8 thg 5, 2018

VẤN ĐỀ THIÊN XỨ

VẤN ĐỀ THIÊN XỨ
( DEVADŪTA )
Tất cả chúng sanh trong đời đều có thiên hướng khác nhau , mỗi người có một cơ tánh riêng biệt nhưng nếu xét trên khía cạnh tổng quát thì tất cả chỉ nằm trong bốn trường hợp sau đây :
1- Thích sống thiện hơn sống ác
2- Vừa thích tu thiện mà cũng ưa tạo ác
3- Tánh thích tạo ác hơn tu thiện
4- Tánh thuần ác , chỉ nghiêng về điều ác .
Hạng đầu tiên tới giờ cận tử chỉ cần nhờ tới đại công đức của mình cũng đủ tái sanh lạc cảnh . Sự hồi tưởng công đức của hạng này vô cùng dễ dàng .
Hạng thứ hai tới lúc cận tử phải cố sức nghĩ về những thiện sự của mình đã làm hoặc phải có người khác nhắc nhở luôn miệng mới hy vọng tránh khỏi đọa xứ . Nếu chính mình phóng dật hoặc thế sự nhắc nhở thì rất dễ dàng vọng niệm mà sa đọa .
Hạng thứ ba vốn liếng công đức kém hơn những ác nghiệp đã huân tập nên không thể tự mình gợi lại các thiện sự đã làm bởi chúng quá ít oi , cho nên tới lúc cận tử ấy phải cần có người nhắc nhở , mà sự nhắc nhở ấy đòi hỏi phải có sức tác động mạnh , một lời nhắc nhở chí thiết và sâu sắc chớ không thể hời hợt lỏng lẻo .
Riêng về hạng người thứ tư thì chỉ có thể tránh khỏi đọa xứ khi được sự giúp đỡ của Đức Phật và các đại thinh văn hoặc nhờ vào một công đức nào đó trong đời quá khứ , mà thường điều này rất mong manh . Đối với hạng thứ tư này khi đã sinh vào địa ngục thì không có cái may mắn được gặp Diêm Vương .
Còn hạng thứ hai , thứ ba khi xuống địa ngục có thể được gặp Diêm Vương để vị này nhắc nhở hồi tưởng lại công đức cũ , nhờ vậy may ra có thể thoát khỏi địa ngục . Tức là khi gặp hai hạng người này quỷ sứ sẽ dẫn họ tới diện kiến Diêm Vương , vị ấy sẽ hỏi họ về các hiện tượng thiên sứ rằng :
- Khi thấy cảnh sanh, già , đau , chết trong đời người có biết tu tỉnh thân tâm ; tạo trữ công đức chăng ?
Nếu những tội nhân đó nhớ lại phước báu của mình đã làm khi ở cõi người thì lập tức thoát khỏi địa ngục để tái sinh làm người hay trời . Nếu những tội nhân ấy không nhớ được gì thì Diêm Vương sẽ nói với họ như sau :
-Mọi nghiệp sự của ngươi đã làm không phải do cha mẹ , vợ chồng , con cái , thầy tổ , chư thiên hay bất cứ người nào khác , vì vậy ngươi phải tự chịu trách nhiệm về những nghiệp sự đó , không ai có thể gánh vác các dị thục quả đó thay ngươi đâu làm sao thì chịu vậy .
Diêm Vương sẽ gợi ý cho các tội nhân ấy nhiều lần nếu họ tự nhớ thì thôi , bằng như không thể nhớ được thì Diêm Vương sẽ suy nghĩ : “ Người này khi ở cõi người có tạo công đức gì không nhỉ ?”
-Nếu những ai lúc còn mang thân nhân loại biết tạo trữ phước báu và hồi hướng đến các Diêm Vương thì khi họ bị sanh vào địa ngục , các vị Diêm Vương sẽ nhớ lại được công đức của người ấy đã tạo vì các vị đó đã có nhận phước từ người ấy .
-Nếu người ấy có tạo mười công đức mà quên hồi hướng cho Diêm Vương thì Diêm Vương không thể nhớ giùm họ những công đức ấy khi quán xét thấy không thể giúp cho người đó được gì , bởi không nhớ họ đã tạo phước gì để gợi ý cho họ hồi tưởng , thì Diêm Vương sẽ ngồi im lặng . Lúc đó các quỷ sứ sẽ lôi người ấy để trừng trị một cách thích đáng với những ác nghiệp đã tạo .
-Nếu các Diêm Vương nhớ được người ấy đã tạo công đức gì thì các vị ấy sẽ nhắc trực tiếp cho người ấy nhớ , nhờ vậy anh ta sẽ được thoát cảnh địa ngục .
Vì vậy khi làm công đức gì , chúng ta không nên quên Diêm Vương , phải nhớ hồi hướng đến họ ; họ sẽ giúp đỡ chúng ta một cách hiện hữu và đắc lực khi một mai chúng ta lỡ sinh vào địa ngục của họ .
SƯ GIÁC NGUYÊN-TOẠI KHANH

nguồn FB @ Simsapa

6 thg 5, 2018

Vị trí các địa ngục

VỊ TRÍ CÁC ĐỊA NGỤC
Tám địa ngục nằm trong lòng địa cầu của nhân loại , ngay phía dưới chân Diêm Phù ( Ấn Độ). Địa cầu này dày 240.000 do tuần ( hai trăm bốn mươi nghìn do tuần ) . 1/2 lớp dưới phía trên được gọi là Pamsupathavi lớp này dày một ức hai mươi nghìn do tuần . Còn phấn lõi của địa cầu thì được gọi là Silāpathavī ,( bạch địa ) , dày một ức hai mươi ngàn do tuần .
Và trong lòng đất sâu đó , mỗi đại địa ngục cách nhau 15 ngàn ( mười lăm nghìn) do tuần . Từ mặt đất của châu Diêm Phù Đề đổ xuống lòng địa cầu 15 nghìn do tuần thì tới đại địa ngục Sañjīva . Từ đại địa ngục Sañjvīva đi xuống đại địa ngục Kālsutta xuống đại địa ngục Sanghāta xuống đại địa ngục Rarava cũng vậy . Cứ thế Rorava với Mahātāpana , Mahātāpana với Avīci cũng đều trên dưới nhau 15 ngàn do tuần .
Nghĩa là từ mặt địa cầu trở xuống 15 ngàn do tuần là tầng địa ngục đầu tiên và cứ thế 8 tầng nằm chồng lên nhau . Mặt đất ( dày 240.000 do tuần ) này được nằm trên một lớp nước dày 480.000 do tuần . Tầng nước này lại nằm trên một lớp gió dày 960.000 do tuần . Một do tuần tương đương với 13 dặm Anh ( Mile ) tức bằng 20 cây số ( kilometre ) . Hết lớp gió là một khoảng hư không . Khoảng hư không này được gọi là hetthima-ajātākāsa ( thượng tầng hư không ) còn các đa khổ địa ngục ( hay còn gọi là các tiểu địa ngục ) thì nằm phụ cận với các đại địa ngục cũng có hoặc nằm rải rác ở khắp các nơi như núi , rừng , biển cả , hay những hoang địa xa xôi không có người .
SƯ GIÁC NGHUYÊN-TOẠI KHANH

4 thg 5, 2018

rải tâm từ đến mức mà người lãnh tâm từ đó có thể cảm nhận được

 “Làm sao một hành giả rèn luyện kỹ năng rải tâm từ đến mức mà người lãnh tâm từ đó có thể cảm nhận được?”
Hôm kia, chúng ta đã giải thích rằng tâm từ mettā (lòng nhân từ) có năng lực của nó. Chỉ mới đây, chúng ta tụng kinh lòng nhân từ, chúng ta đã tụng bài Kinh Từ Bi Karaṇīya Mettā Sutta. Bạn cảm thấy thế nào sau khi tụng bài Kinh đó? Bạn cảm thấy mệt hay bạn cảm thấy bình an, nhẹ nhàng và hoan hỷ? Bạn có loại cảm xúc gì? Bạn không biết ư? Bạn phải cảm thấy điều gì đó chứ.
Rải tâm từ mettā trong thiền định
Điều này khác với cách Đức Phật hành trì. Khi Ngài rải tâm từ mettā, Ngài nhập thiền jhāna. Bạn có thể nhập lên đến Tam thiền jhāna và rải tâm từ. Vào lúc đó, tâm rất mạnh. Cũng vậy, tâm từ mettā có năng lực. Vì vậy, nếu bạn có thể thực hành tâm từ mettā đến Tam thiền jhāna, nó rất là oai lực. Đó là lí do chúng tôi khuyến khích bạn chỉ cần gửi đi những ý nghĩ của lòng từ mettā, “Mong cho tất cả chúng sinh thoát khỏi mọi hiểm nguy, mong cho tất cả chúng sinh thoát khỏi mọi khổ tâm…” Tất nhiên bạn có chủ ý tốt đẹp khi làm như thế. Bạn cũng có thiện nghiệp kusala kamma từ đó, vì vậy nó không lãng phí sự tinh tấn. Thông qua cách chúng ta vừa mới tụng kinh đây, thì cũng có thật nhiều thiện nghiệp kamma, nhưng về năng lực, chất lượng của tâm từ mettā là khác nhau. Nó là tốt nhất nếu chúng ta có thể thực hành đến khi chúng ta đắc thiền jhāna định. Để nhập thiền jhāna, chúng ta cần phải lấy một hình ảnh của một người để làm đề mục, làm cho nó ổn định trong tâm mình rồi rải tâm từ mettā từ trái tim mình đến người đó.
Tâm từ của Đức Phật Buddha
Khi bạn đang rải tâm từ mettā, nó không giống như trường hợp của Đức Phật người có đầy oai lực. Ngài chỉ chiếu ánh sáng của Ngài lên người đó. Ngay khi ánh sáng đó chạm đến sắc thân của người ấy, thì vị ấy tự động cảm thấy tâm được mát mẻ. Không cần thiết để Đức Phật Buddha rải tâm từ mettā. Ngài chỉ cần chiếu ánh sáng và người đó sẽ cảm thấy tâm mình được mát mẻ, và trở nên bình an, tĩnh lặng và thanh tịnh.
Khi Đức Phật Buddha rải tâm từ mettā đến bạn, bạn có thể định tâm ngay lập tức. Tâm từ mettā mà Đức Phật Buddha có, tâm từ mettā đó có thể làm cho bạn cảm thấy rất bình an và tĩnh lặng. Đó là vì sao khi Đức Phật Buddha muốn thuyết Pháp Dhamma cho ai, Ngài không dạy niệm hơi thở ānāpānasati hay nhập đến Tứ thiền jhāna. Sau khi rải tâm từ mettā đến người đó, Ngài giảng giải về sự sinh và diệt của danh sắc nāma rūpa. Nó có thể chỉ là một bài Pháp Dhamma thoại ngắn. Nhưng sau đó, người ấy có thể trở nên giác ngộ. Vị ấy có thể trở thành một A la hán arahant bởi vì Đức Phật Buddha đã giúp vị ấy có định tâm.
Đó là vì sao khi Đức Phật rải tâm từ mettā ngay cả loài súc sanh cũng có thể nhận tâm từ mettā được truyền đi bởi năng lực của Ngài, năng lực của tâm từ mettā. Bạn có tin không? Hãy thử nó vào ngày mai! Hãy rải tâm từ cho tôi và tôi sẽ xem tôi có nhận được nó hay không!


source: FB @ Peace Calm

3 thg 5, 2018

Các Chúng Sanh Có Duyên Với Nhau

Bất Tín (S.ii,159)
... Trú ở Sàvatthi.
I
Các Chúng Sanh Có Duyên Với Nhau
Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
- Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ác tuệ.
- Kẻ tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tín. Kẻ biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biết thẹn. Kẻ biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biết sợ. Kẻ nghe nhiều cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ nghe nhiều. Kẻ tinh cần cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tinh cần. Kẻ trì niệm cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ trì niệm. Kẻ trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ trí tuệ.
Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau.
- Kẻ bất tín đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với kẻ ác tuệ.
- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Kẻ bất tín sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn... với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với kẻ ác tuệ.
- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn... với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ác tuệ.

người đàn bà có năm sức mạnh

Họ Ðuổi Ði (S.iv,247)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh.
3) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình. Và này các Tỷ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình.
4) Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh, nhưng không có sức mạnh nhan sắc, thời họ để người đàn bà ấy ở trong gia đình, không có đuổi đi. Và này các Tỷ-kheo, người đàn bà có sức mạnh giới hạnh, nhưng không có sức mạnh tài sản, thời họ để người đàn bà ấy ở trong gia đình, không có đuổi đi. Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh, nhưng không có sức mạnh bà con, họ để người đàn bà ấy ở trong gia đình, không có đuổi đi. Này các Tỷ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh, nhưng không có sức mạnh con trai, thời họ để người đàn bà ấy ở trong gia đình, không có đuổi đi.
5) Này các Tỷ-kheo, đây là năm sức mạnh của người đàn bà.

WORTH WHILE

WORTH WHILE
It is easy enough to be pleasant,
    When life flows by like a song,
But the man worth while is one who will smile,
    When everything goes dead wrong.
For the test of the heart is trouble,
    And it always comes with the years,
And the smile that is worth the praises of earth,
    Is the smile that shines through tears.
It is easy enough to be prudent,
    When nothing tempts you to stray,
When without or within no voice of sin
    Is luring your soul away;
But it's only a negative virtue
    Until it is tried by fire,
And the life that is worth the honor on earth,
    Is the one that resists desire.
By the cynic, the sad, the fallen,
    Who had no strength for the strife,
The world's highway is cumbered to-day,
    They make up the sum of life.
But the virtue that conquers passion,
    And the sorrow that hides in a smile,
It is these that are worth the homage on earth
    For we find them but once in a while.

Poems of sentiment by Ella Wheeler Wilcox
Chicago, IL : W. B. Conkey Company, c1906.


Thiền Sư Goenka Trả Lời Về Nghiệp

Thiền Sư Goenka Trả Lời Về Nghiệp.

Hỏi: Không có chuyện gì xảy ra tình cờ, không có nguyên nhân sao?
Goenkaji: Không có gì xảy ra mà không có nguyên nhân cả. Đó là điều không thể có được. Đôi khi các giác quan và tri thức giới hạn của chúng ta không thể thấy rõ nó, nhưng điều đó không có nghĩa rằng không có nhân.
Hỏi: Có phải ngài nói rằng mọi việc trong đời này đã được tiền định?
Goenkaji: Đúng vậy, chắc chắn những nghiệp quá khứ của chúng ta sẽ cho ra quả, hoặc tốt hoặc xấu. Những quả này sẽ quyết định loại cuộc sống chúng ta sống, hoàn cảnh chung trong đó chúng ta sống. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng điều gì xảy ra với chúng ta cũng đã được tiền định, hay được quy định bởi những nghiệp quá khứ của chúng ta, và không gì khác có thể xảy ra. Không đúng như thế. Nghiệp quá khứ ảnh hưởng đến dòng sống của chúng ta, hướng chúng ta đến những trải nghiệm vui hay buồn (tương ứng với nghiệp chúng ta đã tạo) trong cuộc sống. Nhưng nghiệp hiện tại cũng quan trọng không kém.
Thiên nhiên đã cho chúng ta khả năng để trở thành chủ nhân của những nghiệp hiện tại của chúng ta. Với quyền làm chủ ấy chúng ta có thể thay đổi được tương lai của chúng ta.
Hỏi: Nhưng chắc chắn nghiệp của người khác cũng ảnh hưởng đến chúng ta chứ?
Goenkaji: Dĩ nhiên.
Chúng ta bị ảnh hưởng bởi những người chung quanh chúng ta và bởi môi trường chung quanh chúng ta, và chúng ta cũng ảnh hưởng tới họ nữa.
Chẳng hạn như, nếu đa số mọi người đều ủng hộ bạo lực, chiến tranh va sự hủy diệt sẽ xảy ra, khiến nhiều người phải khổ.
Nhưng nếu con người bắt đầu thanh tịnh tâm của họ, bạo lực không thể xảy ra.
Căn nguyên của vấn đề nằm trong tâm của mỗi người, bởi vì, suy cho cùng, xã hội là do các cá nhân tạo thành.
Nếu mỗi người tự thay đổi mình, thời xã hội sẽ thay đổi, lúc đó chiến tranh và sự hủy diệt sẽ trở thành những sự kiện hiếm hoi.
(Questions and Answers.
Q: Aren’t there any chance happenings, random occurrences without a cause?
Goenkaji: Nothing happens without a cause.
It is not possible.
Sometimes our limited senses and intellects cannot clearly find it, but that does not mean that there is no cause.
Q: Are you saying that everything in this life is predetermined?
Goenkaji: Well, certainly our past actions will give fruit, good or bad.
They will determine the type of life we have, the general situation in which we find ourselves.
But that does not mean that whatever happens to us is predestined, ordained by our past actions, and that nothing else can happen.
That is not the case.
Our past actions influence the flow of our life, directing them towards pleasant or unpleasant experiences.
But present actions are equally important.
Nature has given us the ability to become masters of our present actions.
With the mastery we can change our future.
Q: But surely the actions of others also affect us?
Goenkaji: Of course.
We are influenced by the people around us and by our environment, and we keep influencing them as well.
If the majority of people, for example, are in favour of violence, then war and destruction occur, causing many to suffer.
But if people start to purify their minds, then violence cannot happen.
The root of the problem lies in the mind of each individual human being, because society is composed of individuals.
If each person starts changing, then society will change, and war and destructions will become rare events.)

sourse : FB @ TK Pháp Thông

Sức Mạnh

Sức Mạnh
1.- Này các Tỷ-kheo, có tám sức mạnh này. Thế nào là tám?
2. Này các Tỷ-kheo, sức mạnh của con nít là khóc; sức mạnh của đàn bà là phẫn nộ; sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí; sức mạnh của các vua chúa là uy quyền; sức mạnh của kẻ ngu là kêu ca, oán trách; sức mạnh của bậc Hiền trí là thận trọng; sức mạnh của vị nghe nhiều là suy xét; sức mạnh của Sa-môn, Bà-la-môn là nhẫn nại.
Này các Tỷ-kheo, đây là tám sức mạnh.
Tăng Chi Kinh - HT Minh Châu.

(Powers
“Bhikkhus, there are these eight powers. What eight? (1) The power of children is weeping; (2) the power of women is anger;
(3) the power of thieves is a weapon; (4) the power of kings is sovereignty; (5) the power of fools is to complain; (6) the power of the wise is to deliberate; (7) the power of the learned is reflection; (8) the power of ascetics and brahmins is patience. These are the eight powers.

FB @ TK PHÁP THÔNG

PHẬT MÔN BÍ DƯỢC- Toại Khanh sưu khảo

PHẬT MÔN BÍ DƯỢC
Toại Khanh sưu khảo


Năm nay tôi đã gần bốn mươi tuổi, nhưng nếu tiền nghiệp cho sống đến trăm tuổi mà có ai hỏi về phép trường sinh ích thọ thì trước sau tôi cũng cho họ mỗi toa thuốc này. Phù âm ích dương, tráng khí bổ huyết, tiêu độc nhuận trường, tất thảy đều có thể dùng mỗi bài thuốc này. Tùy theo bệnh trạng và thể chất mỗi người mà liều lượng linh động gia giảm cho thích hợp.
Người xuất gia đúng nghĩa thường như mây ngàn hạc nội, tứ hải vi gia và đại giang nam bắc đều là những quán trọ. Bước đường trôi nổi xô giạt này thường có lắm hiểm nạn. Thôi thì độc chưởng, ám khí, đắng ngọt đủ cả, và lành ít dữ nhiều. Dặm trường không bạn, trăm sự tự liệu. Vì đó mà kẻ hành tẩu ít nhiều cũng phải có sẵn vài ba bí phương phòng thân. Nội dung của bài thuốc này dẫn xuất từ bài thiệu thứ hai của Phật điển Trung Bộ.
Trước sau bài thuốc chỉ có bảy vị:
1) Tri Kiến Tuyết Liên: Có những tục lụy phải được chấm dứt bằng cái nhìn quán chiếu như thật. Sự hiện hữu của muôn loài chỉ là sự kết nối của năm uẩn vốn vô thường, khổ, không. Không hề có một con sông hay biển cả nào trong những giọt nước.
2) Hộ Căn Kỳ Sâm: Có những tục lụy phải được giải quyết từ sự phong bế các đại huyệt mà Phật gia gọi là Lục Căn không để bát phong thần chưởng của nhân gian xô động. Phòng cháy luôn tốt hơn chữa cháy. (được/mất, nhục/vinh, khen/chê, khổ/vui)
3) Thọ Dụng Sâm Thương Thảo: Có khi tục lụy được giải quyết bằng sự sử dụng khôn ngoan vài thứ vật chất nhu yếu như thêm dầu vào đèn, tưới nước vào cây. Đời tu không sao phủ nhận triệt để mọi tiếp liệu, nhưng phải luôn ở mức Cần và Đủ.
4) Kham Độc Thần Sa: Đôi lúc tục lụy được dàn xếp chỉ bằng chút khả năng gồng mình chịu đựng của hành giả. Từ nắng gió mưa sương đến những trò đời nghiệt ngã đều phải được đón nhận bằng hai hàm răng cắn chặt. Bị đau nhưng không để khổ, bị thất nhưng không bại, nghèo nhưng không hèn, nhẫn mà không nhục.
5) Đào Tị Lăng Ba Thủy: Nhiều lúc tục lụy phải được chấm dứt bằng sự lẩn tránh. Không phải lúc nào sự đương đầu đối mặt cũng là thượng sách khi mà hành giả chưa đủ nội lực hoặc sự va chạm đó không thực sự cần thiết mà chỉ làm tiêu hao tâm huyết.
6) Khu Tà Tục Cốt Tán: Có những trường hợp tục lụy cần được chấm dứt bằng sự trực diện để nhổ cỏ tận gốc. Biết đó là ác niệm độc hại thì lập tức đối trừ không lần lửa.
7) Huân Tu Tráng Lực Đơn: Là trường hợp các tục lụy được giải quyết bằng việc tu tập các Giác Chi theo thế đối trọng. Thiện đến thì ác đi. Trong một không gian nội tâm không thể cùng lúc hiện hữu hai món tương khắc. Bởi xưa nay chánh tà bất lưỡng lập.
Thánh hiền ba đời vẫn tự tại trong đời bằng bảy phương thần dược đó. Phàm nhờ đây mà ra thánh và thánh cũng theo đó mà an lạc suốt buổi bình sinh.
Mong thiên hạ lại vui trong mùa đông về, như tôi vẫn ngày ngày an lạc. Vì suy cho cùng cuộc đời có bao nhiêu mà hững hờ Phật pháp và trong lòng những hành giả trên đường về Kusinara thì hôm qua hay hôm nay cũng là một ngày như mọi ngày mà thôi. Mong thay!
Toại Khanh sưu khảo