nay có giới hạn ngắn ngủi. Một người sống lâu cũng chỉ sống trên dưới một trăm tuổi. Do đó đức Thế tôn nói: "Này các tỷ kheo, đời người ngắn ngủi. Có đời sống mới phải đi đến, có các nghiệp thiện phải làm, có đời phạm hạnh phải được sống. Ðối với cái gì đã sinh ra, không có chuyện không chết. Người nào sống lâu cũng chỉ sống trên dưới một trăm năm.
Loài người thọ mạng ngắn
Bậc trí phải âu lo
Lữa cháy đầu, hãy sống
Tử vong rồi phải đến (S. i. 108)
Làm những gì nên làm ngày hôm nay.
Ai biết thần chết sẽ viếng ngày mai.
Chẳng phải chúng ta vẫn hằng vật lộn
Mỗi ngày cùng thần chết?
Ðây là lời hiền nhân ca ngợi:
Hạnh phúc thay, kẻ sống nhiệt tình
Ngày và đêm, không mệt mỏi
Dù chỉ một đêm y được sống.
Tích Truyên Pháp Cú
Phẩm XX, mục10
Trưởng gỉa Cấp Cô Ðộc không hề thưa hỏi
Phật. Người ta nói rằng sở dĩ ông không dám thưa hỏi vì Quá kính mến Phật. Ông
nghĩ rằng đức Thế Tôn là một vị Phật cao qúy và là một thái tử phong nhã. Sở dĩ
Thế Tôn thuyết pháp cho ai vì nghĩ đó là thí chủ của Ngài. Nếu bây giờ phải
thuyết pháp cho ta, Ngài sẽ nhọc mệt thêm. Vì lý do đó, Trưởng giả Cấp Cô Ðộc
không hề thưa hỏi Phật. Nhưng khi ông vừa ngồi xuống, đức Phật đã nghĩ:
"Trưởng giả này bảo trợ cho Ta khi Ta không cần bảo trợ. Ta đã trải qua
bốn a-tăng-kỳ và trăm ngàn kiếp để thành tựu đạo quả. Mái tóc đeo đầy trang sức
Ta đã cắt bỏ, đôi mắt Ta đã vứt đi, máu thịt tim Ta cũng nhổ bỏ tận gốc. Con
Ta, vợ Ta thân thiết như chính mạng sống, Ta cũng từ bỏ, chỉ vì muốn đem chánh
pháp đến cho chúng sanh. Người này bảo trợ cho Ta khi Ta không cần bảo
trợ". Rồi đức Phật thuyết một bài pháp.
Tích Truyên Pháp Cú
Phẩm I,mục 1
- Này Mục-liên, chỉ với lời nói thật, chỉ với việc chế ngự cơn giận, hay tặng một quà nhỏ, người được sanh thiên.
Ngài nói kệ:
(224) Nói thật, không phẫn nộ,
Của ít, thí người xin,
Nhờ ba việc lành này,
Người đến gần thiên giới.
Của ít, thí người xin,
Nhờ ba việc lành này,
Người đến gần thiên giới.
Tích Truyên Pháp Cú
Phẩm XVII, mục 4
Trung Bộ Kinh, 61
- Này A-nan! Khi Ta thuyết pháp, ai
không thành tâm lắng nghe, học tập, ôn luyện và giảng giải được thì không chút
gì lợi lạc, như bông hoa có sắc mà không hương. Nhưng người nào nghe, học, lặp
lại và giảng giải được sẽ hưởng nhiều lợi lạc.
Tích Truyên Pháp Cú
Phẩm IV, mục7
- Này các Tỳ-kheo, bởi vì khi một người
đạt được cứu cánh cõi trời hay đạo quả, thì thành quả ấy không thể trở thành sở
hữu của người khác, do đó chính mình là nơi nương tựa của mình. Làm sao một
người có thể làm nơi nương tựa cho người khác được?
Và Ngài đọc Pháp Cú:
(160) Tự mình y chỉ mình,
Nào có y chỉ khác.
Nhờ khéo điều phục mình,
Ðược y chỉ khó được.
Nào có y chỉ khác.
Nhờ khéo điều phục mình,
Ðược y chỉ khó được.
Tích Truyên Pháp Cú
Phẩm Tự Ngã, "Đừng ghét bỏ cha mẹ"
Các Tỳ-kheo! Thế gian này mạng sống
của chúng sanh rất ngắn ngủi. Do đó trong khi họ đang còn mong muốn danh lợi
thế gian, và tham đắm dục lạc chưa thỏa mãn, thì tử thần đã áp đảo họ mang đi
trong tiếng khóc than.... kiếp người rất ngắn ngủi, chỉ khoảng một trăm năm, họ dành nhiều thì giờ để ngủ và sống buông lung thay vì bố thí cúng dường, và cứ luân hồi vô số kiếp, không biết đến già và chết. Vua trời tội nghiệp và thay cho thế gian, cứ sống say chết ngủ, không biết đến bao giờ mới thoát khỏi phiền não đau khổ. (Một trăm năm cõi người bằng một ngày đêm cõi trời. Ba mươi ngày đêm cõi trời thành một tháng, mười hai tháng là một năm và một kiếp trời dài một ngàn năm trời, tức ba mươi sáu triệu năm ở cõi người) ...
Tích Truyên Pháp Cú
Phẩm IV, mục 4
Những người chưa thân cận với chư Phật không biết cách sửa soạn Phật
tòa. Chư Phật cũng không bao giờ cần đến một người dẫn đường. Khi chư Phật giác
ngộ dưới cội Bồ-đề, làm rúng động mười ngàn thế giới, mọi con đường đều trở nên
rõ ràng đối với các Ngài: đường xuống địa ngục, đường đến cõi súc sanh, cõi
ngạ quỷ; lên cõi người, cõi trời; đến cõi bất tử, Niết-bàn. Chư Phật không cần
phải được chỉ đường đến làng mạc, phố thị hay bất cứ chỗ nào
Tích Truyên Pháp Cú
Phẩm IV, mục 6
Một lần Pessa, con của người dạy voi, đến gặp Phật và nói với Ngài: "Con chẳng gặp khó khăn gì với lũ voi. Hình như chúng ‘nghĩ sao, làm vậy. Khi chúng có một ý định gì đó, con hiểu ngay, và chúng làm đúng theo ý định đó. Nhưng sao con người khó hiểu quá. Họ nói một đường và làm một nẻo". Phật nói: "Đúng vậy. Voi sống trong rừng cây, còn con người thì sống trong ‘rừng’ tâm tưởng".
Vô ngã vô ưu (Ayya Khema)
Người ta thường nói loài vật sống chơn chất không biết lừa dối, còn con người
tâm một đường miệng một nẻo. Vì vậy Thế Tôn có dậy một Sa-môn: "Lòng người
khó lường còn loài thú lại đơn giản"
Tích Truyên Pháp Cú
Lời dạy của Ngài thật đơn giản : “ Hãy để sự vật tự nhiên, đừng dính mắc và xả bỏ tất cả. Sự vật thế nào hãy để y như vậy ”.
Người ta nói rằng kẻ nào sống chân thật thì được chính sự chân thật ấy bảo vệ, thật chí lý thay!
Ai cũng phải rời bỏ mọi vật sở hữu khi qua đời, sang bên kia thế giới sẽ không có tài sản hay thân quyến nào đi theo được.
Ai cũng phải rời bỏ mọi vật sở hữu khi qua đời, sang bên kia thế giới sẽ không có tài sản hay thân quyến nào đi theo được.
Tích Truyên Pháp Cú
Người thủ khố và quản gia hợp lực thay
phiên nhau hoàn tất bổn phận cúng dường, lấy lương thực từ kho của ba anh em để
cúng dường. Nhưng khi đám con của những người phục vụ đòi món cháo yến mạch và
những thức ăn chúng đòi, trước cả lúc Tăng đoàn đến. Hậu quả là Tăng đoàn chỉ
nhận được thức ăn thừa và không được cung cấp thức ăn nào mới nguyên. Cuối
cùng, người thủ khố và viên quản gia cũng thèm ăn đến nỗi họ lấy bớt thức ăn,
rồi làm ra vẻ như đưa cho đám trẻ, nhưng thực họ ăn hết. Thấy thức ăn ngon
không nhịn thèm được, họ và nhóm tám mươi bốn ngàn người của họ đã ăn thực phẩm
mà họ có bổn phận phải dâng cho Tăng đoàn, nên khi chết và thân bị tan rã, họ
tái sanh vào loài ngạ quỷ.
Tích Truyên Pháp Cú
Phẩm I; Mục 8; số 8F
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét