11 thg 8, 2013

Các loại tâm sở phụ hợp với tâm thức thiện và bất thiện

Các tâm sở (cetasikas) thường có mặt nơi tâm thức thiện hay bất thiện, phụ trợ và phối hợp với tâm thức, tạo nên một trạng thái tâm lý, được xếp loại như sau:

1.- Phassa = Xúc, sự tiếp xúc của đối tượng với tâm thức;
2.- Vedana = Thọ, cảm giác sơ khởi;

3.- Sanna = Tri giác, cảm giác có nhận thức;
4.- Cetana = Ý hành, ý định sẽ đưa đến hành động;
5.- Ekaggata = Định, tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhứt
6.- Jivitindriya = Mạng căn, sức sống điều hợp mọi hoạt động;
7.- Manasikara = Chú tâm, sự chú ý đến;
8.- Vitakka = Tác ý, sự móng tâm, làm khởi ý;
9.- Vicara = Nhiếp ý, sự thủ ý, bám sát vào một ý;
10.- Adhimokkha = Quyết ý, sự quyết định làm hay chẳng làm;
11.- Viriya = Nỗ lực, sự cố gắng;
12.- Piti = Toại ý sự thoả ý vui mừng;
13.- Chanda = Ý chí, sự quyết tâm, quyết chí.
Các loại tâm sở nêu trên đều phối hợp với tâm thức thiện và cả với tâm thức bất thiện.





(1) Tâm sở Xúc (Phassa)
khởi lên khi có sự tiếp giao giữa tâm thức và đối tượng của tâm thức.


(2) Tâm sở Thọ (Vedana)

Tâm sở thọ, hay cảm thọ (vedana cetasika) có nghiã là đang thọ nhận các cảm giác từ các sự vật làm đối tượng cho các giác quan (hay cho các căn)


Năm loại cảm thọ.

Tâm sở thọ (vedana) được phân biệt ra làm năm loại:
(1).- sukha, sướng thích về thể chất;
(2).- dukkha, đau đớn về thể xác;
(3).- somanassa, lạc thú về tinh thần;
(4).- domanassa, thống khổ về tinh thần;
(5).- upekkha, xả thọ, cảm giác trung hoà, chẳng sướng thích, mà cũng chẳng khổ đau.


(3) Tâm sở Tri giác (Sanna)

  • đánh dấu hay ghi nhận
  • Tâm sở tri giác (sanna) khác với tâm sở trí huệ) . Sự nhận thức của tâm sở trí huệ chỉ liên quan đến những gì đúng đắn, chơn chánh; trong khi đó thì tâm sở tri giác ghi nhận cả đúng và sai.   
 (4) Tâm sở ý hành (Cetana)
  • Tâm sở ý hành (Cetana) có nhiệm vụ điều hợp tâm thức (citta) và các tâm sở (cetasikas) khác khi chúng cùng một lúc khởi lên bên trong tâm.
  • Đức Phật đã rõ ràng qui trách cho tâm sở ý hành, khi Ngài nói: "Cetanaham bhikkhave kammam vadami."
    "Nầy các tỳ-kheo, ta tuyên bố ý hành (cetana) chính là Nghiệp (Kamma)".

     
5) Tâm sở Định (Ekaggata)
  • Định (Ekaggata) là tình trạng bình thản và chẳng xao động, của tâm thức. Tâm trạng nầy còn được gọi là Tam-ma-đề (Samadhi), có nghiã là, sự tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhứt. Khi hướng về các sự vật, chính nhờ vào tâm sở định mà tâm thức ta mới có thể trụ lại hay dừng lại lâu, trên một đối tượng, trong một thời gian dài. 
(6) Tâm sở Mạng căn (Jivitindriya).  


7) Tâm sở Chú tâm (Manasikara).

(8) Tâm sở Tác ý (Vitakka).

Tác ý (Vitakka) là khởi lên sự suy nghĩ hay hoạch định về sự việc gì.
Có ba hình thức xấu ác của tâm sở tác ý:  
(1)Dục lạc tác ý (Kama vitakka), nghĩ về các thú vui thể xác; 

(2)Hiểm độc tác ý (Byapada vitakka), nghĩ về sự độc ác, hiềm ghét;

 (3) Ác hại tác ý (Vihimsa vitakka) nghĩ về sự làm hại, hành hạ kẻ khác. 

Lại có ba hình thức thiện lành của tâm sở tác ý: 
(1) Xả kỷ tác ý (Nekkhamma vitakka, nghĩ về sự từ bỏ, sự khước từ, sự quên mình; 
(2) Từ mẫn tác ý (Abyapada vitakka), nghĩ về lòng nhơn từ, thương hại kẻ khác; 
(3)Bi mẫn tác ý (Avihimsa vitakka), nghĩ về lòng cứu giúp kẻ hoạn nạn.

 
9) Tâm sở Nhiếp ý (Vicara).
Nhiếp ý (Vicara) là sự bám sát vào đối tượng chẳng hề buông lơi.

 
(10) Tâm sở Quyết ý (Adhimokkha).

(11) Tâm sở Nỗ lực (Viriya). 
  • Nỗ lực (Viriya) là cố công, gắng sức. Một người cần cù nỗ lực thì bền tâm gắng chí ra sức chịu khó khăn, theo đuổi đến kỳ cùng cho tới ngày đạt được các mục tiêu của mình mới thôi. 
  • Ngài bảo: "Vayametheva puriso. Na nibbindeyya pandita.Có nghiã là: "Con người chơn thật phải luôn luôn cần mẫn. Bực hiền giả chẳng bao giờ lười nhác."
  • Chúng ta hãy ghi nhớ lời Phật dạy: "Viriyavato kim nama kammam na sijjhati." "Với một người biết nỗ lực, chẳng có điều gì mà chẳng thể thực hiện được."
 (12) Tâm sở Toại ý (Piti).
(13) Tâm sở Ý chí (Chanda). 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét