29 thg 6, 2013

Tâm Như Vết Thương


Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người với tâm ví dụ như vết thương, với tâm ví dụ như chớp sáng, với tâm ví dụ như kim cang.


 



- Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người với tâm ví dụ như vết thương, với tâm ví dụ như chớp sáng, với tâm ví dụ như kim cang.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với tâm ví dụ như vết thương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, dầu có bị nói chút ít, cũng tức tối phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức. Ví như một vết thương đang làm mủ, nếu bị cây gậy hay một miếng sành đánh phải, liền chảy mủ nhiều hơn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người phẫn nộ và bực tức. Này các Tỷ kheo, đây gọi là hạng người được ví dụ với vết thương đang làm mủ. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với tâm được ví dụ như chớp sáng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người như thật rõ biết: "Ðây là khổ",.. như thật rõ biết "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Ví như một người có mắt, thấy các sắc trong đêm tối mù mịt, khi có chớp sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người như thật rõ biết: "Ðây là khổ", ... như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là hạng người với tâm được ví như chớp sáng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với tâm được ví dụ như kim cang? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người, nhờ đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người, với tâm được ví dụ như kim cang.
Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.




Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya // Chương III - Ba Pháp // III. Phẩm Người //25.- Vết Thương Làm Mủ

28 thg 6, 2013

Kinh Mũi Tên



Năm Điều Quán Tưởng


Thế Tôn lời dạy tỏ tường
Năm điều quán tưởng phải thường xét ra
Ta đây phải có sự già
Thế nào tránh thoát lúc qua canh tàn
Ta đây bịnh tật phải mang
Thế nào tránh thoát đặng an mạnh lành
Ta đây sự chết sẵn dành
Thế nào tránh thoát tử sanh đến kỳ
Ta đây phải chịu phân ly
Nhơn vật quý mến ta đi biệt mà
Ta đi với nghiệp của ta
Dầu cho tốt xấu tạo ra tự mình
Theo ta như bóng theo hình
Ta thọ quả báo phân minh kết thành.


KINH NHẬT TỤNG CỦA CƯ SĨ 
 TỲ KHEO TĂNG-ÐỊNH HỢP SOẠN

Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này

  • Đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng.
  •  "Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này"

Phải với cái cao thượng mới đạt được cái cao thượng

Này các Tỷ-kheo, không phải với cái hạ liệt có thể đạt được cái cao thượng. Này các Tỷ-kheo, phải với cái cao thượng mới đạt được cái cao thượng.

Biết được cán búa bị hao mòn trên sự hao mòn của cán búa


Ví như, này các Tỷ-kheo, một người thợ mộc hay đệ tử người thợ mộc, khi nhìn vào cán búa thấy dấu các ngón tay và dấu các ngón tay cái. Vị ấy không có thể biết được như sau: "Hôm nay, từng ấy cán búa của ta bị hao mòn; hôm nay từng ấy, các ngày khác từng ấy". Nhưng vị ấy biết được cán búa bị hao mòn trên sự hao mòn của cán búa.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo chí tâm trong sự tu tập không có biết như sau: "Hôm nay, từng ấy lậu hoặc của ta được hao mòn, hôm qua từng ấy, các ngày khác từng ấy". Nhưng vị ấy biết được các lậu hoặc được hao mòn trên sự hao mòn các lậu hoặc.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một chiếc thuyền đi biển có đầy đủ cột buồm và dây buồm, bị mắc cạn sáu tháng do thiếu nước trong mùa khô; các cột buồm và dây buồm bị gió và mặt trời làm hư hỏng, rồi bị nước mưa đổ xuống trong mùa mưa, chúng trở thành yếu và hư nát. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống chí tâm trong sự tu tập, các kiết sử rất dễ bị yếu dần và hư nát.


1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

3) -- Do biết, do thấy, này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố sự đoạn tận các lậu hoặc, không phải do không biết, do không thấy.

4) Do biết cái gì, thấy cái gì, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận? Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Ðây là thọ... Ðây là tưởng... Ðây là các hành... Ðây là thức. Ðây là thức tập khởi. Ðây là thức đoạn diệt. Do biết như vậy, do thấy như vậy, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận.

5) Này các Tỷ-kheo, như có Tỷ-kheo sống không chí tâm trong sự tu tập, khởi lên ước muốn như sau: "Mong rằng tâm của ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ!" Tuy vậy, tâm của vị ấy cũng không giải thoát khỏi các lậu hoặc, có chấp thủ.

6) Vì sao? Phải nói rằng vì vị ấy không có tu tập. Không có tu tập cái gì? Không có tu tập Bốn niệm xứ. Không có tu tập Bốn chánh cần. Không có tu tập Bốn như ý túc. Không có tu tập Năm căn. Không có tu tập Năm lực. Không có tu tập Bảy giác chi. Không có tu tập Thánh đạo Tám ngành.

Tĩnh Mặc

1) Nhân duyên tại Sàvatthi...
2) -- Này các Tỷ-kheo, hãy trú tâm, dán tâm vào tỉnh mặc. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo có tỉnh mặc hiểu biết một cách như thật.
3) Hiểu biết gì một cách như thật? Sắc tập khởi và đoạn diệt; thọ tập khởi và đoạn diệt; tưởng tập khởi và đoạn diệt; các hành tập khởi và đoạn diệt; thức tập khởi và đoạn diệt ( Như kinh trước, từ số 4 đến số 18 ).


Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya-Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt-Tập III - Thiên Uẩn
[22] Chương I-Tương Ưng Uẩn (a)
A. Năm Mươi Kinh Căn Bản--VI. Tỉnh Mặc (Tạp, 3.7-8, Thọ, Ðại 2,17a) (S.iii,15)

26 thg 6, 2013

Bảy pháp cần phải tránh

"Nếu các bạn muốn sống một đời sống thế tục, vui hưởng những thú vui trần thế và sau khi chết được sinh vào lạc cảnh thì các bạn phải tránh làm 7 điều sau đây và có đức tin không thối chuyển vào Tam Bảo.

Bố thí đem lại sự an vui

Bố thí đem lại sự an vui, hoan hỷ cho người và chư Thiên. Nếu bố thí đúng cách thì nhờ sự bố thí nầy sẽ hổ trợ cho ta trong việc chứng ngộ Niết Bàn.

Trích từ sách Chân Đế và Tục Đế (Hòa thượng Thondara giảng )

Mặc dầu tám giới được giữ trong những ngày trai giới, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chỉ giữ tám giới trong những ngày trai giới thôi. Bạn có thể giữ tám giới trong bất kỳ ngày nào, một hay nhiều ngày tùy theo sự thuận tiện và lợi ích cho bạn.

24 thg 6, 2013

Con cảm thấy không bao giờ vừa đủ được nghe Diệu pháp, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc


Có ba pháp, bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ vừa đủ, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc. Thế nào là ba? 
Bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ vừa đủ được thấy Thế Tôn, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc. Bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ vừa đủ được nghe Diệu pháp, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc. Bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ vừa đủ được phục vụ hầu hạ chúng Tăng, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc. 


1. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetanava, khu vườn của Anàthapindika.
Rồi Thiên tử Hatthaka, sau khi đêm đã gần tàn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetanava đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, vị ấy nghĩ: "Ta sẽ đứng thẳng trước Thế Tôn", nhưng vị ấy chìm xuống, lún xuống, không có thể đứng thẳng; ví như thục tô hay dầu đổ trên cát, chìm xuống, lún xuống, không thể giữ lại. Cũng vậy, Thiên tử Hatthaka nghĩ rằng: "Ta sẽ đứng thẳng trước mặt Thế Tôn", nhưng vị ấy chìm xuống, lún xuống, không thể đứng thẳng.
2. Rồi Thế Tôn nói với Thiên tử Hatthaka:
- Này Hatthaka, hãy hóa thành một tự thể thô xấu.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Thiên tử Hatthaka vâng đáp Thế Tôn sau khi hóa thành một tự thể thô xấu, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Thế Tôn nói với Thiên tử Hatthaka đang đứng một bên:
- Này Hatthaka, các pháp được diễn tiến trước kia, khi Ông còn làm người, các pháp ấy được diễn tiến hiện nay đối với Ông không?
- Bạch Thế Tôn, các pháp được diễn tiến trước kia, khi con còn làm người, các pháp ấy có được diễn tiến hiện nay với con. Và bạch Thế Tôn, có các pháp không được diễn tiến trước kia, khi con còn làm người, các pháp ấy có được diễn tiến hiện nay đối với con. Ví như, bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn sống, được các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, các vua chúa, các đại thần của vua, các ngoại đạo, các đệ tử ngoại đạo đoanh vây. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con sống được các Thiên tử đoanh vây. Từ xa, bạch Thế Tôn, các Thiên tử đi đến, nghĩ rằng: "Chúng ta hãy đến nghe pháp từ Thiên tử Hatthaka".

Có ba pháp, bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ vừa đủ, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc. Thế nào là ba?

Bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ vừa đủ được thấy Thế Tôn, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc. Bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ vừa đủ được nghe Diệu pháp, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc. Bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ
vừa đủ được phục vụ hầu hạ chúng Tăng, con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc.
Có ba pháp này, bạch Thế Tôn, con cảm thấy không bao giờ vừa đủ. Con chết con vẫn còn ân hận luyến tiếc.

Con thấy không vừa đủ
Khi được gặp Thế Tôn
Ðược phục vụ chúng Tăng
Ðược lắng nghe Diệu pháp
Học tập tăng thượng giới
Thích thú nghe Diệu pháp
Do đối với ba pháp
Cảm thấy không vừa đủ
Thiên tử Hatthaka
Ðược sanh vô phiền thiên
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya---Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt---Chương III - Ba Pháp---XI. Phẩm Chánh Giác ----  125.- Hatthaka

Ai làm cho tự ngã thối nát đầy ứ

Ai làm cho tự ngã thối nát đầy ứ, thoát ra toàn mùi hôi thối, rồi mong rằng các loài ruồi lằng sẽ không bu đậu, sẽ không có chiếm cứ, sự kiện như vậy không xảy ra.

Lạc Như Phân

 Hãy để họ thọ hưởng lạc như phân ấy, thụy miên lạc, lợi dưỡng, cung kính, danh văn lạc.




1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn bộ hành giữa các người Kosala, cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến một làng Bà-la-môn tên là Icchànangalam. Tại đấy, Thế Tôn trú ở Icchànangalam, trong khóm rừng Icchànangalam.
Các Bà-la-môn gia chủ ở Icchànangalam được nghe: "Sa-môn Tôn giả Gotama là Thích tử xuất gia từ gia đình họ Thích, đã đến Icchànangalam, trú ở Icchànanagalam trong khóm rừng Icchànangalam. Về Tôn giả Gotama ấy, tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi: "Ðây là đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế gian giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Phạm thiên giới, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn các loài Trời và Người. Sau khi đã chứng ngộ, Ngài tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Tốt đẹp thay, sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy!""
Rồi các Bà-la-môn gia chủ ở Icchànangalam, sau khi đêm ấy đã mãn, cầm theo rất nhiều đồ ăn loại cứng và loại mềm, đi đến khóm rừng Icchànangalam, sau khi đến, đứng ở ngoài cổng vào, và lớn tiếng làm huyên náo.
2. Lúc bấy giờ, Tôn giả Nàgita là thị giả của Thế Tôn. rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Nàgita:
- Này Nàgita, những ai đã đến, và làm ồn ào như những hàng cá với đống cá lớn?
- Các người ấy, bạch Thế Tôn, là các Ba-la-môn gia chủ ở Icchànangalam, đang đứng ở ngoài cổng vào, đem theo rất nhiều đồ ăn loại cứng và loại mềm cho Thế Tôn và chúng Tăng.
- Này Nàgita, Ta không có liên hệ gì với danh vọng và danh vọng không có liên hệ gì với Ta. Này Nàgita, những ai tìm được không có khó khăn, tìm được không có mệt nhọc, tìm được không có phí sức, tìm được an ổn lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc, mà Ta đã tìm được không có khó khăn, tìm được không có mệt nhọc, tìm được không có phí sức. Hãy để họ thọ hưởng lạc như phân ấy, thụy miên lạc, lợi dưỡng, cung kính, danh văn lạc.
3. - Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy chấp nhận! Thiện Thệ hãy chấp nhận! Nay Thế Tôn sẽ đi đến chỗ nào, tại chỗ ấy các Bà-la-môn gia chủ ở thị trấn và ở quốc độ cũng sẽ đi đến với tâm hướng về cúng dường. Ví như trời mưa nặng hạt, và nước mưa được chảy tùy theo chiều dốc. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn sẽ đi đến chỗ nào, tại chỗ ấy các Ba-la-môn gia chủ ở thị trấn và ở quốc độ họ cũng sẽ đi đến, với tâm hướng về cúng đường. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn, do vì giới hạnh và trí tuệ của Thế Tôn
4. - Này Nàgita, Ta không có liên hệ gì với danh vọng, và danh vọng không có liên hệ gì với Ta. Này Nàgita, những ai tìm được không có khó khăn, tìm được không có mệt nhọc, tìm được không có phí sức, tìm được an ổn lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc, mà Ta đã tìm được không có khó khăn, tìm được không phí sức. Hãy để họ thọ hưởng lạc như phân ấy, thụy miên lạc, lợi dưỡng, cung kính, danh văn lạc. Này Nàgita, với ai ăn, uống, nhai, nếm, thời đại tiện, tiểu tiện, là kết quả tất nhiên cho người ấy. Với những ai nặng nề về ái lạc, này Nàgita, sự biến hoại, đổi khác, sầu bi khổ ưu não khởi lên. Ðấy là kết quả tất nhiên cho người ấy. Những ai chuyên chú tâm về tướng bất tịnh, này Nàgita, thời sự nhàm chán đối với tịnh tướng được an trú. Ðấy là kết quả tất nhiên cho người ấy. Ai sống tùy quán vô thường trong sáu xúc xứ, này Nàgita, thời sự nhàm chán đối với xúc được an trú. Ðấy là kết quả tất nhiên cho người ấy. Ai sống tùy quán sanh diệt đối với năm thủ uẩn, này Nàgita, thời sự nhàm chán đối với chấp thủ được an trú. Ðấy là kết quả tất nhiên cho người ấy.



Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chương V - Năm Pháp
I. Phẩm Sức Mạnh Hữu Học
X) (30) Tôn Giả Nàgita

18 thg 6, 2013

Mười bốn Tâm sở bất thiện có ảnh hưởng đến Tâm thức

Ghi nhớ: Tâm thức chỉ nhận biết về sự vật; tự nó, nó chẳng lành cũng chẳng ác. Chính do nơi các tâm sở, yếu tố tinh thần phụ hợp với tâm thức, mới xác định tính cách thiện ác cho tâm thức.
  • những ai ganh tị, phỉ báng, điếm nhục kẻ khác, thường phải chịu hậu quả trái ngược: kẻ hờn ghen gặp phải khó khăn mà người bị ganh tị lại được thăng tiến
  • "Sự giàu sang của vua chúa, ngự trong cung vàng điện ngọc, trần thiết huy hoàng, được đại thần và cung phi chầu chực bao quanh, nào có khác chi một bọt nước, hiện lên trong chốc lát, trên mặt biển đại dương." (Anantasuriya).

Bản Thể của Tâm (Tâm Thể)



"Tâm có thể đi dạo xa, nó đi lang thang một mình. Nó chẳng có hình dạng vật chất, và trú sở của nó ở trong hang động."

14 thg 6, 2013

Parinibhàna (Bát-Niết-Bàn): "Ðây là những lời cuối cùng của Như Lai"

"Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên các Ông, hãy tinh tấn, chớ phóng dật. Các pháp hữu vi là vô thường. Ðây là những lời cuối cùng của Như Lai."(S.i,157)

10 thg 6, 2013

Phàm con người đã sanh, sanh với búa trong miệng

Phàm con người đã sanh,
Sanh với búa trong miệng,

Kẻ ngu khi nói bậy,

Tự chặt đứt lấy thân.




1) Tại Sàvatthi.

2) Rồi Tỷ-kheo Kokàlika đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Sàriputta và Moggallàna là hạng ác dục. Họ bị ác dục chi phối.

4) Khi được nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Kokàlika:
-- Này Kokàlika, chớ có nói như vậy. Này Kokàlika, chớ có nói như vậy. Này Kokàlika, hãy đặt tin tưởng vào Sàriputta và Moggallàna. Sàriputta và Moggallàna thật là hòa ái.

5) Lần thứ hai, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn đáng tin tưởng, rất đáng tin cậy; nhưng Sàriputta và Moggallàna là hạng ác dục. Họ bị ác dục chi phối.

6) Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Kokalika:
-- Này Kokàlika, chớ có nói như vậy. Này Kokàlika, chớ có nói như vậy. Này Kokàlika, hãy đặt tin tưởng vào Sàriputta và Moggallàna. Sàriputta và Moggallàna thật là hòa ái.

7) Lần thứ ba, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn:
-- ... Họ bị ác dục chi phối.

8) Lần thứ ba, Thế Tôn bảo Tỷ-kheo Kokàlika:
-- ... Sariputta và Moggallàna thật là hòa ái.

9) Rồi Tỷ-kheo Kokàlika từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên phải hướng về Ngài, rồi ra đi.

10) Tỷ-kheo Kokàlika ra đi không được bao lâu, toàn thân mọc lên những mụt nhọt lớn bằng hột cải. Từ hột cải, chúng lớn lên bằng hột đậu xanh (mugga). Từ hột đậu xanh, chúng lớn lên bằng hột đậu lớn (kalàya). Từ hột đậu lớn, chúng lớn lên bằng rolatthi (hột cây jujube, cây táo). Từ hột rolatthi, chúng lớn lên bằng hột kolama. Từ hột kolama, chúng lớn lên bằng hột amala (a-ma-la quả). Từ quả amala, chúng lớn lên bằng quả beluva chưa chín. Từ quả beluva chưa chín, chúng lớn lên bằng quả billa. Từ hình lớn bằng quả billa, chúng nứt vỡ ra, chảy máu và mủ.

11) Rồi Tỷ-kheo Kokàlika do bệnh này bị mệnh chung. Bị mệnh chung, Tỷ-kheo Kokàlika sanh trong địa ngục Sen hồng, với tâm hận thù đối với Tôn giả Sàriputta và Moggallàna.

12) Rồi Phạm thiên Sahampati, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên.

13) Ðứng một bên, Phạm thiên Sahampati bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika đã mệnh chung. Bạch Thế Tôn, sau khi mệnh chung Tỷ-kheo Kokàlika phải sanh vào địa ngục Sen hồng với tâm hận thù đối với Tôn giả Sàriputta và Moggallàna.

14) Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Sau khi nói xong, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ ấy.

15) Rồi Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã qua, liền bảo các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, hồi hôm, Phạm thiên Sahampati, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, này các Tỷ kheo, Phạm thiên Sahampati bạch với Ta: " Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo Kokàlika đã mệnh chung. Và bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika sau khi mệnh chung đã sanh vào địa ngục Sen hồng với tâm thù hận đối với Tôn giả Sàriputta và Moggattàna". Này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Sau khi nói xong, đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta, rồi biến mất tại chỗ.

16) Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, bao nhiêu lâu là tuổi thọ trong địa ngục Sen hồng?

17) -- Thật dài, này Tỷ-kheo, là tuổi thọ trong địa ngục Sen hồng. Không dễ gì tính được là bao nhiêu năm, bao nhiêu trăm năm, bao nhiêu ngàn năm, bao nhiêu trăm ngàn năm.

18) -- Bạch Thế Tôn, có thể tính được chăng bằng một ví dụ?

19) Thế Tôn đáp:
-- Có thể được, này Tỷ-kheo. Này Tỷ-kheo, ví như có một bao hột đậu mè, nặng hai mươi khàrika, theo đo lường ở nước Kosala. Ví dụ sau một trăm năm, một người lấy ra một lần một hột mè. Này Tỷ-kheo, còn mau hơn là bao hột mè, nặng hai mươi khàrika ấy, theo đo lường của nước Kosala, đi đến tiêu hao, đi đến hao mòn do phương tiện ấy, so sánh (với tuổi thọ) ở địa ngục Abhuda. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Abhuda bằng một tuổi thọ ở địa ngục Nirabbuda. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Nirabbuda bằng một tuổi thọ ở địa ngục Ababa. Này-Tỷ kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Ababa bằng một tuổi thọ ở địa ngục Atata. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Atata bằng một tuổi thọ ở địa ngục Ahaha. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Ahaha bằng một tuổi thọ ở địa ngục Kumuda. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Kumuda bằng một tuổi thọ ở địa ngục Sogandhika. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Sogandhika bằng một tuổi thọ ở địa ngục Uppala (Hoa sen xanh). Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Uppala bằng một tuổi thọ ở địa ngục Pundarika (Sen trắng). Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Sen trắng bằng một tuổi thọ ở địa ngục Sen hồng. Này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Kokàlika sanh tại địa ngục Sen hồng với tâm hận thù đối với tôn giả Sàriputta và Moggallàna.

20) Thế Tôn nói như vậy. Sau khi nói như vậy, bậc Thiện Thệ lại nói thêm:
Phàm con người đã sanh,
Sanh với búa trong miệng,

Kẻ ngu khi nói bậy,

Tự chặt đứt lấy thân.

Ai khen kẻ làm bậy,

Ai chê người làm hay,
Tự nhen nhúm bất hạnh,
Do nơi miệng của mình,
Chính do bất hạnh ấy,
Nên không được an lạc.
Nhỏ thay bất hạnh này,
Trong canh bạc rủi may,
Bị tan hoang tài sản,
Trong giờ phút đỏ đen.
Lớn hơn sự bất hạnh,
Hơn mọi bất hạnh khác,
Do tự mình gây nên,
Cho tự ngã của mình.
Ai đối xử ác ý,
Với chư Phật, Thiện Thệ,
Phải trải qua thời gian,
Trăm ngàn nhiều hơn nữa,
Ba mươi sáu và năm,
Trải thời gian thật dài.
Ai với lời và ý,
Phỉ báng bậc Hiền Thánh,
Dùng ác tâm chống đối,
Sẽ sa đọa địa ngục.


Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya; 

Tập I - Thiên Có Kệ; Chương VI: Tương Ưng Phạm Thiên; X. Kokàlika (S.i,119)


 

215. CHUYỆN CON RÙA (Tiền thân Kachapa) 


Con rùa nói lên lời...,
Câu chuyện này, khi ở Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư kể về Kokàlika. Câu chuyện sẽ được kể trong Tiền thân Mahàtakkàra (số 481). Bấy giờ, bậc Ðạo Sư nói:
- Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ nay Kokàlika mới bị hại vì lời nói. Thuở trước, kẻ ấy cũng đã bị hại như vậy.
Rồi bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

*
Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát sanh ra trong gia đình một đại thần, khi lớn lên, trở thành vị cố vấn của vua về thánh sự và thế sự. Nhưng vua có tánh hay nói nhiều. Khi vua nói, không cho ai cơ hội xen vào. Và Bồ tát muốn ngăn chận vua nói nhiều, nên cố tìm một cơ hội.
Lúc bấy giờ, trong khu vực Tuyết Sơn, một con rùa sống ở một hồ nước. Hai con ngỗng trời trẻ đi tìm mồi, đến kết thân với con rùa ấy. Dần dần, chúng trở thành rất thân thiết. Một hôm ngỗng trời con nói với rùa:
- Này bác rùa, chỗ chúng tôi ở tại Tuyết Sơn, trên cao nguyên núi Cittakùta, trong một cái hang bằng vàng, trú xứ rất đẹp. Hãy đi với chúng tôi nhé!
- Làm sao tôi đi được?
- Chúng tôi sẽ đưa bác đi, nếu bác có thể giữ gìn cái miệng của bác và đừng nói một điều gì hết.
- Ðược, tôi sẽ giữ gìn. Hãy đem tôi đi.
Chúng chấp thuận, bảo con rùa ngậm một cây gậy, còn chúng cắn vào hai đầu gậy, rồi bay lên hư không.
Bọn trẻ con trong làng thấy con rùa được các con ngỗng trời trẻ đưa đi như vậy, liền la lên:
- Hai con ngỗng trời mang con rùa lên cái gậy!
Con rùa muốn nói lên: Nếu bạn ta đưa ta đi thì có can hệ gì đến các ngươi, đồ bọn vô loại kia?
Trong khi ấy, hai con ngỗng trời đã bay mau đến khoảng trên cung điện vua trong thành Ba-la-nại. Con rùa vừa nhả cây gậy định nói, liền rơi xuống trong sân trống và bị vỡ làm hai. Khi ấy tiếng ồn ào nổi lên:
- Con rùa rơi trên sân trống đã bị vỡ làm hai rồi!
Vua đem theo Bồ tát, cùng với các đại thần vây quanh, đi đến chỗ ấy, thấy con rùa, hỏi Bồ tát:
- Này bậc Hiền trí, vì sao con rùa này rơi xuống?
Bồ tát suy nghĩ: "Chờ đợi đã lâu, ta muốn giáo huấn vua và đang tìm một phương tiện. Nay thời cơ đã đến. Chắc con rùa này kết thân với những con thiên nga, được chúng đưa đi đến Tuyết Sơn. Chúng bảo rùa ngậm cây gậy và đưa nó đi giữa hư không, rồi có lẽ con rùa nghe lời ai đó nói, không thể giữ gìn cái miệng, nó muốn nói nên nhả cái gậy ra, liền rơi từ hư không xuống như vậy, và đi đến chỗ chết". Và Bồ tát thưa với vua:
- Thưa Ðại Vương, những ai lắm mồm miệng, nói không dừng nghỉ, đều phải gặp tai họa như vậy.
Rồi Bồ-tát đọc các bài kệ này:

Con rùa nói lên lời,
Lời nói tự hại mình,
Tuy khéo ngậm cái gậy,
Mở miệng tự sát hại.
Hãy thấy rõ điều này,
Bậc Nhân chủ vĩ đại,
Hãy nói lên vừa phải,
Cẩn thận nói đúng thời.
Kẻ nào nói nhiều lời,
Như con rùa gặp nạn.
Vua biết Bồ-tát kể chuyện này vì mình liền nói:
- Thưa bậc Hiền trí, có phải vì trẫm mà bậc Hiền trí nói vậy?
Bồ-tát trình bày rõ ràng và trả lời:
- Dù Ðại vương hay người khác, nếu nói quá lượng đều gặp nạn như vậy.
Từ đấy trở đi, vua bỏ tánh nói nhiều và trở thành nguời ít nói.

*
Sau khi thuyết Pháp thoại này, bậc Ðạo Sư nhận diện Tiền thân:
- Lúc bấy giờ, con rùa là Kokàlika, hai con ngỗng trời là hai vị Trưởng lão lừng danh, vua là Ànanda, còn vị đại thần hiền trí là Ta vậy.

-ooOoo-

 

7 thg 6, 2013

Kinh Ngoài Bức Tường (Tirokudda Sutta)

(Kinh Tiểu Tụng--- Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch )

Hãy Tự Mình Thắp Đuốc Lên Mà Đi

'Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình y tựa chính mình, chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác'.

5 thg 6, 2013

Người Con Gái Chăn Ðà La và Vấn Ðề Giai Cấp


Trú Xứ của Một Vị Tỳ-kheo

Trong bài kinh từ Mahāvagga của Tương Ưng Kinh(Sayutta Nikāya) Đức Phật nói: 

Này các Tỳ kheo, xưa có một con chim ưng cái bất ngờ lao xuống và chộp được một con chim cút. Rồi con chim cút, này các Tỳ kheo, trong khi bị con chim ưng cái cắp đi, đã than khóc như vầy: “ Đúng thật là vận rủi của tôi, thật là thiếu phước cho tôi! (Thật đáng đời tôi) vì đã vượt ra ngoài trú xứ của tôi và đi vào lãnh địa của người khác. Nếu hôm nay tôi cứ ở trong khu vực của tổ tiên tôi, thời con chim ưng cái này ắt hẳn không phải là đối thủ của tôi, nếu có xảy ra một cuộc chiến.” 


“Thế, trú xứ của mày là gì? này con chim cút, đâu là khu vực của tổ tiên mày?” 
“Đó là cánh đồng được lưỡi cày lật lên, một nơi phủ đầy những ụ đất đấy.”
  
‘Rồi này các Tỳ kheo, con chim ưng cái không có sự khó khăn trong sự khẳng định sức mạnh của mình, cũng không màng tranh cãi với con chim cút về sức mạnh của nó, thả con chim cút ra và nói, “Cút đi, này chim cút, nhưng ngay cả có đi đến đó mày cũng sẽ không thoát khỏi ta đâu đấy.”
  
‘Thế là, này các Tỳ kheo, con chim cút chạy nhanh vào một cánh đồng đã cày, đến một nơi có đầy những ụ đất, ngồi trên một cái ụ đất lớn và thách thức con chim ưng cái, như vầy, “ Này chim ưng cái, hãy tới đây! Này chim ưng cái, hãy tới đây! “ 
‘ Rồi, này các Tỳ kheo, con chim ưng cái không có sự khó khăn trong sự khẳng định sức mạnh của mình, cũng không màng tranh cãi với con chim cút về sức mạnh của nó, thăng bằng đôi cánh, và lao vút xuống chộp con chim cút.” 
‘Nhưng, này các Tỳ kheo, ngay khi con chim cút biết được rằng con chim ưng cái đã đến thật gần mình, nó bèn lủi nhanh vào trong ụ đất ấy. Và rồi này các Tỳ kheo, con chim ưng vỡ ngực ở (ụ đất) đó. 
‘Số phận cũng sẽ như vậy, này các Tỳ kheo, với một người lang thang ra khỏi trú xứ của mình, vào lãnh địa của người khác. Vì thế, này các Tỳ kheo, chớ có đi ra ngoài trú xứ của mình, chớ có đi vào lãnh địa của người khác. Này các Tỳ kheo, với người nào đi ra ngoài trú xứ của mình, vào lãnh địa của người khác, Mara (Ác ma) sẽ có được lối vào. Mara sẽ tìm được một sự ủng hộ nơi người ấy.’ 
‘Và thế nào, này các Tỳ kheo, không phải là trú xứ của một vị Tỳ kheo, mà là lãnh địa của một người khác? Đó là năm loại dục lạc. Thế nào là năm?’ 
‘ Các sắc do mắt nhận thức, đáng thèm muốn, có sức quyến rũ, thú vị, làm say mê, đầy dục vọng, quyến rũ. Các tiếng, các mùi, các vị, các sự xúc chạm do thân nhận thức, đáng thèm muốn, có sức quyến rũ, thú vị, làm say mê, đầy dục vọng, quyến rũ. Này các Tỳ kheo, đây không phải là trú xứ của một vị Tỳ kheo, mà là lãnh địa của một người khác.’ 
‘Này các Tỳ kheo, các ông hãy giới hạn chỗ trú xứ của mình, giữ khu vực của tổ tiên mình. Với những ai giới hạn trong trú xứ của mình, giữ khu vực của tổ tiên mình, Mara sẽ không có được lối vào. Mara sẽ không  tìm được một sự ủng hộ nơi các ông.’ 
‘ Và thế nào này các Tỳ kheo, là trú xứ của một vị Tỳ kheo? Thế nào là khu vực của tổ tiên vị ấy? Đó là bốn niệm xứ.’ 


4 thg 6, 2013

14 Điều Tâm Niệm


1: Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình

Kinh Pháp Cú

          

Thế À !


Sống Theo Pháp

Lúc bấy giờ một vị Tỳ kheo đến thăm viếng Đức Thế Tôn, sau khi đến vị ấy đảnh lễ Đức Thế Tôn, đản lễ xong vị ấy ngồi xuống một bên. Ngồi xong, vị ấy nói với Ngài như sau :

‘ Bạch Thế Tôn, người ta nói : Sống theo Pháp, sống theo Pháp ! Bạch Thế Tôn, một vị Tỳ kheo sống theo Pháp là thế nào ?’

Thế Nào Là Tinh Tấn Không Ngừng ?

Trong kinh Cara Sutta của Bộ Itivuttaka, Đức Phật đưa ra một định nghĩa rất rõ ràng về một vị Tỳ kheo lười biếng và một vị Tỳ kheo siêng năng. Trong bài kinh ấy, Ngài nói như sau:

Suy xét về năm nguy hiểm đang đe dọa

Trong Cuốn Năm của Anguttara Nikāya (Tăng Chi Kinh), Đức Phật nói rằng có năm nguy hiểm đang đe dọa:

‘ Này các Tỳ kheo, nếu vị Tỳ kheo nào nhìn thấy năm nguy hiểm đang đe dọa này, thật là vừa đủ cho vị ấy để sống không dễ duôi, nhiệt tâm, với tâm quyết định thành tựu những gì chưa thành tựu, đạt đến những gì chưa đạt đến, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Năm nguy hiểm ấy là gì?’

‘ (1) Ở đây, này các Tỳ kheo, vị Tỳ kheo suy xét như vầy: “ Bây giờ ta còn trẻ, còn thanh niên, tuổi trẻ, tóc đen nhánh, trong tuổi thanh xuân, trong giai đoạn đầu của cuộc đời. Nhưng một thời nào đó sẽ đến khi mà thân xác này sẽ bị gò bó trong tuổi già. Mà người bị tuổi già khuất phục thì không dễ gì suy tưởng những Lời Dạy của Đức Phật, thật không dễ cho người ta để sống trong những nơi hoang vu hay rừng núi, hay trong những chỗ ở hẻo lánh. Trước khi tình trạng không ai muốn này,tình trạng không đáng ưa, không vừa ý này, đến với ta, trước khi đó, ta hãy thu hết nghị lực để thành tựu những gì chưa thành tựu, đạt đến những gì chưa đạt đến, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ, nhờ chứng đạt trạng thái đó ta sẽ sống an vui, dù có bị già.”

Giấc Mơ Lạc Quan Của Một Con Ong


Bốn Loại Trẻ Tuổi Không Nên Khinh Thường