Vào thời Đức Phật còn tại thế, có
một người đao phủ thủ lãnh nhiệm vụ
thi hành các lịnh của vua chém đầu các tội
nhơn bị xử tử. Ông ta đã phục vụ cho
đến lúc tuổi già, chẳng còn đủ sức để
làm tròn phận sự nữa nên mới xin về hưu. Tôn giả Xá-lợi-phất (Sariputta)
có dịp đến thăm ông ta vào lúc hấp hối
và đem Chánh pháp (Dhamma) ra
giảng cho ông nghe bên giường bịnh. Nhưng cụ già chẳng thể nào chú tâm
nghe nổi, vì bấy giờ trong tâm ông chỉ thấy sự trái ngược giữa những hành
vi bất thiện khi chém đầu tử tội của ông và
lời giảng trong Chánh pháp.
Tôn giả Xá-lợi-phất thấy rõ tình thế, biết tâm tư của cụ già lúc ấy,
nên mới hỏi cụ rằng: "Cụ chém đầu tử tội là
theo ý riêng của cụ hay là cụ đã phải
làm theo lịnh Vua?" Cụ già đáp: "Tôi chỉ tuân
lịnh Vua mà chém; chớ tôi chẳng giết họ theo ý muốn của tôi." Tôn
giả liền nói: "Nếu thế, thì chỗ nào là tội ác?", rồi Tôn giả tiếp tục
giảng tiếp. Cụ già bắt đầu suy nghĩ và
xét thấy mình thoát khỏi tội trạng, tâm thức liền trở nên bình thản. Trong
khi lắng nghe Chánh pháp, cụ già chứng được
quả Tu-đà-huờn sơ cấp (Culasotapanna, quả Dự lưu sơ cấp) rồi
được tái sanh lên cõi Trời (Deva
Loka), sau khi mất.
(Chiếu theo kinh sách trong Chánh pháp, cả cụ già lẫn nhà vua
đều có tội sát sanh, mặc dầu cụ chỉ thi hành
theo mạng linh của vua. Nhưng Tôn giả Xá-lợi-phất muốn giải toả mối thắc
mắc trong đầu cụ già
để tâm tư cụ trở nên bình thản mà lắng
nghe Chánh pháp, mới dùng một phương tiện khéo,
đặt ra câu hỏi có vẻ làm cho cụ thấy
mình vô tội.)
Ghi chú: Cụ đao phủ thủ già
rõ ràng đã kết liễu
đời sống của nhiều người. Nhưng Tôn giả
Xá-lợi-phất đã dùng câu hỏi khéo léo giúp cụ giải toả
được tâm sở hối tiếc (kukkucca)
nơi cụ. Khi sự hối tiếc đã biến mất
khỏi tâm thức, cụ mới có thể định tâm lại mà
chăm chú nghe giảng Chánh pháp, nhờ đó mà
cụ được sanh lên cõi Trời. Rút lấy bài
học về câu chuyện nầy, ta chẳng nên quá tiếc rẻ về việc
đã trót làm hành vi bất thiện và quên
mất chẳng làm điều lành; nhưng ta phải
cố gắng làm sao cho ác nghiệp (kamma) mới, chẳng khởi lên
được; rồi tinh tấn thi hành các thiện
pháp kể từ đó về sau.
Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng
Hòa thượng Janakabhivamsa
U Ko Lay dịch sang Anh ngữ
Cư sĩ Thiện Nhựt dịch sang Việt ngữ
U Ko Lay dịch sang Anh ngữ
Cư sĩ Thiện Nhựt dịch sang Việt ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét