29 thg 12, 2013

Những pháp hành nào để trở thành Đức vua Sakka

Bảy pháp hành là:


1- Ta phụng dưỡng cha mẹ suốt đời.
2- Ta cung kính bậc trưởng lão trong dòng họ và trong thế gian suốt đời.
3- Ta nói lời êm dịu suốt đời.
4- Ta không nói lời đâm thọc, chia rẽ suốt đời.
5- Ta không nên có tâm keo kiệt, bỏn xẻn trong của cải, là tâm ô nhiễm của người tại gia; ta nên có thiện tâm trong sạch, đem của cải bố thí đến người thọ thí đúng theo nhu cầu của họ; ta nên hoan hỉ làm phước bố thí suốt đời.
6- Ta nói lời chân thật suốt đời.
7- Ta không sân hận suốt đời.


Không nhận lời chửi mắng

Đức Thế Tôn thuyết dạy bài kệ rằng:
Này ông Bà la môn!
Người nào diệt tâm sân, không còn nóng giận nữa,
Sống an nhiên tự tại, giải thoát khỏi khổ tâm,
Vì chứng ngộ chân lý, dập tắt mọi phiền não,
Tâm sân hận từ đâu, mà phát sanh lên được?
Người nào hay nổi giận, trả thù kẻ giận mình,
Người ấy thấp hèn hơn, kẻ giận mình gấp bội.
Người không giận trả đũa, với kẻ đã giận mình,
Gọi là người chiến thắng [*], mà người thường khó thắng.
Người nào biết ai giận, có chánh niệm giữ mình,
Dập tắt mọi phiền não, người ấy gọi là người,
Thực hành pháp nhẫn nại, giữ gìn sự lợi ích,
Cho mình và cho người, cả hai đều cùng lợi.
Người giữ gìn lợi ích, cả cho mình lẫn người.
Những người không trí tuệ, không biết rõ thiện pháp.
Hiểu lầm người ấy rằng: "Một hạng người khờ dại".
[*] Chiến thắng được phiền não của mình

Lợi ích của sự diệt sân tâm

Ông Bà la môn Bhāradvāja hỏi Đức Thế Tôn bằng bài kệ rằng:
Bạch Sa môn Goṭama! Người diệt được gì rồi?
Nên ngủ được an lạc. Người diệt được gì rồi?
Không còn sầu não nữa. Sa môn Go-ṭa-ma,
Hài lòng diệt pháp gì? Cho là pháp đệ nhất?


Đức Thế Tôn giải đáp rằng:
Này ông Bà la môn,
Người diệt sân tâm rồi, nên ngủ được an lạc.
Diệt được sân tâm rồi, không còn sầu não nữa.
Này ông Bà la môn! Chư bậc Thánh trong đời,
Thường tán dương, ca tụng, diệt sân tâm nóng nảy,
Có tính chất đặc biệt, gốc độc [*], nhưng ngọn ngọt [*].
Người diệt sân tâm rồi, không còn sầu khổ nữa.
[*] Gốc độc (visamūlassa): nghĩa là sân tâm tạo ác nghiệp cho quả khổ ví như chất độc. Ngọn ngọt (madhuraggassa): nghĩa là chửi rủa, mắng nhiếc, đánh đập trả đũa lại người,… trả thù được rồi cảm thấy thoả mãn ví như ngọn có vị ngọt.

Các pháp để diệt sân tâm

Sáu pháp để diệt sân tâm:
1- Học hiểu rõ đề mục niệm rải tâm từ cho mình và đến tất cả chúng sinh, không phân biệt bạn và kẻ thù. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm.
2- Tiến hành thiền định đề mục niệm rải tâm từ cho mình và đến tất cả chúng sinh, không phân biệt bạn và kẻ thù. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm
3- Quán xét mọi chúng sinh có nghiệp là của riêng mình. Hành giả tự dạy mình rằng: Ta thù hận người ấy, ta có thể phá hoại được mọi thiện pháp của người ấy được hay không? Hay ta chỉ phá hoại mọi thiện pháp của ta mà thôi. Người nào có tâm sân hận phát sanh, giận dữ người khác; người ấy tự làm khổ cả tâm lẫn thân của mình trước, rồi mới làm khổ đến người khác sau; chỉ có thể làm khổ thân người khác, còn có làm khổ tâm người khác được hay không, hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự hiểu biết của họ. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm.
4- Biết quán xét về nghiệp rằng: Người nào tạo thiện nghiệp hoặc ác nghiệp, người ấy sẽ thọ hưởng quả của thiện nghiệp hoặc ác nghiệp; nếu ta tạo ác nghiệp, thì ta phải chịu quả khổ của ác nghiệp ấy. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm.
5- Gần gũi, thân cận với các bậc thầy khả kính để nương nhờ, học hỏi về pháp hành thiền định, đề mục niệm rải tâm từ. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm.
6- Lời nói thuận lợi: nói về pháp hành, đề mục niệm rải tâm từ, quả báu của pháp hành niệm rải tâm từ. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm.

HẠNH PHÚC AN LÀNH - 3
NHẪN NẠI

Tỳ khưu Hộ Pháp Dhammarakkhita

TÍCH ĐẠI ĐỨC PUṆṆA

Trong kinh Puṇṇovādasuṭṭa (Majjhimanikāya, Uparipannāsa, kinh Puṇṇovādasuṭṭa) được tóm lược như sau:

TÍCH ĐẠO SĨ KHANTIVĀDĪ

Này vị quan thừa tướng!
Đức vua nào truyền lệnh,
Chặt hai tay, hai chân,
Cắt hai tai và mũi,
Cầu mong Đức vua ấy
Có tuổi thọ sống lâu,
Bậc trí như bần đạo,
Chẳng hề có tức giận

28 thg 12, 2013

Nhẫn Nại

"Khanṭī ca sovacassaṭā,
Samaṇānañca dassanaṃ.
Kālena dhammasākacchā,
Eṭaṃ maṅgalamuṭṭamaṃ".
(Này tất cả chư thiên, nhân loại,
Có bốn pháp an lành cao thượng:
Một, đức tính nhẫn nại tự nhiên,
Hai, con người dễ dạy hiền lành,
Ba, chiêm ngưỡng các bậc Sa môn,
Bốn, tùy thời đàm luận chánh pháp,
Pháp nào cũng an lành cao thượng).
-- - Khud. Suṭṭanipāṭapāḷi, kinh Maṅgalasuṭṭa.

HẠNH PHÚC AN LÀNH - 3
NHẪN NẠI

Tỳ khưu Hộ Pháp Dhammarakkhita

"Khanṭī paramaṃ ṭapo ṭiṭikkhā…". (Bộ Dhammapadaṭṭhakaṭhā bài kệ thứ 184.)
(Này các con, pháp hạnh nhẫn nại là đức tính cao thượng nhất).
(như trên)
Trong tích Kāḷayakkhinīvaṭṭhu Đức Phật thuyết dạy bài kệ rằng:
"Na hi verena verāni,
Sammaṭīdha kudācanaṃ.
Averena ca sammaṭi,
Esa dhammo sananṭano".

(Dhammpadaṭṭhakaṭhā, kệ thứ 5, tích Kāḷayakkhinīvaṭṭhu)

(Sự thật trong đời này,
Chẳng bao giờ oan trái,
Dập tắt bằng oan trái.
Oan trái dập tắt được,
Bằng sự không oan trái,
Đây thật sự là pháp,
Bậc trí tự ngàn xưa).
Thật vậy, những đồ dơ bẩn không thể rửa sạch bằng thứ nước dơ bẩn, mà chỉ có thể rửa sạch bằng thứ nước trong sạch mà thôi. Cũng như vậy, người ác này chửi rủa, mắng nhiếc, hăm doạ, đánh đập người kia… đã gây oan trái với người kia; nếu người kia lại chửi rủa, mắng nhiếc, hăm doạ, đánh đập trả đũa lại người ác này một cách tàn nhẫn hơn, hòng dập tắt oan trái, thì chẳng những không dập tắt được oan trái, mà còn gây thêm sự oan trái lâu dài, càng chồng chất thêm nhiều nữa.
Sự thật, oan trái không bao giời dập tắt được bằng sự oan trái. Bậc Thiện trí có đức tính nhẫn nại, có tâm từ, tâm không oan trái với tất cả chúng sinh, mới có thể dập tắt được sự oan trái.
(như trên)

Bậc Thiện trí tự thắng phiền não trong tâm của mình rồi, không bị bại trở lại, đó mới thật là chiến thắng vinh quang nhất.
Tự thắng phiền não: tham, sân, si… trong tâm của mình, như Đức Phật dạy cận sự nữ Uṭṭarā bằng bài kệ rằng:
"Akkodhena jine kodhaṃ,
Asādhuṃ sādhunā jine.
Jine kadariyaṃ dānena,
Sacce nāli kavādinaṃ".
(Bộ Dhammapadaṭṭkaṭhà, bài kệ số 223, tích Uṭṭarā upāsikāvaṭṭhu)

(Này, con Uṭ-ṭa-rā!
Thắng được người sân hận,
Bằng tâm không sân hận.
Thắng được người độc ác,
Bằng thiện pháp cao thượng.
Thắng được người keo kiệt,
Bằng phước thiện bố thí.

Thắng được người nói dối,
Bằng lời nói chân thật).
Đó là cách thắng rồi không bị bại trở lại.

(như trên)

HẠNH PHÚC AN LÀNH -NHẪN NẠI (Tk.Hộ Pháp)

Tỳ khưu Hộ Pháp Dhammarakkhita

MỤC LỤC
LỜI NGỎ

NHẪN NẠI
THẾ NÀO GỌI LÀ ĐỨC TÍNH NHẪN NẠI
PHÁP HẠNH NHẪN NẠI BA LA MẬT
TÍCH ĐẠO SĨ KHANTIVĀDĪ
TÍCH ĐẠI ĐỨC PUNNA
ĐỨC NHẪN NẠI KHÔNG GÂY OAN TRÁI
THẮNG RỒI KHÔNG BẠI
PHÁP KHÔNG NHẪN NẠI, PHÁP NHẪN NẠI THUỘC LOẠI TÂM NÀO
LỢI ÍCH CỦA SỰ DIỆT SÂN TÂM
KHÔNG NHẬN LỜI CHỬI MẮNG
BIẾT NHẪN NẠI LÀ THẮNG
NHẪN NẠI ĐƯỢC LỢI ÍCH CAO THƯỢNG
PHÁP HÀNH TRỞ THÀNH ĐỨC VUA SAKKA
SÂN TÂM KHÔNG SANH CHƯA HẲN LÀ NHẪN NẠI
SÂN TÂM KHÔNG SANH DO ĐỨC TÍNH NHẪN NẠI
NHÂN DUYÊN CÓ SẮC ĐẸP
VẤN ĐÁP VỀ ĐỀ TÀI NHẪN NẠI

ĐOẠN KẾT



Những phương pháp nên suy xét hằng ngày


Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có nói: "Thương yêu sanh ra lo, thương yêu sanh ra sợ. Không thương yêu thì không lo, không sợ. Ham muốn sanh ra lo; ham muốn sanh ra sợ. Không ham muốn thì không lo, không sợ".
Mà lo sợ là khổ. Bởi đâu có thương yêu ham muốn? Bởi vô minh.

26 thg 12, 2013

Kệ Bá Nhẫn

Sự nóng giận rất nhiều mãnh lực
Khi phát sanh tích cực vô cùng
Múa men la ó lung tung
Mặt xanh, mắt đỏ, giận run cả người
Ráng dập tắt tánh tình sân hận

Nhịn...

Nhịn nhường nhẫn nhục tấm thân yên
Nhịn sự hơn thua tránh lụy phiền
Nhịn được tranh giành không đấu chiến
Nhịn gieo hoà thuận sống an nhiên
Nhịn cơn bực tức sinh tâm thiện
Nhịn xóa hận thù sánh bụt tiên
Nhịn né lánh xa đời vạn biến
Nhịn ...người đức độ... giải oan khiên. 
LTT
***
“Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục”.

21 thg 12, 2013

Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta

Những câu nói từ một trái tim nhân ái và từ khối óc minh triết của những bậc đại giác:

“Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục”.

Hơi Thở (truyện thiền)


1 thg 12, 2013

Câu chuyện về hai vị thiền sư

Có một vị thiền sư trú trong túp lều tranh ở trên núi, một buổi tối khi đi thiền hành trở về, nhìn thấy một tên trộm đang chiếu cố túp lều tranh của mình nhưng tìm không được vật gì cả. Ngài bèn cởi chiếc áo ngoài đang mặc trên người và đứng ngoài cửa đợi tên trộm ra, vì ngài sợ làm kinh động tên trộm.

Thiền Sư Tiên Nhai và tiểu tăng lãng tử

Lại có câu chuyện khác cũng tương tự. Trong thiền viện của thiền sư Tiên Nhai, có một vị học tăng rất ham chơi, vị này không chịu nổi cái cảnh vắng lặng yên bình của chốn thiền môn. Vào những buổi tối vị tăng sinh này thường ra vách tường sau chùa, đặt một cái ghế để leo qua tường ra bên ngoài chơi.