30 thg 7, 2013

Lời Phật dạy liên quan đến người nữ



Sống Viên Mãn Kiếp Này (trích dẫn)

Chặc chẽ và liên tục là bí quyết của thành công.

Dầu là miếng ăn tối hậu, họ sẽ không thọ hưởng nếu họ không san sẻ

 Này các Tỷ-kheo, nếu các chúng sanh có thể biết như Ta đã biết, quả dị thục của sự san sẻ bố thí họ sẽ không thụ hưởng nếu họ không bố thí và uế nhiễm xan tham không có ám ảnh tâm của họ và an trú. Dầu là miếng cuối cùng của họ, dầu là miếng ăn tối hậu, họ sẽ không thọ hưởng nếu họ không san sẻ, khi có người nhận của họ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu các chúng sanh không biết như Ta đã biết quả dị thục của san sẻ bố thí họ sẽ thọ hưởng, không có bố thí, và uế nhiễm xan tham ám ảnh tâm của họ và an trú.


Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:


Này các Tỷ-kheo, nếu các chúng sanh có thể biết như Ta đã biết, quả dị thục của sự san sẻ bố thí họ sẽ không thụ hưởng nếu họ không bố thí và uế nhiễm xan tham không có ám ảnh tâm của họ và an trú. Dầu là miếng cuối cùng của họ, dầu là miếng ăn tối hậu, họ sẽ không thọ hưởng nếu họ không san sẻ, khi có người nhận của họ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu các chúng sanh không biết như Ta đã biết quả dị thục của san sẻ bố thí họ sẽ thọ hưởng, không có bố thí, và uế nhiễm xan tham ám ảnh tâm của họ và an trú.


Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đấy, điều này được nói đến.


Nếu các hàng chúng sanh,

Có thể biết như vậy,
Như bậc Ðại ẩn sĩ,
Ðã nói, tuyên bố lên,
Qua dị thục lớn thay,
Của san sẻ bố thí!
Nhiếp phục uế xan tham,
Với tâm thật thanh tịnh
Ðúng thời họ bố thí,
Ðối với các thánh nhân,
Tại đây bố thí vậy,
Có quả thật to lớn
Cho nhiều các thức ăn,
Kính lễ người đáng kính,
Từ đãy xả, từ bỏ,
Ðịa vị làm con người,
Các người làm bố thí
Ðược đi đến cõi Trời,
Họ đi đến cõi trời,
Tại đấy chúng hoan hỷ,
Với mọi điều sở thích,
Họ thọ hưởng như ý,
Vị không có xan tham,
Ðược thọ hưởng đầy đủ,
Quả dị thục của chúng,
Nhờ san sẻ bố thí.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.




Tiểu Bộ - Khuddhaka Nikaya 
Kinh Phật Thuyết Như Vậy (Như Thị Ngữ)

Chương 1
(XXVI) (Ek III, 6) (It. 18)

 

28 thg 7, 2013

Câu chuyện người đao phủ thủ

Thản nhiên trước sự mất mát


Thay vì để lộ vẻ đau buồn cùng tột và cất tiếng khóc to, Bồ-tát lặng lẽ ngồi bên thi thể vợ, lấy cơm ra ăn sáng. Ngài điềm nhiên ngồi ăn trong khi các người chung quanh khóc than rền rĩ. Sau khi ăn xong, Bồ-tát liền giảng một bài pháp khuyến dạy các người nghe cách dập tắt ngọn lửa của sự u sầu khóc than (parideva) đang nung cháy cõi lòng của họ.

25 thg 7, 2013

Các nữ nhân làm uế nhiễm ngay cả các bậc thanh tịnh thuở xưa

Không phải rẽ nước biển,
Nhưng với thần thông lực
Ngài du hành qua đây
Vào buổi mai thật sớm,
Liên hệ ác nữ thần,
Ngài phải chìm xuống biển.

Không thể nào canh giữ nữ nhân khỏi chạy theo dục vọng của chúng

  • không thể nào canh giữ nữ nhân khỏi chạy theo dục vọng của chúng. Ngay cả các bậc hiền trí thuở xưa cũng không thể canh giữ các con gái của họ. Dầu chúng đứng nắm tay cha, chúng vẫn chạy trốn theo người tình mà cha chúng không biết!

Tâm này,cả đêm và ngày, khởi lên là khác, diệt đi là khác

  • Còn cái gọi là tâm này, là ý này, là thức này, này các Tỷ-kheo, cả đêm và ngày, khởi lên là khác, diệt đi là khác.
  • kẻ vô văn phàm phu có thể nhàm chán, viễn ly, giải thoát thân do bốn đại tạo thành này.
  • cái gọi là tâm, là ý, là thức, ở đây, kẻ vô văn phàm phu không đủ để có thể nhàm chán, không đủ để có thể viễn ly, không đủ để có thể giải thoát.
  • Này các Tỷ-kheo, thân do bốn đại tạo thành này được thấy đứng vững một năm, đứng vững hai năm, đứng vững ba năm, đứng vững bốn năm, đứng vững năm năm, đứng vững mười năm, đứng vững hai mươi năm, đứng vững ba mươi năm, đứng vững bốn mươi năm, đứng vững năm mươi năm, đứng vững một trăm năm, đứng vững nhiều hơn nữa. Còn cái gọi là tâm này, là ý này, là thức này, này các Tỷ-kheo, cả đêm và ngày, khởi lên là khác, diệt đi là khác. 
  • ví như một con khỉ trong khi đi lại trong rừng núi, nắm lấy một nhành cây, bỏ nhành cây ấy xuống, nó nắm giữ một nhành khác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái gọi là tâm, là ý, là thức này cả đêm và ngày, khởi lên là khác, diệt đi là khác.

23 thg 7, 2013

Vị ngọt trong các pháp kiết sử

  • Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp kiết sử, ái được tăng trưởng. Do duyên ái, thủ được sanh khởi... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.
  • Này các Tỷ-kheo, ai sống thấy sự nguy hiểm trong các pháp kiết sử, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

20 thg 7, 2013

Tuệ căn được xem là tối thượng

...trong các pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
Và thế nào là các pháp thuộc phần giác ngộ ? Này các Tỷ kheo, đó là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ.

18 thg 7, 2013

Tánh già nằm trong tuổi trẻ

Sự thể là vậy, này Ananda, tánh già nằm trong tuổi trẻ; tánh bệnh ở trong sức khỏe; tánh chết ở trong sự sống. Như vậy, màu da không còn thanh tịnh, trong sáng, tay chân rã rời, nhăn nheo, thân còm về phía trước, và các căn đang bị đổi khác, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.


   


41. I. Già (S.v,216)

1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Pubbàràma, trong lâu đài của mẹ Migàra.

2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn, vào buổi chiều, từ chỗ độc cư đứng dậy, ngồi sưởi ấm lưng trong ánh nắng phương Tây.

3) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, với tay xoa bóp chân tay cho Thế Tôn, thưa rằng:
-- Thật kinh hoàng thay, bạch Thế Tôn! Thật kỳ dị thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, màu da Thế Tôn nay không còn thanh tịnh, trong sáng, tay chân rã rời (sithilàni), nhăn nheo, thân được thấy còm về phía trước, và các căn đang bị đổi khác, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.

4) -- Sự thể là vậy, này Ananda, tánh già nằm trong tuổi trẻ; tánh bệnh ở trong sức khỏe; tánh chết ở trong sự sống. Như vậy, màu da không còn thanh tịnh, trong sáng, tay chân rã rời, nhăn nheo, thân còm về phía trước, và các căn đang bị đổi khác, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.

5) Thế Tôn thuyết như vậy. Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
-- Bất hạnh thay tuổi già! Ðáng sợ thay cuộc sống! Tuổi già làm phai nhạt sắc diện của màu da. Hình bóng trước khả ý, nay già đã phá tan! Ai sống được trăm tuổi, cuối cùng cũng phải chết, không bỏ sót ai, tất cả bị phá sập.


Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Tập V: Thiên Đại Phẩm
Chương IV: Tương Ưng Căn
V. Phẩm về già

17 thg 7, 2013

Thành tựu năm pháp này, người đàn bà sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên có thân khả ái

Này các thiếu nữ, các Con hãy học tập như sau: "Ðối với những người chồng nào, mẹ cha cho các con, vì muốn lợi ích, vì tìm hạnh phúc, vì lòng thương tưởng, vì lòng từ mẫn khởi lên, đối với vị ấy, chúng ta sẽ thức dậy trước, chúng ta sẽ đi ngủ sau cùng, vui lòng nhận làm mọi công việc, xử sự đẹp lòng, lời nói dễ thương." Như vậy, này các Thiếu nữ, các Con cần phải học tập.

16 thg 7, 2013

Do duyên gì ở đây, có người được gọi tên là tàn bạo


Ở đây, này Thôn trưởng, có người tham dục (ràyo) chưa được đoạn tận. Do tham dục (ràga) chưa được đoạn tận, người ấy bị người khác làm cho phẫn nộ. Do bị người khác làm phẫn nộ nên phẫn nộ hiện hành. Người ấy do vậy được gọi là tàn bạo.

15 thg 7, 2013

Khi khổ sanh thời xem là sanh, khi khổ diệt thời xem là diệt


Chấp thủ phương tiện và bị thiên kiến trói buộc, phần lớn thế giới này là vậy. Và ai với tâm không trú trước, không chấp thủ phương tiện ấy, không chấp thủ thiên chấp tùy miên ấy, không có chấp trước, không trú trước, vị ấy không có nghĩ: "Ðây là tự ngã của tôi". Khi khổ sanh thời xem là sanh, khi khổ diệt thời xem là diệt; vị ấy không có nghi ngờ, không có phân vân, không duyên vào ai khác, trí ở đây là của vị ấy. Cho đến như vậy, này Kaccàyana, là chánh tri kiến.

14 thg 7, 2013

Cái này là nhiều hơn, tức là khổ đã được đoạn tận


Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị Thánh đệ tử đã chứng được kiến cụ túc, đối với người đã chứng được minh kiến, cái này là nhiều hơn, tức là khổ đã được đoạn tận, đã được diệt tận; ít hơn là khổ còn lại, không phải một trăm lần, không phải một ngàn lần, không phải một trăm ngàn lần, có thể sánh bằng khi so sánh với khổ uẩn trước đã được đoạn tận, đã được diệt tận, tức là bảy lần nhiều hơn.

Tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.

Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
 Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn. .. với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ không tịch tịnh... với kẻ không tịch tịnh. Kẻ ác tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ác tuệ.

12 thg 7, 2013

Dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích

Cái này là nhiều hơn, này các Tỷ-kheo, tức là dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này, không phải là nước trong bốn biển lớn.

Chúng ta chịu đựng như vậy trong thời gian dài này

Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo. Khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.

Chồng chất như xương người

Các xương của một người, này các Tỷ-kheo, lưu chuyển luân hồi có thể lớn như một đồi xương, một chồng xương, một đống xương, như núi Vepulla này, nếu có người thâu lượm xương lại, gìn giữ chúng, không làm chúng hủy hoại.
Vì sao? Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo... là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành. 

Ẩn sĩ và đôi giày đế đơn cùng dù lá

Tâu Ðại vương, khi một người bảo: "Hãy cho tôi thứ ấy ...," người ấy phải rơi nước mắt và kẻ từ chối: "Tôi không có thứ ấy" thì về phần mình, kẻ ấy cũng phải khóc. Nếu khi tôi xin mà ngài từ chối, tôi sợ rằng người ta có thể thấy chúng ta hoà lẫn nước mắt. Ðó là lý do khiến tôi xin được kín đáo hỏi.

Ví như một cây gậy bị ném lên hư không

Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây gậy được ném lên trên hư không, khi thì rơi trên đầu gốc, khi thì rơi chặng giữa, khi thì rơi đầu ngọn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc, lưu chuyển luân hồi, khi thì từ thế giới này đi thế giới khác, khi thì từ thế giới khác đến thế giới này.

Nước Mắt nhiều hơn bốn bể

Bạch Thế Tôn, theo như lời Thế Tôn thuyết pháp, chúng con hiểu rằng, cái này, bạch Thế Tôn, là nhiều hơn, tức là dòng nước mắt tuôn chảy do chúng con than van, khóc lóc, phải hội ngộ với những gì không ưa, phải biệt ly với những gì mình thích, khi phải lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này chớ không phải nước trong bốn biển lớn.

Các mộ phần ngày một lớn lên

Ví như, này các Tỷ-kheo, có người chặt các cành cỏ, khúc cây, nhành cây, nhành lá, trong cõi Diêm-phù-đề này, chất chúng thành một đống, làm chúng thành những que đặt theo hình các ô vuông, cầm từng que đặt xuống và nói: "Ðây là mẹ tôi, đây là mẹ của mẹ tôi". Và không thể cùng tận, này các Tỷ-kheo, là các bà mẹ, mẹ của người ấy. Nhưng nhành cỏ, khúc cây, nhành cây, nhành lá trong cõi Diêm-phù-đề này có thể đi đến đoạn tận, đoạn diệt.

11 thg 7, 2013

Tượng Pháp

5) Này Kassapa, diệu pháp không biến mất cho đến khi nào tượng pháp không hiện ra ở đời. Và Kassapa khi nào tượng pháp hiện ra ở đời, thời diệu pháp biến mất.
6) Ví như, này Kassapa, vàng (thật) không biến mất khi nào vàng giả chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào vàng giả hiện ra ở đời, thời vàng (thật) biến mất.

10 thg 7, 2013

Trong bảy ngày, này Hiền giả, đang còn phiền não, ta ăn món ăn của quốc độ

... Ðồ chúng niên thiếu của Hiền giả, này Hiền giả, đang tan rã! Ðứa trẻ này không biết lượng sức mình!
8) -- Thưa Tôn giả Kassapa, trên đầu tôi, tóc bạc đã sanh, tuy vậy, hôm nay Tôn giả Mahà Kassapa gọi tôi là đứa trẻ, tôi không có phật lòng.

Ngu si là đàn bà

...
12) Rồi Tôn giả Mahà Kassapa nói với Tôn giả Ananda:
-- Thế nào, Hiền giả Ananda, ta là người bán kim, Hiền giả là người làm kim, hay ta là người làm kim, Hiền giả là người bán kim?
-- Hãy kham nhẫn, thưa Tôn giả Kassapa, ngu si là đàn bà! ...

Sự tổn giảm đối với các thiện pháp

Bạch Thế Tôn, với ai không có lòng tin đối với thiện pháp, không có biết thẹn đối với thiện pháp, không có biết sợ đối với thiện pháp, không có tinh tấn đối với thiện pháp, không có trí tuệ đối với thiện pháp; đối với người ấy, dầu là đêm hay là ngày, chờ đợi là sự tổn giảm đối với các thiện pháp, không phải là sự tăng trưởng!

Lợi đắc, cung kính, danh vọng cắt đứt da ngoài

Lợi đắc, cung kính, danh vọng, này các Tỷ-kheo, cắt đứt da ngoài. Sau khi cắt đứt da ngoài, chúng cắt đứt da trong. Sau khi cắt đứt da trong, chúng cắt đứt thịt. Sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt dây gân. Sau khi cắt đứt dây gân, chúng cắt đứt xương. Sau khi cắt đứt xương, chúng chạm tới tủy và đứng lại.

Ngạ quỷ và ác nghiệp

9 thg 7, 2013

Một đồ tể giết trâu bò

Chúng sanh ấy, này các Tỷ-kheo, là một đồ tể giết trâu bò (goghatako) ở Ràjagaha này. Do nghiệp của người đó thuần thục, sau khi bị nung nấu trong địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm và với quả thuần thục còn lại, người đó cảm thọ một tự ngã như vậy.

8 thg 7, 2013

Chúng tôi sẽ biết ơn, cảm tạ



"Chúng tôi sẽ biết ơn, cảm tạ. Dầu cho có chút ít gì làm giữa chúng tôi, chúng tôi cũng không để cho mất đi" 

            


XII. Con Giả Can (S.ii,272)
1) ... Trú ở Sàvatthi.

2) -- Các Ông có nghe chăng, này các Tỷ-kheo, trong ban đêm lúc gần sáng, có con giả-can già tru lớn tiếng?.

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

3) -- Rất có thể, này các Tỷ-kheo, trong con giả-can già ấy, có nhiều biết ơn, có nhiều cảm tạ, hơn là ở đây trong một người tự xưng là Thích tử về biết ơn và về cảm tạ!

4) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng tôi sẽ biết ơn, cảm tạ. Dầu cho có chút ít gì làm giữa chúng tôi, chúng tôi cũng không để cho mất đi".

Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya 

Tập II - Thiên Nhân Duyên 

Chương XI: Tương Ưng Thí Dụ

Con giả can mắc bệnh ghẻ lở



Các Ông có nghe chăng, này các Tỷ-kheo, trong ban đêm khi trời gần sáng, con giả-can đang tru lớn tiếng?



XI. Con Chó Rừng (Giả-can) (Tạp 47.22. Ðại 2, 346a) (S.ii,271)

1) ... Trú ở Sàvatthi.

2) -- Các Ông có nghe chăng, này các Tỷ-kheo, trong ban đêm khi trời gần sáng, con giả-can đang tru lớn tiếng?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

3) -- Ðó là con giả-can, này các Tỷ-kheo, bị mắc bệnh ghẻ lở. Chỗ nào nó muốn đi, chỗ nào nó muốn đứng, chỗ nào nó muốn ngồi, chỗ nào nó muốn nằm, gió lạnh buốt thổi lên trên nó.

4) Lành thay, này các Tỷ-kheo, nếu ở đây có người nào, tự cho là Thích tử, lại có thể cảm thọ được một trạng huống tự ngã như vậy.

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng tôi sẽ không phóng dật".

6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya 
Tập II - Thiên Nhân Duyên 

Chương XI: Tương Ưng Thí Dụ

Còn những bài kinh nào do các thi sĩ làm, hoa mỹ, họ sẽ lóng tai


Những bài kinh nào do Như Lai thuyết, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không, họ sẽ không nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; họ sẽ không lóng tai; họ sẽ không an trú chánh tri tâm, và họ sẽ không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải thấu đáo.

Còn nhanh nhẹn hơn là sự biến diệt của thọ hành

... Còn nhanh nhẹn hơn là sự biến diệt của thọ hành (thọ mạng của các sự vật).
  Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng tôi sẽ sống không phóng dật".
Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

7 thg 7, 2013

Ai vào buổi sáng bố thí một trăm cái nồi

Ai vào buổi sáng bố thí một trăm cái nồi, ai buổi trưa bố thí một trăm cái nồi, hay ai buổi chiều bố thí một trăm cái nồi, và ai buổi sáng chỉ trong thời gian bóp vú sữa con bò một lần (trong nháy mắt), tu tập từ tâm giải thoát

Khó Sanh Làm Người


Thế nào là ĐỘC TRÚ được làm viên mãn với các chi tiết?

Này Thera, thế nào là độc trú được làm viên mãn với các chi tiết? Ở đây, này Thera, cái gì đã qua được đoạn tận; cái gì sắp đến được từ bỏ; đối với những tự ngã, lợi đắc hiện tại, dục tham được khéo nhiếp phục. Như vậy, này Thera, là độc trú được làm viên mãn với các chi tiết.

5 thg 7, 2013

Bạch Thế Tôn, con làm việc của con.


Ở đây, bạch Thế Tôn, có một tân Tỷ-kheo sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, đi vào tịnh xá, rảnh rỗi, im lặng, phân vân (không biết làm gì), không phụ việc với các Tỷ-kheo trong thời gian may y.

Dầu cho da, dây gân và xương có khô héo

"-- Ở đây, này Moggallàna, Tỷ-kheo sống tinh cần, tinh tấn: ‘Dầu cho da, dây gân và xương có khô héo, dầu thịt và máu có héo tàn trên thân tôi, cái gì có thể lấy sức lực của người, tinh tấn của người, nỗ lực của người có thể đạt được; nếu chưa đạt được, thời tinh tấn sẽ không bao giờ dừng nghỉ’. Như vậy, này Moggallàna, là sự tinh cần, tinh tấn".

4 thg 7, 2013

Tê Giác Kinh


Thà như tê giác một mình ra đi...

Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng

"Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

Thịt Đứa Con

...Hai vợ chồng người ấy suy nghĩ: "Ðồ lương thực ít ỏi của chúng ta đã bị hao mòn, khánh tận; còn lại vùng hoang vu này chưa được vượt qua; vậy chúng ta hãy giết đứa con một, khả ái, dễ thương này, làm thành thịt khô và thịt ướp, ăn thịt đứa con và vượt qua vùng hoang vu còn lại này, chớ để tất cả ba chúng ta đều bị chết hại".




III. Thịt Ðứa Con (Tạp 15.11 Tử Nhục, Ðại 2, 102b) (S.ii,97)

1) ...Ở Sàvatthi.
2) ...Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này đưa đến sự tồn tại, hay sự chấp thủ tái sanh cho các loài hữu tình hay chúng sanh.
3) Thế nào là bốn? Ðoàn thực hoặc thô, hoặc tế; thứ hai là xúc thực; thứ ba là tư niệm thực; thứ tư là thức thực.
Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này đưa đến sự tồn tại, hay sự chấp thủ tái sanh cho các loài hữu tình hay các loài chúng sanh.

4) Và này các Tỷ-kheo, đoàn thực cần phải nhận xét như thế nào?
5) Ví như, này các Tỷ-kheo, hai vợ chồng đem theo một ít lương thực đi qua một quãng đường hoang dã, với một đứa con khả ái, thương mến.
6) Rồi này các Tỷ-kheo, trong khi hai vợ chồng ấy đang đi trên con đường hoang vu, số lương thực ít ỏi ấy đi đến hao mòn, khánh tận. Và một vùng hoang vu còn lại chưa được họ vượt qua.
7) Rồi này các Tỷ-kheo, hai vợ chồng người ấy suy nghĩ: "Ðồ lương thực ít ỏi của chúng ta đã bị hao mòn, khánh tận; còn lại vùng hoang vu này chưa được vượt qua; vậy chúng ta hãy giết đứa con một, khả ái, dễ thương này, làm thành thịt khô và thịt ướp, ăn thịt đứa con và vượt qua vùng hoang vu còn lại này, chớ để tất cả ba chúng ta đều bị chết hại".
8) Rồi hai vợ chồng ấy giết đứa con một, khả ái, dễ thương ấy, làm thịt khô và thịt ướp, ăn thịt người con và vượt qua vùng hoang vu còn lại ấy. Họ vừa ăn thịt con, vừa đập ngực, than khóc: "Ðứa con một ở đâu? Ðứa con một ở đâu?"
9) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Họ ăn món ăn có phải để vui chơi? Hay họ ăn món ăn để tham đắm? Hay họ ăn món ăn để trang sức? Hay họ ăn món ăn để béo tốt?
-- Thưa không phải vậy, bạch Thế Tôn.
10) -- Có phải họ ăn các món ăn chỉ với mục đích vượt qua vùng hoang vu?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
11) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói đoàn thực cần phải nhận xét như vậy. Này các Tỷ-kheo, khi đoàn thực được hiểu biết, thời lòng tham đối với năm dục trưởng dưỡng được hiểu biết. Khi lòng tham đối với năm dục trưởng dưỡng được hiểu biết, thời không còn kiết sử, do kiết sử này, một vị Thánh đệ tử bị trói buộc để phải sanh lại đời này.

12) Và này các Tỷ-kheo, xúc thực cần phải nhận xét như thế nào?
13) Này các Tỷ-kheo, ví như một con bò cái bị lở da, nếu nó đứng dựa vào tường, thời các sanh vật sống ở tường cắn nó. Nếu nó đứng dựa vào cây, thời các sanh vật sống ở cây cắn nó. Nếu nó đứng ở trong nước, thời các sanh vật sống ở trong nước cắn nó. Nếu nó đứng giữa hư không, thời các sanh vật giữa hư không cắn nó. Này các Tỷ-kheo, con bò cái ấy đứng dựa vào chỗ nào, thời các sanh vật trong các chỗ ấy cắn nó. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói xúc thực cần phải được nhận xét.
14) Này các Tỷ-kheo, khi xúc thực được hiểu biết, thời ba cảm thọ được hiểu biết. Khi ba cảm thọ được hiểu biết, thời Ta nói rằng vị Thánh đệ tử không có gì cần phải làm thêm nữa.

15) Và này các Tỷ-kheo, tư niệm thực cần phải nhận xét như thế nào?
16) Này các Tỷ-kheo, ví như một hố than hừng, sâu hơn một thân người, chứa đầy than cháy đỏ rực, hừng cháy không có khói. Rồi một người đi đến, muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, chán ghét khổ. Rồi hai người lực sĩ đi đến, nắm chặt hai cánh tay người ấy, kéo người ấy đến hố than hừng ấy. Này các Tỷ-kheo, người ấy quyết chí muốn lánh xa, tinh cần muốn lánh xa, phát nguyện muốn lánh xa hố than hừng ấy.
17) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người ấy chỉ nghĩ như sau: "Nếu ta rơi vào hố than hừng này, do nhân duyên ấy, ta đi đến chết, hay đi đến khổ gần như chết". Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng tư niệm thực cần phải nhận xét.
18) Này các Tỷ-kheo, khi tư niệm thực được hiểu biết, thời ba ái được hiểu biết. Khi ba ái được hiểu biết, Ta nói rằng vị Thánh đệ tử không có gì cần phải làm thêm nữa.

19) Và này các Tỷ-kheo, thức thực cần phải nhận xét như thế nào?
20) Ví như, này các Tỷ-kheo, người ta bắt một người ăn trộm, một người phạm tội, dẫn đến vua và thưa: "Thưa Ðại vương, người này là người ăn trộm, một người phạm tội. Hãy trừng phạt người ấy nếu như Ngài muốn". Vị vua nói như sau về người ấy: "Các Ông hãy đi và đánh người này với một trăm hèo vào buổi sáng". Và họ đánh người ấy với một trăm hèo vào buổi sáng.
21) Rồi vị vua vào buổi trưa nói: "Này các Ông, người ấy như thế nào?" -- "Thưa Ðại vương, người ấy vẫn còn sống". Rồi vua nói về người ấy: "Này các Ông, các Ông hãy đi và đánh người này một trăm hèo vào buổi trưa". Và họ đánh người ấy một trăm hèo vào buổi trưa.
22) Rồi vị vua vào buổi chiều nói: "Này các Ông, người ấy như thế nào?" -- "Thưa Ðại vương, người ấy vẫn còn sống". Rồi vua nói về người ấy: "Này các Ông, các Ông hãy đi và đánh người này một trăm hèo vào buổi chiều".
23) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy trong ngày bị đánh đến ba trăm hèo, do nhân duyên ấy có cảm thọ khổ ưu không?
-- Bạch Thế Tôn, chỉ bị đánh một hèo, do nhân duyên ấy có cảm thọ khổ ưu, còn nói gì bị đánh đến ba trăm hèo!
24) -- Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói thức thực cần phải nhận xét.
25) Này các Tỷ-kheo, khi thức thực đựơc hiểu rõ, thời danh sắc được hiểu rõ. Khi danh sắc được hiểu rõ, thời Ta nói rằng vị Thánh đệ tử không làm gì thêm nữa.


Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya  
Tập II - Thiên Nhân Duyên
Chương I: Tương Ưng Nhân Duyên
 VII. Ðại Phẩm Thứ Bảy


3 thg 7, 2013

Rắn Đen và Nữ Nhân


Có năm nguy hại này trong con rắn đen...
Có năm nguy hại này trong nữ nhân...

Bảy Loại Vợ


Này Sujàtà có bảy loại vợ này cho người đàn ông. Thế nào là bảy? Vợ như người sát nhân, vợ như người ăn trộm, vợ như người chủ nhân, vợ như người mẹ, vợ như người chị, vợ như người bạn, vợ như người nữ tỳ. Này Sujàtà, có bảy loại vợ cho người đàn ông. Và con thuộc loại vợ nào?


(IX) (59) Các Người Vợ
Tăng Chi Bộ -Chương VII - Bảy Pháp -VI. Phẩm Không Tuyên Bố


1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Thế Tôn đắp y, vào buổi sáng, cầm y bát, đi đến trú xứ của Anàthapindika; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Lúc bấy giờ, trong trú xứ của gia chủ Anàthapindika có nhiều người nói cao tiếng, nói lớn tiếng. Rồi Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi xuống một bên:
- Này Gia chủ, vì sao trong nhà của Ông lại có nhiều người nói cao tiếng, nói lớn tiếng như những người đánh cá đang giành giựt cá?
- Bạch Thế Tôn, có nàng dâu Sujàtà giàu có đến đây từ một gia đình giàu có. Nàng không vâng lời mẹ chồng, không vâng lời cha chồng, không vâng lời chồng, cũng không cung kính, không tôn trọng, không lễ bái, không cúng dường Thế Tôn.
2. Rồi Thế Tôn cho gọi nàng dâu Sujàtà:
- Hãy đến đây Sujàtà!
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Nàng dâu Sujàtà vâng đáp Thế Tôn, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với nàng dâu Sujàtà đang ngồi một bên:

- Này Sujàtà có bảy loại vợ này cho người đàn ông. Thế nào là bảy? Vợ như người sát nhân, vợ như người ăn trộm, vợ như người chủ nhân, vợ như người mẹ, vợ như người chị, vợ như người bạn, vợ như người nữ tỳ. Này Sujàtà, có bảy loại vợ cho người đàn ông. Và con thuộc loại vợ nào?

Người Bạn Đáng Thân Cận

Cho những gì khó cho, làm những gì khó làm, nhẫn những gì khó nhẫn, nói lên những gì bí mật của mình, che giấu bí mật của người khác, không từ bỏ khi gặp bất hạnh, không có khinh rẻ khi tài sản khánh tận

Khả ái, khả ý; tôn trọng; đáng được bắt chước; nhà thuyết giả; kham nhẫn lời nói; nói lời sâu kín; không có hối thúc những điều không hợp lý.

Thuyết pháp, thuyết pháp

Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về yếm ly, ly tham, đoạn diệt già và chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp.

1 thg 7, 2013

Khổng Tước Kinh

Phạm thiên, Thiên chúng các Ngài
Thọ tôi kỉnh lạy hiện nay xin tường
Bảo tồn khỏi sự bất lương
Trọn ngày cho được tránh đường họa tai

Tội Ngũ Trần

1. Ngũ trần như khúc xương không,
Mà con chó đói cố công gậm lỳ.


2. Ngũ trần như thịt tử thi,
Qua tranh nhau mổ kể gì thúi tha.

3. Ngũ trần như đuốc rơm phà,
Cầm đi ngược gió ắt là phỏng tay.

4. Ngũ trần hầm lữa đỏ gay,
Sa chân xuống đó hằng ngày khổ đau.

5. Ngũ trần tợ giấc chiêm bao,
Thấy rồi liền mất dễ nào bền dai.

6. Ngũ trần như vật mượn xài,
Xài xong phải trả giữ hoài được sao?

7. Ngũ trần như trái chín cao,
Nại cây gãy nhánh vỡ đao thợ rừng.

8. Ngũ trần lao kiếm sáng trưng,
Phạm nhầm ắt khổ mựa đừng dễ duôi.

9. Ngũ trần dao thớt đủ đôi,
Người mê đắm bị bầm nhồi nát tan.

10. Ngũ trần đầu rắn hổ mang,
Có hai túi nọc lại càng dễ kinh.

Ai tu nấy liệu giữ mình,
Mười điều tội khổ đinh ninh chớ sờn.


(Tỳ khưu PHÁP MINH dịch.)



Từ Bi Kinh

 Như lòng từ mẫu thanh tươi,
Trăm cay ngàn đắng vui cười vì con.
Dầu cho một mất một còn,
Bảo tồn con trẻ vuông tròn ăn chơi.

Vô Thường-Khổ-Vô Ngã

Biển trần khổ sóng bồng lai láng,
Kiếp phù sanh đáng chán biết bao