5 thg 2, 2014

Luận giải Kinh Sa Môn Quả ( trích dẫn)

Evaṃ mahato anatthāya saṃvattati yathayidaṃ, bhikkhave, pamādo”.
“Này các Tỳ-khưu,về phương diện nội phần, Ta không thấy một pháp nào mang đến bất lợi như vậy, này các Tỳ-khưu như phóng dật”().



Đức Phật có tuyên bố: Đức Ānanda là vị đệ nhất trong hàng đệ tử Tỳ-khưu về 5 hạnh:
- Hạnh “nghe nhiều” (bahussutānaṃ).
Hạnh “trí nhớ tốt đẹp (satimantānaṃ).
- Hạnh “cử chỉ khả ái” (gatimantānaṃ).
- Hạnh “kiên trì” (dhitimantānaṃ).
- Là vị thị giả tối thắng (upaṭṭhākānaṃ) ().
Đức Ānanda là vị thị giả sau cùng của Đức Thế Tôn, Ngài theo hầu Phật suốt 25 năm cuối trong cuộc đời của Đức Phật, tức là Đức Ānanda chính thức là thị giả của Đức Phật khi Đức Thế Tôn được 55 tuổi thọ.



- Khái niệm thời gian liên quan đến sự kiện. Như:
"Cattarome, bhikkhave, kālā. Katame cattāro?
Này chư Tỳ-khưu, có bốn thời gian. Thế nào là bốn?
-"Kālena dhammassavana, kālena dhammasākaccā, kālena sammasanā, kālena vipassanā:
"Thời giảng pháp, thời đàm luận, thời tu tập (thiền) chỉ, thời tu tập (thiền) quán…"().
Và “thời” ở đây được dùng theo nghĩa xác định.
Như trong ngày, Đức thế Tôn có 5 việc làm:
- Buổi sáng Ngài đi khất thực (pubbaṇhe piṇḍapātaṃ).
Xế chiều thuyết pháp đến hàng cư sĩ (sāyaṇhe dhammadesanaṃ).
- Chiều tối giáo giới chư Tỳ-khưu (padose bikkhu ovādaṃ).
- Vào nửa đêm trả lới những câu hỏi của chư thiên (aṭṭharatte devapañhānaṃ).
- Gần sáng, Ngài quán xét thế gian tìm kẻ hữu duyên nên tế độ (paccūseva gote kāle bhabb’ābhabbe)().
Cũng vậy, chư Tỳ-khưu có thời khóa biểu trong ngày để: Giảng pháp, đàm luận pháp. Tu tập thiền chỉ, tu tập thiền quán.
Khái niệm thời gian liên hệ đến hoạt động.
Như "thời gian đi, thời gian ngồi…"
"Asappāyakiriyā ārogyassa paripantho".
"Hành động không thích ứng (asappāyakiriyā) là chướng ngại cho  bịnh"().
Ý nghĩa của Phật ngôn này là: Thời gian đi, đứng, nằm, ngồi phải cân bằng nhau, thời gian hoạt động thích ứng theo việc làm hợp lý sẽ giúp cho cơ thể ngăn trừ được bịnh.





Tôn chỉ của Đấng Như lai là "không tranh luận với thế gian".
- “Này Hiền giả, theo lời dạy của Ta, trong thế giới với chư Thiên, Mara và Phạm thiên, với các chúng Sa-mônBà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời…. Này Hiền giả, như vậy là quan điểm của Ta, như vậy là lời Ta giảng dạy().
Ngài cảm thán rằng:
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỳ-khưu, người nói Pháp không tranh luận bất cứ với một ai ở đời”().
Mục đích của Đức Phật chỉ tế độ chúng sinh bằng pháp, đưa chúng sinh thoát ra khổ nạn luân hồi.

Đức Thế Tôn được xem như "một nhân vật đáng kinh sợ”, khó có thể thắng được bằng “luận chiến”.
Chính một du sĩ nổi tiếng đương thời là Nigaṇṭha Saccaka đã từng luận chiến với 6 vị tôn chủ, và đã làm cho 6 vị tôn chủ này phải phẫn nộ, tức tối().
Nhưng chính Saccaka đã bị Đức Thế Tôn nhiếp phục, đến nỗi Saccaka phải tuyên bố:
"Thưa Tôn giả Gotama, có thể có sự an toàn cho một người chiến đấu với con voi điên, nhưng không có sự an toàn cho một người chống lại Tôn giả Gotama.
"Thưa Tôn giả Gotama, có thể có sự an toàn cho một người chiến đấu chống đám lửa rừng, nhưng không có sự an toàn cho một người chống lại Tôn giả Gotama.
"Thưa Tôn giả Gotama, có thể có sự an toàn cho một người chiến đấu với con rắn độc dữ tợn, nhưng không có sự an toàn cho một người chống lại Tôn giả Gotama" ().
Hay du sĩ Sabhiya học được những câu hỏi từ vị thiên nhân, Sabhiya mang hỏi 6 vị tôn chủ dị giáo, chẳng những không trả lời được họ còn biểu lộ sự phẫn nộ. 
Du sĩ Sabhiya mang những câu hỏi ấy đến hỏi Đức Phật, Ngài giải đáp rõ ràng và Sabhiya trở thành vị Tỳ-khưu A-la-hántrong Pháp luật này().
Những kỳ thoại ấy hẳn được lan rộng và đến tai 6 v tôn chủ dị giáo.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét