"Sabbe satta avera hontu,
Abyapajja hontu,
Anigha hontu,
Sukhi attanam pariharantu."
có nghiã là:
1.- Nguyện cầu mọi chúng sanh vượt khỏi mọi hiểm nguy.
2.- Nguyện cầu mọi chúng sanh thoát khỏi mọi thống khổ tâm linh (domanassa) và được an tâm.
3.- Nguyện cầu mọi chúng sanh tránh khỏi mọi đau khổ thể chất và được khoẻ mạnh.
4.- Nguyện cầu mọi chúng sanh được phát đạt và sống lâu.
trao chuyển tâm bi (Karuna)
khi ban rải tâm bi, ta đọc bài
kệ tiếng Pali Dukkha muccantu, kệ Thoát khổ, có nghiã là: "Nguyện
cầu họ thoát khỏi mọi thống khổ đang đè
nặng."
trao chuyển tâm hỉ (Mudita)
"Yathaladdhasampattito ma vigacchantu"
có nghiã là: "Nguyện cầu họ chẳng mất đi sự thắng lợi hay hanh phúc mà họ đã đạt được."
trao chuyển tâm xả (Upekkha)
Muốn làm phát khởi tâm sở nầy, ta suy nghĩ: "Mọi người đều mang lấy nghiệp (Kamma) của riêng mình, cũng như là tài sản, sở hữu của mình vậy; điều lành hay đìều dữ xãy ra cho họ, cũng đều do nghiệp riêng của họ."
có nghiã là: "Nguyện cầu họ chẳng mất đi sự thắng lợi hay hanh phúc mà họ đã đạt được."
trao chuyển tâm xả (Upekkha)
Muốn làm phát khởi tâm sở nầy, ta suy nghĩ: "Mọi người đều mang lấy nghiệp (Kamma) của riêng mình, cũng như là tài sản, sở hữu của mình vậy; điều lành hay đìều dữ xãy ra cho họ, cũng đều do nghiệp riêng của họ."
Bốn Brahmaviharas hay tứ vô luợng tâm là bốn tâm
trạng thánh thiện và cao thượng, có nhiều sự phổ chiếu khác nhau. Tâm
từ chíếu rọi lòng thương thân ái đến mọi
chúng sanh. Tâm bi chiếu rọi lòng trắc ẩn và xót thương
đến các chúng sanh còn
đang đau khổ. Tâm hỉ lấy sự
thành tựu của chúng sanh làm đối tượng và
chiếu rọi lên niềm hân hoan vị tha. Tâm xả nhìn thấy mọi chúng sanh
đang mang lấy nghiệp và phóng
chiếu sự quân bình tĩnh lặng đến họ.
Do vậy, cần nên để ý rằng một người chẳng
thể nào, cùng một lúc mà chiếu rọi cả bốn tâm vô lượng
(Brahmaviharas) đến mọi chúng sanh hay
đến cho riêng một người. Điều thứ hai
cần nên lưu ý là, khi ta muốn ban rải các làn sóng tư tưởng của
tâm từ một cách có hiệu quả, ta phải đọc
tụng bốn câu kệ tiếng Pali "Avera hontu... pariharantu..."
hay bản dịch ra tiếng điạ phương, với cả sự
chú tâm nhiệt thành. Đối với các tâm
sở khác về tâm bi, tâm hỉ, tâm xả, cũng nên như vậy.
Đọc tụng thuộc lòng suông câu kệ Pali mà chẳng hiểu nghiã, hay với tâm lơ
đãng, thiếu sự mong muốn thành khẩn,
chẳng đem đến hiệu quả nào. Thời bây
giờ, các lễ nghi làm cho có lệ, thảo thảo cho xong, rất thường thấy trong
giới Phật tử. Vì lẽ đó mà những tín
đồ thuần thành và sùng
đạo cần nên nêu gương lành cho các
đoàn hậu tấn noi theo.
Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng
Hòa thượng Janakabhivamsa
U Ko Lay dịch sang Anh ngữ
Cư sĩ Thiện Nhựt dịch sang Việt ngữ
Hòa thượng Janakabhivamsa
U Ko Lay dịch sang Anh ngữ
Cư sĩ Thiện Nhựt dịch sang Việt ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét