12 thg 7, 2013

Ẩn sĩ và đôi giày đế đơn cùng dù lá

Tâu Ðại vương, khi một người bảo: "Hãy cho tôi thứ ấy ...," người ấy phải rơi nước mắt và kẻ từ chối: "Tôi không có thứ ấy" thì về phần mình, kẻ ấy cũng phải khóc. Nếu khi tôi xin mà ngài từ chối, tôi sợ rằng người ta có thể thấy chúng ta hoà lẫn nước mắt. Ðó là lý do khiến tôi xin được kín đáo hỏi.

~~\*/~~\*/~~\*/~~\*/~~\*/~~\*/~~\*/ \*/~~\*/~~\*/~~\*/~~\*/~~

- Này các Tỷ-kheo, có phải các ông sống ở đây bằng cách gây phiền hà khi xin đồ vật và khất thực chăng?
Khi họ đạp "vâng", Ngài quở trách họ và bảo:
- Các bậc hiền trí ngày xưa, khi được vua ban cho họ thứ mà họ thích, dù họ muốn xin đôi giày đế đơn, và vì sợ vi phạm bản tính tinh tế cẩn trọng của họ, nên trước mọi người, họ không dám nói một lời, mà chỉ nói riêng thôi.
Rồi Ngài kể cho họ một chuyện đời xưa.

 

~~\*/~~\*/~~\*/~~\*/~~\*/~~\*/~~\*/ \*/~~\*/~~\*/~~\*/~~\*/~~

"Nếu vua từ chối lời thỉnh cầu của ta thì tình bạn giữa vua và ta sẽ chấm dứt. Vậy ta không nên hỏi xin vua thứ gì cả".

~~\*/~~\*/~~\*/~~\*/~~\*/~~\*/~~\*/ \*/~~\*/~~\*/~~\*/~~\*/~~


323. Chuyện Vua Brahmadatta (Tiền thân Brahmadatta)


Như thế này là đúng tính chất...,
Chuyện này do bậc Ðạo Sư kể khi Ngài trú tại đền thờ Aggàlava, gần Àlavi, về các điều lệ phải giữ trong việc xây tinh xá.
Câu chuyện khởi đầu đã được kể trước đây, trong số 253. Tiền thân Manikantha. Nhưng ở bậc Ðạo Sư dạy:
- Này các Tỷ-kheo, có phải các ông sống ở đây bằng cách gây phiền hà khi xin đồ vật và khất thực chăng?
Khi họ đạp "vâng", Ngài quở trách họ và bảo:
- Các bậc hiền trí ngày xưa, khi được vua ban cho họ thứ mà họ thích, dù họ muốn xin đôi giày đế đơn, và vì sợ vi phạm bản tính tinh tế cẩn trọng của họ, nên trước mọi người, họ không dám nói một lời, mà chỉ nói riêng thôi.
Rồi Ngài kể cho họ một chuyện đời xưa.





*
Ngày xưa, trong vương quốc Kampillaka, khi một vị vua xứ Pãncàla trị vì trong kinh thành ở phía bắc Pãncàla, Bồ-tát sinh ra trong một gia đình Bà-la-môn, tại một thị trấn nọ. Khi lớn lên, ngài tiếp thu kiến thức về các học nghệ tại Takkasilã. Sau đó ngài thọ giới luật của một ẩn sĩ và trú trong vùng Tuyết Sơn. Ngài sống ở đó một thời gian lâu và sống bằng cách lượm nhặt trái, củ rừng.
Rồi khi lai vãng các nơi có người ở để kiếm muối và giấm, ngài đến phía bắc Pãncàla và trú trong vườn cây của nhà vua. Ngày hôm sau, ngài vào thành khất thực và đến cổng nhà vua. Vua rất hài lòng về cử chỉ thái độ của ngài nên mời ngài ngồi trên bệ và dâng ngài các thức ăn xứng với vị vua. Vua long trọng hứa kết thân với ngài và giao cho ngài một chỗ ở trong khu rừng vườn ấy.
Ngài ở mãi trong ngôi nhà vua và khi mùa mưa chấm dứt, muốn trở lại vùng Tuyết Sơn, ngài tự nghĩ: "Nếu ta lên đường, ta cần có một đôi giầy đế đơn và một cái dù lá. Ta hỏi xin đức vua các thứ ấy".
Một hôm, ngài đến vườn cây và thấy vua đang ngồi đó, ngài chào vua và định hỏi xin vua giày và dù. Nhưng ngài lại nghĩ: "Khi một người xin người khác và nói: Hãy cho tôi thứ ấy, thứ ấy...., thì người ấy muốn khóc lên được và khi người kia từ chối và nói: Tôi không có thứ ấy ..., thì phần mình cũng muốn khóc lên được". Và để cho mọi người khỏi phải thấy ngài hoặc vua khóc, ngài nghĩ: "Cả hai chúng ta sẽ yên ổn khóc ở một nơi kín đáo". Vì thế ngài nói:
- Tâu Ðại vương, tôi muốn nói chuyện riêng với ngài.
Các cận thần của vua nghe thế liền bỏ đi. Nhưng Bồ-tát lại nghĩ: "Nếu vua từ chối lời thỉnh cầu của ta thì tình bạn giữa vua và ta sẽ chấm dứt. Vậy ta không nên hỏi xin vua thứ gì cả".
Hôm ấy, vì không dám nêu vấn đề, ngài bảo:
- Tâu Ðại vương, xin ngài hãy đi, để tôi xem lại chuyện này đã.
Hôm khác, khi vua vào vườn cây, cũng như trước, Bồ-tát nói thế này rồi thế kia và không thể bày tỏ lời thỉnh cầu của mình được. Và cứ thế, mười hai năm trôi qua.
Bấy giờ, vua tự nghĩ: "Vị giáo sĩ này bảo: Tôi muốn nói riêng, và khi các quan bỏ đi, ngài lại không có can đảm nói. Ngài mong muốn như thế đã mười hai năm qua. Ta nghĩ rằng sau mười hai năm sống đời tu hành lâu như thế, ngài đang tiếc nhớ cuộc đời này. Ngài muốn hưởng lạc thú và khao khát quyền cao. Nhưng vì không thể bày tỏ ra được tiếng "vương quốc" nên người đành giữ im lặng. Hôm nay, từ vương quốc của ta trở xuống, hễ ngài muốn gì, ta đều trao cho cả.
Thế là vua vào vườn cây, chào Bồ-tát và ngồi xuống, Bồ-tát xin được nói riêng với vua và khi các cận thần ra đi, ngài lại không thể nói ra lời nào. Vua bảo:
- Ðã mười hai năm nay, ngài cứ xin nói chuyện riêng với ta, thế mà khi có cơ hội thuận tiện, ngài lại không thể thốt lên được một lời, ta thuận cho ngài mọi thứ, từ vương quốc của ta trở xuống. Ngài chớ có e ngại, cứ hỏi xin thứ gì mà ngài thích đi!
- Tâu Ðại vương, - Bồ-tát nói - Ngài có vui lòng cho tôi cái mà tôi thích chăng?
- Vâng thưa Tôn giả, vui lòng.
- Tâu Ðại vương, khi tôi lên đường ra đi, tôi cần có một đôi giày đế đơn và một cái dù lá.
- Ngài ơi, thế mà suốt mười hai năm qua, ngài đã không thể nào hỏi xin một điều quá nhỏ nhặt như thế được ư?
- Tâu Ðại vương, thế đấy ạ.
- Tại sao ngài lại làm như thế chứ?
- Tâu Ðại vương, khi một người bảo: "Hãy cho tôi thứ ấy ...," người ấy phải rơi nước mắt và kẻ từ chối: "Tôi khômg có thứ ấy" thì về phần mình, kẻ ấy cũng phải khóc. Nếu khi tôi xin mà ngài từ chối, tôi sợ rằng người ta có thể thấy chúng ta hoà lẫn nước mắt. Ðó là lý do khiến tôi xin được kín đáo hỏi.
Thế rồi ngài mở đầu bằng cách đọc ba bài kệ:


Như thế này đúng là tính chất,
Của lời xin, kính bạch Ðại vương,
Nó luôn luôn vẫn sẽ mang
Hoặc lời từ chối, hoặc phần tặng trao.

Tâu chúa công, kẻ nào thỉnh nguyện,
Nước mắt kia đã muốn trào ra;
Còn người từ chối lời kia
Cũng là khó giữ đầm đìa lệ rơi.

Tôi sợ rằng mọi người thấy được
Chúng ta đây nhỏ nước mắt suông
Nêu điều tôi hỏi xin mang
Bên ngài thầm kín, tôi cần rỉ tai.
Vua rất đẹp lòng vì sự biểu lộ lòng kính trọng kia ở phần Bồ-tát. Ngài ban tặng ân huệ cho Bồ-tát và đọc bài kệ thứ tư:
Ta tặng ngài một bầy bò đỏ,
Gồm ngàn con, thêm có người chăn
Lời ngài cao quí muôn vàn,
Phần ta xúc cảm rộng lòng phát ban.
Nhưng Bồ-tát bảo: - Tâu Ðại vương, tôi không muốn những thú vui vật chất. Hãy cho tôi thứ tôi xin mà thôi. Rồi ngài mang đôi giày đế đơn, cầm chiếc dù lá và khích lệ vua nhiệt tâm trong đạo, giữ giới luật và tuân hành ngày trai tịnh. Thế rồi dù vua nài nỉ ngài ở lại, ngài vẫn ra đi vào dãy Tuyết Sơn, ở đây ngài phát huy các Thắng trí và các Thiền chứng, sau đó tái sinh vào cõi Phạm thiên.

*
Bậc Ðạo Sư chấm dứt bài thuyết giảng và nhận diện Tiền thân:
- Bấy giờ, Ànanda là vị vua ấy; còn ta là ẩn sĩ nọ.



Kinh Tiểu Bộ
Tập VI:  Chuyện Tiền Thân Đức Phật (III)
Chương IV
323. Chuyện Vua Brahmadatta (Tiền thân Brahmadatta)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét