BẬC TUỆ GIẢI THOÁT - BẬC CÂU PHẦN GIẢI THOÁT
__Dù Các Vị có tu tập cái nào trước thì cũng sẽ xuất hiện Tam Tướng Vô Lậu:
Khi vị ấy tu tập Giới Hạnh (tập khởi từ chánh kiến) thì vị ấy sẽ có Chánh Định.
Khi vị ấy tu tập Chánh Định (tập khởi từ giới hạnh) thì vị ấy sẽ có Trí Tuệ.
Khi vị ấy tu tập Trí Tuệ (tập khởi từ chánh định) thì vị ấy sẽ có Giới Hạnh.
Khi vị ấy tu tập Chánh Định (tập khởi từ giới hạnh) thì vị ấy sẽ có Trí Tuệ.
Khi vị ấy tu tập Trí Tuệ (tập khởi từ chánh định) thì vị ấy sẽ có Giới Hạnh.
"Tôn giả Gotama, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh; người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời. Tôn giả Gotama, cũng như lấy bàn tay rửa bàn tay, lấy bàn chân để rửa bàn chân; cũng vậy, Tôn giả Gotama, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh. Người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời.
22. - Thật như vậy, này Bà-la-môn . Này Bà-la-môn, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh. Người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời."
(Trường Bộ Kinh số 4. Kinh Sonadanda)
__Bậc Câu Phần Giải Thoát:
"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc câu phần giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, sau khi thân đã chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là hạng người câu phần giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói rằng không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được vị này làm, nhờ không phóng dật, vị ấy không có thể trở thành phóng dật."
__Bậc Tuệ Giải Thoát:
"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc tuệ giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, sau khi thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này như vậy được gọi là bậc tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được vị này làm, nhờ không phóng dật; vị ấy không có thể trở thành phóng dật."
(trích Trung Bộ Kinh số 70 - Kinh Kìtàgiri)
__Hiện Tại Lạc Trú:
"Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây một Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh." <-- Chánh Định Thiền Thứ Nhất
"Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây, một Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh." <-- Chánh Định Thiền Thứ Hai
"Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây, một Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy có thể nghĩ "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới của bậc Thánh" <-- Chánh Định Thiền Thứ Ba
"Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh." <-- Chánh Định Thiền Thứ Tư
(trích Trung Bộ Kinh số 8 - Kinh đoạn Giảm)
__Tịch Tịnh Trú:
"Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Vị ấy có thể tự nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh. <-- Vô sắc định thứ nhất
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh. <-- Vô sắc định thứ hai
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh. <-- Vô sắc định thứ ba
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh." <-- Vô sắc định thứ tư
(trích Trung Bộ Kinh số 8 - Kinh đoạn Giảm)
Các Bạn có để ý ở trên Phật nói: "Thân không trải qua chứng đắc các tịch tịnh giải thoát" <-- Tịch tịnh giải thoát này là phương tiện để vào diệt thọ tưởng định (diệt khổ thân) <-- Cái quan trọng là Tuệ giải thoát (diệt khổ tâm) <-- bất động tâm giải thoát mới mà mục đích chính của Phạm Hạnh hướng đến. Chính tâm tham ái dong ruỗi lang thang không định hướng trong ta bà luân hồi này.
Tại sao Phật không nói là "TÂM không trải qua chứng đắc các tịch tịnh".. mà lại nói là "THÂN không trải qua chứng đắc các tịch tịnh".. vậy các Bạn có hiểu ý pháp của Phật không? <-- vì đây là phần dính thêm vào (câu phần) ở sự Giải Thoát <-- muốn thì sau khi đạt giải thoát thì trú vào <-- Trên bước đường tu học để đạt Bất Động Tâm Giải Thoát không cần đến định tịch tịnh trú này chứ không phải là không cần Chánh Thiền Định (Hiện Tại Lạc Trú) như một số Vị nào đó đã nói.
__Thực Hành quán (Niệm Xứ) kiểu gì mà không sanh Chánh Định (7 giác chi)? Thực hành quán kiểu gì mà không sanh ra đời sống Thánh Giới Tuệ (đời sống trắng bạch như vỏ ốc, phóng thoáng như hư không)?
__Trong Đạo Đế diệt khổ tám ngành thì Chánh Niệm <-- chính là đời sống tỉnh giác quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên pháp để chế phục tham ưu thanh lọc tâm ô nhiễm (tham sân si) <-- do Chánh Niệm nên trạng thái Chánh Định sanh khởi <-- Chánh Định này có 4 trạng thái như sau:
Trạng thái Thiền thứ nhất Sơ Chánh Định (ngọn - sơ định) <-- hỷ lạc do ly dục ly bất thiện pháp sanh (hỷ lạc do xả ly 5 triền cái)
Trạng thái Thiền thứ hai Trú chánh định (cành - trú định) <-- hỷ lạc do định sanh (hỷ lạc trong tỉnh giác không tầm không tứ)
Trạng thái Thiền thứ ba Cận chánh định (vỏ - cận định) <-- ly hỷ trú xả (thuần lạc không có hỷ)
Trạng thái Thiền thứ tư Chánh Chánh Định (lõi - chánh định) <-- thuần tịnh trong sáng vô nhiểm (xả lạc xả khổ diệt hỷ và ưu đã cảm thọ trước)
Trạng thái Thiền thứ nhất Sơ Chánh Định (ngọn - sơ định) <-- hỷ lạc do ly dục ly bất thiện pháp sanh (hỷ lạc do xả ly 5 triền cái)
Trạng thái Thiền thứ hai Trú chánh định (cành - trú định) <-- hỷ lạc do định sanh (hỷ lạc trong tỉnh giác không tầm không tứ)
Trạng thái Thiền thứ ba Cận chánh định (vỏ - cận định) <-- ly hỷ trú xả (thuần lạc không có hỷ)
Trạng thái Thiền thứ tư Chánh Chánh Định (lõi - chánh định) <-- thuần tịnh trong sáng vô nhiểm (xả lạc xả khổ diệt hỷ và ưu đã cảm thọ trước)
Kính Tưởng Đức Thế Tôn Gotama - Vị Phật Có Thật Của Nhân Loại
nguồn: FB Đạo Tràng Phật Học
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét