28 thg 2, 2014

Pháp và phi pháp

33. - Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ phi pháp là pháp, sở hành của những vị ấy, này các Tỷ-kheo, đem lại bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, bất lợi cho đa số, đưa đến bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy tạo điều vô phước, và khiến cho diệu pháp biến mất.

Tâm được tu tập


1. - Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói. Và tâm này bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào. Kẻ phàm phu ít nghe, không như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm kẻ phàm phu ít nghe, không được tu tập.
2. Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói. Và tâm này được gột sạch các cấu uế từ ngoài vào. Bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm bậc Thánh đệ tử nghe nhiều có được tu tập.

Trích từ TĂNG CHI BỘ

9. Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào.
10. Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói và tâm này được gột sạch các cấu uế từ ngoài vào.

TĂNG CHI BỘ, chương 1, phẩm V

Ví như sợi râu của lúa mì

1-10 Tâm Ðặt Sai Hướng v.v...
1. -Ví như, này các Tỷ-kheo, sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch bị đặt sai hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm đổ máu; sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì sợi râu bị đặt sai hướng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với tâm bị đặt sai hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, có thể chứng đạt Niết-bàn; sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì tâm bị đặt sai hướng.
2. Này các Tỷ-kheo, ví như các sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch được đặt đúng hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm cho đổ máu; sự tình này có xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì sợi râu được đặt đúng hướng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với tâm được đặt đúng hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, có thể chứng đạt Niết-bàn; sự tình này có thể xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì tâm được đặt đúng hướng.

Đời sống gia đình đầy những triền phược

"Chư Hiền, thuở xưa, khi tôi chưa xuất gia, tôi còn ngu muội. Tôi được Như Lai, đệ tử Như Lai thuyết pháp. Sau khi nghe pháp. Tôi có lòng tịnh tín đối với Như Lai. Thành tựu được tịnh tín ấy, tôi suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình".

23 thg 2, 2014

Vượt qua cảm thọ để gặt hái những kinh nghiệm nội quán


 Ngày nay, việc thực hành thiền minh sát đang rất hưng thịnh. Những người có kiến thức cho rằng thiền minh sát là đáng tin cậy và bất cứ ai cũng có thể thực hành nó. Rất nhiều người có tâm mong muốn nhưng chưa có cơ hội để tiếp cận với thiền minh sát. Có lẽ họ đang cố gắng học tập một phương pháp đúng đắn để thực hành loại thiền này.

Phải thực hành thiền minh Sát


 Cuộc sống của con người đầy dẫy những điều khó khăn như vấn đề thức ăn, áo quần, chỗ ở, giao tiếp xã hội, quan hệ chính trị… Tuổi sống của con người ở trần gian nếu đem so sánh với tuổi sống ở cõi trời Chư Thiên và Phạm Thiên thì quá ngắn ngủi. Một trăm năm cho một đời người trên thế gian này chỉ bằng 1 giờ 30 phút trên cõi trời của Chư Thiên.

THŪPAVAṂSA & SỬ LIỆU VỀ BẢO THÁP XÁ LỢI ( Tỳ khưu Indacanda)

Nguyên tác Pāli: Vācissaratthera
Lời Việt:  Indacanda Bhikkhu (Trương đình Dũng)
Mục Lục  ……..……...………………………….............i
Lời giới thiệu ……........………………………………....iii

LIÊN QUAN ĐẾN ẤN ĐỘ:
Chương 1: Giảng Giải về Lời Phát Nguyện .....................................5
Chương 2: Giảng Giải về Các Ngôi Bảo Tháp của Chư Phật ...........21
Chương 3: Giảng Giải về Hai Ngôi Bảo Tháp Thờ Búi Tóc và Vải Choàng .................................................................................57
Chương 4: Giảng Giải về Mười Ngôi Bảo Tháp ..............................65
Chương 5: Giảng Giải về sự Lưu Trữ các Xá Lợi ..........................111
Chương 6: Giảng Giải về Tám Mươi Bốn Ngàn Ngôi Bảo Tháp .....119

LIÊN QUAN ĐẾN TÍCH LAN:
Chương 7: Giảng Giải về Tu Viện Bảo Tháp (Thūpārāma) ............143
Chương 8: Giảng Giải về Sự Ngự Đến của Cội Bồ Đề ...................181
Chương 9 :Giảng Giải về Các Ngôi Bảo Tháp ở Mỗi Do-Tuần ......191
Chương 10: Giảng Giải về các Đức Vua Kế Vị nhằm Giải Thích Sự Việc ................................................................................195
Chương 11: Giảng Giải về Ngôi Bảo Tháp ở Mahiyaṅgana .............197
Chương 12: Giảng Giải về Tu Viện Maricavaṭṭi ..............................211
Chương 13: Giảng Giải về Sự Nhận Được Vật Liệu Xây Dựng Ngôi Bảo Tháp ................................................................................233
Chương 14: Giảng Giải về Sự Khởi Công Xây Ngôi Bảo Tháp ........253
Chương 15: Giảng Giải và Mô Tả Hình Thức của Căn Phòng Thờ Xá Lợi .................................................................................269
Chương 16: Giảng Giải về Việc Tôn Trí Xá Lợi .............................315
Chương 17: Giảng Giải về Ngôi Đại Bảo Điện ................................347
Phần Kết Thúc. …………………………………….…..367


21 thg 2, 2014

Ăn đúng cách sẽ mang lại phước báu


  •  Chú ý đến những hành động của mình khi đang ăn là ăn trong thiền minh sát.
  •   Khi đang ăn trong chánh niệm, bạn có thể trở thành một A-La-Hán

10 thg 2, 2014

Gương Lành Thánh Ðại Ca Diếp

Tác giả: HELLMUTH KECKER
Diễn dịch: Nguyễn Ðiều (1992)

Mục lục

Lời nói đầu
Phật ngôn (Pháp Cú)


[01] Một con người thanh tịnh
[02] Mỹ Hạnh (Bhaddà Kàpilànì)
[03] Những tiền kiếp của Kassapa và của Baddhà Kàpilàni
[04] Ca Diếp gặp Phật
[05] Duyên phần của Ðại Ca Diếp
[06] Ðối xử với Thiên chúng
[07] Nhân duyên với đệ tử và đồng đạo
[08] Vai trò của Ca Diếp sau khi Phật nhập Niết bàn
[09] Những di ngôn của Ðại Ca Diếp
Thơ tưởng niệm Ðại Ca Diếp

Sách: http://www.budsas.org/uni/u-mahacadiep/cadiep-00.htm 

Kinh Chánh tri kiến (Sammàditthi sutta)


Kinh Chánh tri kiến
(Sammàditthi sutta)

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo".--"Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:

Kinh Sa-môn quả (Sàmannaphala sutta)


Kinh Sa-môn quả
(Sàmannaphala sutta)

1. Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá) nơi vườn xoài của Jìvaka (Kỳ-bà) Komàrabhacca, cùng với đại chúng Tỷ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị. Lúc bấy giờ Ajàtasattu (A-xà-

5 thg 2, 2014

Luận giải Kinh Sa Môn Quả ( trích dẫn)

Evaṃ mahato anatthāya saṃvattati yathayidaṃ, bhikkhave, pamādo”.
“Này các Tỳ-khưu,về phương diện nội phần, Ta không thấy một pháp nào mang đến bất lợi như vậy, này các Tỳ-khưu như phóng dật”().

4 thg 2, 2014

Lễ Uposatha

70.- Các Lễ Uposatha
Như vầy tôi nghe.

Kinh Hạt Muối

ví như có người bỏ nắm muối vào trong một chén nước nhỏ, nước trong chén ấy vì nắm muối trở thành mặn và không uống được. Nhưng có người bỏ nắm muối vào nước sông Hằng, khối nước ấy rất lớn không vì nắm muối này mà trở thành mặn và không uống được.